Dollar tiếp tục nhịp giảm khi các trader xem nhẹ khả năng Fed thắt chặt chính sách

Dollar tiếp tục nhịp giảm khi các trader xem nhẹ khả năng Fed thắt chặt chính sách

08:53 21/05/2021

Đồng Dollar đã giảm xuống mức thấp vào thứ Sáu và hướng tới một tuần giảm tiếp theo, khi mối quan ngại ban đầu của các trader về khả năng thắt chặt chính sách trong biên bản cuộc họp của Fed đã dần giảm bớt - khi thực tế, dường như còn khá lâu nữa Fed mới thực hiện điều này - trong khi sự phục hồi sau đại dịch đã thúc đẩy các loại tiền tệ khác.

Dollar tiếp tục nhịp giảm khi các trader xem nhẹ khả năng Fed thắt chặt chính sách
Dollar tiếp tục nhịp giảm khi các trader xem nhẹ khả năng Fed thắt chặt chính sách

Vào thứ Tư, biên bản cuộc họp tháng 4 của Fed đã lưu ý một số thành viên ủy ban cho rằng nếu nền kinh tế tiếp tục được cải thiện, tại các cuộc họp sắp tới, Fed có thể nên "bắt đầu thảo luận về kế hoạch điều chỉnh tốc độ mua tài sản".

Tuy nhiên, sau khi bật khỏi mức đáy 4 tháng khi việc đề cập đến chính sách cắt giảm gây ra lo ngại về việc tăng lãi suất sớm, EUR/USD đã sớm giảm trở lại, đạt mức 1.2225 và một lần nữa kiểm tra mức hỗ trợ chính quanh ngưỡng 1.2345.

Chỉ số DXY hiện ở mức 89.795 - chỉ cao hơn ít so với mức đáy trong ba tháng là 89.686 - đạt được trước khi biên bản của Fed được công bố. Chỉ số đo lường đồng bạc xanh so với sáu loại tiền tệ chính, đã giảm khoảng 0.6% trong tuần cho đến nay.

So với đồng Yên, đồng dollar đã ổn định ở phiên châu Á vào thứ Sáu tại mức 108.84, sau khi giảm khoảng 0.5% trong tuần. Thị trường tiền điện tử cũng đã hồi phục, với giá Bitcoin hiện đang ở mức 41,171 USD- tăng hơn 37% so với mức thấp hôm thứ Tư.

Các nhà phân tích của ANZ cho biết: “Đã hơn 24 giờ kể từ khi thị trường trở nên hoảng mang trước viễn cảnh Fed của Mỹ cắt giảm việc mua tài sản của mình, nhưng có vẻ tâm trạng thị trường đã ổn định hơn vào hôm nay” "Điều này có vẻ hợp lý - vì dường như khá khó để Fed thực sự hành động vào thời điểm này."

Một cuộc thảo luận trong tương lai về việc cắt giảm quy mô mua trái phiếu đã được phản ánh trong việc định giá trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ và trên thị trường tiền tệ sau khi trái phiếu chính phủ bị bán tháo mạnh mẽ trong suốt tháng 2 và tháng 3, hạn chế đà tăng của đồng dollar. 

Lợi suất chuẩn trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống 1.6340% qua đêm và được giao dịch trong khoảng từ 1.5% đến 1.7% trong hai tháng, sau khi tăng hơn 80 bps trong quý đầu tiên của năm 2021. Lãi suất của Fed sẽ tăng vào tháng 1/2023. 

Chiến lược gia Kit Juckes của Societe Generale cho biết: “Dollar đã đang và sẽ tiếp tục giảm"

"Chừng nào Fed còn nói về việc cắt giảm, lợi suất trái phiếu Kho bạc vẫn sẽ giao dịch trong phạm vi hẹp của chúng và dollar sẽ tiếp tục giảm, mặc dù với tốc độ không lớn."

Các loại tiền tệ chính khác chưa có biến động bất ngờ và vẫn chờ đợi dữ liệu doanh số bán lẻ ở Úc và số liệu Chỉ số nhà quản lý mua hàng trên toàn châu Âu.

Đồng dollar Úc và New Zealan - đồng tiền đã đạt gần mức cao nhất trong nhiều năm nhờ sự thúc đẩy của giá hàng hóa cao và sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, dường như đang dần ổn định trong ngày cuối tuần

Đồng Kiwi và dollar Úc hiện được giao dịch lần lượt tại 0.7198 và 0.7773.

Đồng bảng Anh đang ở gần mức cao nhất kể từ năm 2018 nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn dự kiến. Các nhà phân tích cho biết số liệu doanh số bán lẻ, cũng như chỉ số PMI của tháng 5 vào cuối ngày thứ Sáu có thể thúc đẩy đồng tiền này tăng thêm nữa. Sterling hiện đang được giao dịch ổn định ở mức 1.4185.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản

TPCP Mỹ giảm sau khi một quan chức Fed nhấn mạnh rằng dữ liệu kinh tế gần đây của Hoa Kỳ có thể khiến số đợt hạ lãi suất trong năm nay bị cắt giảm. Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, chịu áp lực từ thị trường Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ