Đồng Dollar vẫn sẽ giữ vững “vương miện” của mình trên thị trường tài chính thế giới

Đồng Dollar vẫn sẽ giữ vững “vương miện” của mình trên thị trường tài chính thế giới

Nguyễn Long Hà

Nguyễn Long Hà

Junior Analyst

19:05 23/04/2022

Dù nhiều quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa tài sản khỏi đồng đô la, thực tế cho thấy rằng sự thống trị của đồng tiền này trong giao dịch và thương mại sẽ vẫn được duy trì.

Giống như những cánh én quay về Capistrano hàng năm vào ngày 19 tháng 3, trong tình hình kinh tế và chính trị thế giới hiện tại, những người bi quan với tương lai của đồng đô la lại xuất hiện. Các biện pháp trừng phạt Nga ở thời điểm hiện tại chủ yếu nhằm mục đích ngăn cản quốc gia này tiếp cận với các đồng ngoại tệ, đặc biệt là đồng đô la, vốn thống trị thương mại và đầu tư toàn cầu. Do đó, các quốc gia muốn đề phòng để không bị rơi vào hoàn cảnh tương tự sẽ phải tìm cách đa dạng hóa khỏi đồng tiền của Mỹ. Đó quả thật là một logic đúng đắn, nhưng trên thực tế, không thể từ bỏ hoàn toàn đồng đô la và nó sẽ vẫn là đồng tiền thống trị trong giao dịch và thương mại toàn cầu.

Các ngân hàng trung ương đã và đang đa dạng hóa nguồn dự trữ của họ và điều đó sẽ tiếp tục. Tỷ trọng của đồng đô la trong dự trữ ngoại hối đã giảm từ 71% vào năm 2000 xuống còn 59% trong quý 3 năm 2021. Nhưng con số này vẫn cao gấp ba lần so với đồng euro, đồng tiền đứng thứ hai trong bảng xếp hạng. Một phần tư dự trữ đô la cũ chảy vào đồng nhân dân tệ. Phần còn lại chuyển sang các nền kinh tế nhỏ hơn như Úc, Canada, Singapore, Hàn Quốc và Thụy Điển.

Ngoại trừ Trung Quốc, các nền kinh tế này đều đã tham gia vào các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Rất khó để hình dung những xung đột địa chính trị trong tương lai liên quan đến sự chia rẽ nghiêm trọng giữa các đồng minh này. Với quy mô nền kinh tế của họ, việc chuyển dự trữ sang đồng loonie, won hoặc krona không có khả năng giải quyết các biện pháp trừng phạt tài chính. Dù sao, trong trường hợp khẩn cấp, tất cả các loại tiền tệ này cuối cùng đều được bảo vệ bởi các hạn mức hoán đổi đô la Mỹ.

Trung Quốc đã không chính thức tham gia vào các lệnh trừng phạt, khiến một số người cho rằng đồng Nhân dân tệ có thể là một giải pháp để tránh né sự vũ khí hóa tài chính của Mỹ. Nhưng chỉ vì Trung Quốc không áp đặt các biện pháp trừng phạt trong trường hợp này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không áp đặt với những nước khác - ví dụ như Lithuania. Trong khi đồng nhân dân tệ chỉ chiếm chưa đến 3% dự trữ ngoại hối toàn cầu, một số người coi cuộc xâm lược của Nga là cơ hội để gia tăng tỉ lệ này. Chuyên gia tài chính Zoltan Pozsar của Credit Suisse cho rằng Trung Quốc có thể mua hàng hóa giá rẻ của Nga và triển khai chúng cùng với hàng hóa Trung Quốc để tạo ra một hệ thống tài chính toàn cầu xoay quanh đồng Nhân dân tệ được hỗ trợ bởi hàng hóa.

Ngay cả khi Trung Quốc muốn làm điều này, vẫn có những trở ngại lớn. Một số ngân hàng Trung Quốc đã hạn chế tài trợ cho các mặt hàng của Nga do lo ngại các lệnh trừng phạt thứ cấp. Sẽ rất khó cho Trung Quốc và Nga nếu chỉ giao dịch bằng đồng rúp và đồng nhân dân tệ. Không thể chuyển đổi tiền tệ của Trung Quốc ở bên ngoài quốc gia. Và Trung Quốc sẽ làm gì với đồng rúp? Trước chiến tranh, phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc được tính bằng đô la và euro.

Cuối cùng, làm cách nào Trung Quốc tìm được tiền để mua hàng hóa của Nga hàng loạt? Trung Quốc có thể bán tài sản nắm giữ của Kho bạc, nhưng điều này sẽ làm xói mòn giá trị của khoản nợ Mỹ còn lại của Trung Quốc. Ngoài ra, họ có thể in tiền, nhưng điều này sẽ tạo ra lạm phát vào thời điểm Đảng Cộng sản đang cố gắng ổn định tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, Trung Quốc tỏ ra không mấy quan tâm đến việc từ bỏ quản lý vi mô của nền kinh tế bằng cách gắn đồng tiền của mình vào những mặt hàng mà họ không thể kiểm soát. Bản vị vàng thất bại là có lý do. Việc gắn một đồng tiền vào một loại hàng hóa giống như trói một tay của các Ngân hàng Trung ương trong việc hỗ trợ tăng trưởng hoặc kiểm soát lạm phát.

Việc đồng Nhân dân tệ làm tiền tệ dự trữ toàn cầu cũng sẽ yêu cầu khả năng chuyển đổi tự do và một tài khoản vốn linh hoạt. Khi Trung Quốc cố gắng cân bằng các mục tiêu dài hạn như ổn định tài chính, thịnh vượng chung và biến đổi khí hậu với tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, họ sẽ khó có khả năng từ bỏ quyền kiểm soát đối với hệ thống tài chính và tài khoản vốn.

Ngược lại, Trung Quốc dường như có một cam kết lâu dài với đồng đô la, bán trái phiếu đồng bạc xanh trong 5 năm. Khi làm như vậy, chính phủ Trung Quốc đang tạo ra một thị trường trái phiếu đô la ở nước ngoài với các kỳ hạn khác nhau để giúp các công ty Trung Quốc vay bằng đô la dễ dàng hơn.

Nếu không có đồng tiền pháp định hoặc tiền tệ do chính phủ phát hành nào có thể soán ngôi đồng đô la, vậy còn đồng tiền kỹ thuật số thì sao? Nói chung, thị trường tiền điện tử có vốn hóa khoảng 2 tỷ đô la ngày hôm nay - và ai biết được là bao nhiêu vào ngày mai. Đó chỉ bằng hơn 15% dự trữ ngoại hối toàn cầu. Ví tiền kỹ thuật số rất cồng kềnh và vẫn không thể được sử dụng để mua hàng tạp hóa hoặc trả thuế, chứ đừng nói đến mua một chiếc xe chở đầy dầu. Trong khi đó, Stable coin (những đồng tiền kĩ thuật số được neo giá trị với tiền pháp định) thực sự có thể hỗ trợ cho Đô la Mỹ. Theo Bloomberg, có hơn một chục Stable coin với giá trị vốn hóa thị trường đáng kể liên quan đến đồng bạc xanh. Sự phát triển của chúng chỉ thúc đẩy nhu cầu về đô la.

Như Pozsar nói, “Các đế chế sụp đổ và trỗi dậy. Tiền tệ giảm và tăng. Các cuộc chiến có kẻ thắng người thua. Điều đó đúng. Và trong một thế giới đa cực, cuối cùng chúng ta có thể nói về các lựa chọn bên cạnh đồng đô la. Nhưng chúng sẽ không thay thế nó”.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ