Đồng New Zealand giảm giá do những yếu tố nội tại kém tích cực

Đồng New Zealand giảm giá do những yếu tố nội tại kém tích cực

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

18:30 03/04/2024

NZD tiếp tục giảm nhẹ so với các cặp tiền tệ chính, tiếp nối xu hướng của những tuần trước khi các yếu tố nội tại kém tích cực tiếp tục gây sức nặng lên đồng tiền này.

Những phát ngôn gần đây của Thống đốc RBNZ Adrian Orr cũng không mang lại sự hỗ trợ đáng kể nào cho đồng Kiwi, mặc dù RBNZ dự kiến duy trì lãi suất ở mức tương đối cao. Trong bài phát biểu hôm thứ Ba, ông Orr tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống lại lạm phát cao.

Thông thường, lãi suất cao hơn sẽ giúp giá trị đồng tiền của một quốc gia tăng lên vì thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, lần này có vẻ New Zealand là một ngoại lệ. Có thể điều này là do lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng yếu sau khi nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái kỹ thuật trong quý 4 năm 2023.

Những con số kém tích cực và thế khó của RBNZ

Số liệu mới nhất từ Statistics New Zealand cho thấy nền kinh tế New Zealand giảm 0.1% trong quý 4 năm 2023, sau mức giảm 0.3% trong quý 3. Đồng thời, lạm phát toàn phần vẫn ở mức tương đối cao là 4.7% trong cùng kỳ báo cáo, mặc dù đã giảm so với mức 5.6% được ghi nhận trong quý 3.

Thông thường, tăng trưởng yếu sẽ đòi hỏi lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, RBNZ lại không thể cắt giảm lãi suất do lạm phát quá cao. Bên cạnh đó, tình trạng giá cả tăng cao một phần là do các vấn đề về cơ cấu như thị trường lao động eo hẹp, dẫn đến việc lạm phát tiền lương vẫn ở mức cao.

Trong bài phát biểu hôm thứ Ba, Thống đốc Orr cho biết RBNZ vẫn “tập trung cao độ vào nhiệm vụ kiểm soát lạm phát”. Ông nói thêm: "Hiện tại, chúng tôi đang ở một vị thế tốt hơn nhiều, nơi hầu hết các NHTW cho rằng New Zealand đã trở lại đỉnh lạm phát, nhưng rõ ràng là vẫn chưa."

Phân tích kỹ thuật

NZD/USD đang trong sóng cuối cùng, tức sóng C của một mô hình đo lường ba sóng giảm (Measured Move). Mô hình này được tạo thành từ ba sóng, thường được ký hiệu là A, B, C. Điểm kết thúc của sóng C có thể tính toán được vì nó thường có cùng chiều dài hoặc bằng tỷ lệ Fibonacci 0.618 của sóng A. Theo đó, sóng C vẫn cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành mô hình.

Giả sử giá diễn biến đúng như mô hình, NZD/USD có khả năng giảm xuống mức 0.5847, tương ứng với điểm kết thúc sóng C, đồng thời bằng với tỷ lệ Fibonacci 0.618 của sóng A, ở mức 0.5988.

Tuy nhiên, có một điểm lưu ý là chỉ báo RSI đã giảm xuống vùng quá bán hôm thứ Hai và sau đó tăng trở lại vào thứ Ba. Việc đảo chiều thoát khỏi vùng quá bán là một tín hiệu mua và có thể buộc phe bán phải hành động do khả năng xảy ra một sự điều chỉnh. Do đó, NZD/USD hoàn toàn có thể có một nhịp tăng nhẹ trước tiếp tục trở về với xu hướng giảm chủ đạo, hướng tới điểm kết thúc sóng C như đã nêu trên.

NZD/USD trên khung 1D

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nguy cơ "lạm phát đình đốn" hiện hữu, nhà đầu tư ráo riết đi tìm nơi trú ẩn. USD mạnh lên, EUR/USD mất mốc 1.0700
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Nguy cơ "lạm phát đình đốn" hiện hữu, nhà đầu tư ráo riết đi tìm nơi trú ẩn. USD mạnh lên, EUR/USD mất mốc 1.0700

EUR/USD đã giảm xuống dưới mức 1.0670 vào hôm qua do mức tăng lương bất ngờ ở Mỹ làm hồi sinh lo ngại về lạm phát dai dẳng. Điều này làm giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất và khiến các nhà đầu tư tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn và gia tăng sức mạnh cho đồng USD.
Vàng thủng mốc $2,300/ounce!
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Vàng thủng mốc $2,300/ounce!

Giá vàng mất mốc $2,300 vào tối qua khi dữ liệu từ Mỹ cho thấy chi phí lao động đang tăng, do đó đẩy áp lực lạm phát đi lên. Hệ quả là, Fed sẽ cần kiên nhẫn hơn trong việc hạ lãi suất, như Chủ tịch Fed Jerome Powell đã tuyên bố hai tuần trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ