Đô la Mỹ chuẩn bị trải qua một cú sập lịch sử ?

Đô la Mỹ chuẩn bị trải qua một cú sập lịch sử ?

10:11 15/06/2020

Đồng đô la Mỹ đang đối mặt với một thách thứ lớn chưa từng có, khi vị thế "siêu đặc quyền" đang liên tục bị thách thức bởi nhiều yếu tố bủa vây. Năm 2020 có phải là mốc thời gian chấm dứt chuỗi thống trị toàn cầu của đồng bạc xanh?

Thời đại “siêu đặc quyền” của đồng đô la Mỹ với vai trò là đồng tiền dự trữ chính của thế giới đang đi đến hồi kết. Cụm từ “siêu đặc quyền” này xuất phát từ Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Valery Giscard d’Estaing từ thập niên 60, diễn tả việc USD được sử dụng khắp trên toàn thế giới, hỗ trợ mức sống quá đỗi xa hoa của người dân Hoa Kỳ. Trong vòng gần 60 năm qua, thế giới tiếp tục phàn nàn về vấn đề này, nhưng không ai đứng ra giải quyết nó. Nhưng có lẽ, những ngày đó đã kết thúc.

Do những tác động tiêu cực của đại dịch Covid–19, chuẩn mực mức sống tại Mỹ đang chịu những áp lực chưa từng thấy. Đồng thời, thế giới đang có những nghi ngờ về giả định từng được chấp nhận rộng rãi của chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ. Tiền tệ tạo ra trạng thái cân bằng giữa 2 lực lượng – một bên là nền tảng kinh tế trong nước, một bên là nhận thức của nước ngoài về điểm mạnh và điểm yếu của quốc gia. Sự mất cân bằng đang diễn ra, kéo theo sự sụp đổ của đồng đô la Mỹ.

Nguồn cơn của sự mất cân bằng này đến từ sự thiếu hụt sâu sắc trong tiết kiệm nội địa ở Mỹ trước đại dịch. Trong quý đầu tiên của năm 2020, tiết kiệm ròng quốc gia, bao gồm tiết kiệm (đã điều chỉnh theo khấu hao) của các hộ gia đình, doanh nghiệp và khu vực chính phủ, đã giảm xuống còn 1.4% trên thu nhập quốc gia. Đây là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2011, và chỉ bằng 1/5 so với mức trung bình 7% từ năm 1960 đến năm 2005.

Thiếu hụt tiết kiệm trong nước, cùng với đó là mong muốn đầu tư phát triển, Mỹ đã tận dụng triệt để vị thế đồng tiền dự trữ quốc tế của đồng đô la Mỹ và đã làm được những điều không tưởng. Nhưng mọi thứ đều có cái giá của nó. Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tài khoản vãng lai của Mỹ đã bị thâm hụt – thước đo lớn nhất về thương mại, vì tài khoản này bao gồm cả đầu tư, kể từ năm 1982.

Covid–19, cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế mà nó đã gây ra, đang đẩy sự căng thẳng giữa tài khoản tiết kiệm và tài khoản vãng lai lên tới đỉnh điểm. Thủ phạm ở đây chính là sự bùng nổ thâm hụt ngân sách quốc gia. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, thâm hụt ngân sách liên bang có khả năng tăng vọt tới mức kỷ lục chiếm 17.9% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2020, trước khi giảm xuống mức 9.8% vào năm 2021.

Một phần đáng kể của kích thích tài khóa ban đầu nhằm hỗ trợ những lao động thất nghiệp đang rơi vào tình cảnh hoảng loạn tại Mỹ. Điều đó có xu hướng cải thiện một số áp lực trước mắt đối với tiết kiệm quốc gia nói chung. Tuy nhiên, dữ liệu hàng tháng của Bộ Tài chính cho thấy sự gia tăng trong thâm hụt của liên bang đã vượt xa các khoản tiết kiệm cá nhân, với thâm hụt tháng 4 đã gấp 5 lần so với thiếu hụt trong cả quý đầu tiên, lớn hơn 50% so với mức tăng trong tiết kiệm cá nhân.

Nói cách khác, áp lực giảm đang ngày càng tăng lên nếu nhìn vào mức tiết kiệm nội địa (vốn đã giảm mạnh). Khi so với tình trạng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khi mà tiết kiệm trong nước âm ròng, trung bình -1.8% thu nhập quốc dân từ quý 3 năm 2008 đến quý 2 năm 2010, thì một mức giảm mạnh hơn có khả năng chạm đến khu vực âm, thậm chí giảm sâu hơn đến vùng từ -5% đến -10%.

Và đó sẽ là lúc đồng đô la phát huy tác dụng. Hiện tại, đồng bạc xanh rất mạnh, hưởng lợi từ nhu cầu trú ẩn điển hình trong thời kỳ khủng hoảng. So với các đồng tiền quan trọng khác, đô la Mỹ đã tăng gần 7% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 trong điều kiện điều chỉnh lạm phát và trọng số thương mại, tăng hơn 33% so với mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2011, theo dữ liệu của Bank for International Settlements.

Nhưng sự sụp đổ sắp tới trong tiết kiệm cá nhân sẽ làm gia tăng sự thâm hụt trong tài khoản vãng lai, có khả năng vượt xa mức kỷ lục trước đó là -6.3% GDP vào năm 2005. Dù là đồng tiền dự trữ, sẽ không ai dự trữ đô la trong trường hợp này. Câu hỏi quan trọng là điều gì sẽ châm ngòi cho sự suy giảm?

Câu trả lời có thể đến từ chính quyền của tổng thống Trump. Các chính sách bảo hộ thương mại, việc rút chân khỏi vị thế “kiến trúc sư trưởng” của quá trình toàn cầu hóa thông qua những vấn đề như Thỏa thuận Paris về Khí hậu, Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, Tổ chức Y tế Thế giới và các liên minh truyền thống Bắc Đại Tây Dương, những xử lý sai lầm trong đại dịch Covid–19, cùng với sự hỗn loạn xã hội tiềm tàng từ cuối thập niên 60s, tất cả những điều kể trên là cho thấy vị thế lãnh đạo toàn cầu của đất nước Hoa Kỳ đang ngày một suy yếu.

Khi nền kinh tế bắt đầu ổn định sau khủng hoảng, trong cuối năm nay hoặc đầu năm 2021, đồng đô la Mỹ sẽ suy yếu ngay khi các khoản tiết kiệm trong nước lao dốc. Đô la Mỹ có thể dễ dàng kiểm tra lại mức thấp nhất tháng 7 năm 2011, sụt giảm tới 35% trên trọng số thương mại, đã điều chỉnh theo lạm phát.

Sự sụp đổ của đồng đô la sẽ gây ra 3 hệ lụy chính: (1) lạm phát, một bước đệm ngắn hạn chống lại giảm phát, nhưng sẽ (2) đi kèm với phục hồi yếu ớt hậu Covid, và (3) điều này dẫn đến một lý do khác để lo lắng là sự khởi đầu của hiện tượng đình lạm – sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế yếu và lạm phát gia tăng sẽ tàn phá thị trường tài chính.

Hơn nữa, sự gia tăng trong sự thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ của thâm hụt thương mại Mỹ. Áp lực bảo hộ đối với sự thiếu hụt đa phương với 102 quốc gia – cụ thể là sự mất cân bằng song phương với Trung Quốc – sẽ có tác dụng ngược và chuyển hướng thương mại sang các quốc gia sản xuất khác với chi phí cao hơn, sẽ tạo áp lực thuế lên người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Cuối cùng, trước một Hoa Kỳ đã tiêu tốn thời gian để cho việc tách rời quan hệ tài chính đối với Trung Quốc, ai sẽ đứng ra tài trợ thâm hụt tiết kiệm cho một đất nước đã mất đi “siêu đặc quyền”? Và liệu lãi suất có còn là yếu tố quyết định nguồn vốn tài trợ ?

Như Covid–19 và tình trạng bất ổn xã hội, sự sụp đổ của đồng đô la toàn năng sẽ lột trần bản chất thật sự của quốc gia lãnh đạo kinh tế toàn cầu, đó là một nền kinh tế Mỹ thiếu hụt tiết kiệm. “Siêu đặc quyền” là cần phải giành lấy, chứ không phải một thứ nghiễm nhiên có được.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử

Tuần trước, Bitcoin đóng cửa tuần trong sắc đỏ khi những lo ngại về lạm phát đình trệ gia tăng ở Mỹ. Trong một diễn biến khác, Consensys đã kiện SEC, Venezuela đã chọn USDT để thanh toán dầu nhằm tránh các biện pháp trừng phạt và chính quyền Hoa Kỳ đã bắt giữ những người đồng sáng lập một dịch vụ trộn tiền điện tử. Tuần này chúng ta tìm hiểu xung quanh việc thị phần đang giảm của Tether, dòng tiền chảy ra khỏi ETH gia tăng, mô hình giao dịch phái sinh tại APAC và các stablecoin đang được thế chấp với EUR.
Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".

Chip và chất bán dẫn đang được chú ý hơn bao giờ hết trong bối cảnh kỉnh tế hiện này. Hoa Kỳ đã chi hơn một nửa khoản tiền hỗ trợ mở rộng sản xuất chip theo chương trình Chip Act để trở nên linh hoạt hơn với các cú sốc nguồn cung. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ