Điểm danh 4 xu hướng kinh tế vĩ mô đang ảnh hưởng tới bạn dưới đây

Điểm danh 4 xu hướng kinh tế vĩ mô đang ảnh hưởng tới bạn dưới đây

Thảo Nguyên

Thảo Nguyên

Junior Analyst

23:47 06/09/2023

Các Ngân hàng Trung ương và các nhà hoạch định chính sách ngoài đối mặt với thách thức về lạm phát còn phải thích nghi với những thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế toàn cầu.

Tại Hội nghị Jackson Hole tuần vừa rồi, hầu hết Thống đốc Ngân hàng Trung ương đều nhận thấy rủi ro tăng đáng kể đối với lạm phát. Sự thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế toàn cầu khiến các nhà hoạch định chính sách không yên tâm về triển vọng lạm phát tiếp tục giảm bớt. Hiện nay có 04 sự thay đổi quan trọng đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu.

#1: Đầu tiên và quan trọng nhất là việc điều chỉnh chính sách từ hạ nhiệt lạm phát sang kiểm soát lạm phát. Tốc độ tăng giá đã chậm lại đáng kể ở Mỹ và dịu bớt ở Châu Âu. Tuy nhiên, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang - Jay Powell và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) - Christine Lagarde vẫn duy trì quan điểm thận trọng.

Biểu đồ 1: Lạm phát đã chậm lại nhưng vẫn cần được kiểm soát

Nguồn: LSEG

Sức mạnh của người tiêu dùng Mỹ đã làm giới chuyên gia bất ngờ và có khả năng khiến lạm phát duy trì ở mức cao trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang ở gần mức thấp nhất trong lịch sử. Fed chi nhánh Atlanta ước tính tốc độ tăng trưởng GDP quý III (số liệu chuẩn hóa theo năm) là 6%. Tuy nhiều, khả năng con số này không đúng, quả thực nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng quá nóng và cần hạ nhiệt. Hoạt động kinh doanh ở châu Âu đang khá ảm đạm. Giá cả và tiền lương vẫn đi lên nhanh chóng, làm dấy lên rủi ro về tình trạng lạm phát đình trệ kéo dài.

Cả 2 nền kinh tế lớn này cần thời gian để thích ứng với lạm phát ở mức thấp và tạo ra tốc độ tăng trưởng bền vững. Để làm được điều này, các nhà hoạch định chính sách sẽ cần tăng lãi suất lên cao hơn, sau đó duy trì trong lâu hơn cho đến khi chắc chắn rằng áp lực lạm phát đã tiêu biến.

#2: Tuy nhiên, rất khó để đánh giá chính xác thời điểm rủi ro lạm phát giảm dần vì sự thay đổi quan trọng thứ hai trong nền kinh tế toàn cầu là nguồn cung ngày càng khó nắm bắt.

Biểu đồ 2: Xu hướng cung lao động biến động khác nhau giữa các quốc gia

Nguồn: OECD

Thời mà các nhà hoạch định chính sách có thể hiểu áp lực lạm phát dựa trên các chỉ số về nhu cầu tốt nhất hiện có và so sánh với tốc độ tăng trưởng bền vững không đổi hàng năm đã qua từ lâu. Đại dịch và khủng hoảng năng lượng trong 3 năm qua đã khiến các phân tích trở nên vô nghĩa.

Thay vào đó, phân tích kinh tế giờ đây còn phải dựa trên nhiều yếu tố khác như thay đổi nguồn cung, việc phong tỏa, giãn cách do đại dịch, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, xung đột về nguồn cung năng lượng sau cuộc chiến tranh Nga - Ukraine. Các xu hướng trong thị trường lao động cũng rất khó đánh giá.

Năm 2021, Mỹ chứng kiến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nhóm dân số độ tuổi 15-64 (nhóm tuổi lao động vàng) sụt giảm, nhưng gần đây con số này đã phục hồi nhanh chóng. Pháp cũng chứng kiến sự cải thiện rõ rệt của nguồn cung lao động, nhưng không phải nước nào cũng may mắn như vậy. Dữ liệu cho thấy không ít người Anh vẫn ngần ngại hoặc không đủ khả năng quay lại thị trường lao động.

Biểu đồ 3: Thâm hụt ngân sách Mỹ gấp đôi cùng kỳ năm ngoái

Nguồn: CBO

Ngân hàng Anh đang phải đối mặt với sự đánh đổi khó khăn nhất, phải giải quyết các vấn đề về nguồn cung, từ sự thiếu hụt đầu tư kinh doanh dai dẳng kể từ cuộc Trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016, tình trạng ốm đau dài hạn của nhân viên gia tăng mạnh và khủng hoảng năng lượng. Ngân hàng không thể khắc phục những vấn đề này bằng chính sách tiền tệ, nhưng cần đảm bảo nhu cầu được cắt giảm đủ để ép lạm phát mạnh hơn. Điều đó sẽ cần một chút can đảm.

#3: Nếu BoE gặp phải vấn đề cấp bách nhất là nguồn cung hạn chế, thì sự thay đổi thứ ba phải kể để liên quan đến tài chính công. Fed phải giải quyết việc Chính trị Hoa Kỳ không sẵn sàng kiềm chế ngân sách của mình.

Biểu đồ 4: Ấn Độ sớm cạnh tranh với Trung Quốc trên con đường đóng góp vào tăng trưởng toàn cầu.

Nguồn: IMF, FT

Mười tháng sau năm tài chính gần nhất, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ tính toán thâm hụt ngân sách liên bang cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Các khoản thu bằng tiền mặt giảm 10%, trong khi GDP danh nghĩa tăng khoảng 7% so với năm tài chính trước. So với thập kỷ trước, nền kinh tế Mỹ chuyển chính sách tài khóa tương đối chặt chẽ sang chính sách tài khóa lỏng lẻo và chính sách tiền tệ lỏng lẻo chuyển sang thắt chặt. Các quốc gia châu Âu phải đối mặt với những thách thức về quốc phòng, nhân khẩu học và khí hậu giống nhau, khiến cho sự thay đổi tương tự có khả năng lan rộng.

#4: Nhìn rộng hơn, sự thay đổi thứ tư là triển vọng nền kinh tế Ấn Độ. Trong nhiều năm, Trung Quốc cùng với các quốc gia có thu nhập cao đã chiếm ưu thế trong nền kinh tế toàn cầu vì quốc gia này sản xuất lượng hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới và nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm.

Biểu đồ 5: Dự báo tăng trưởng toàn cầu trung hạn của IMF liên tục bị điều chỉnh giảm kể từ 2008-09

Nguồn: IMF

Giai đoạn đó đang dần kết thúc. Nếu đo lường theo tỷ giá hối đoái ngang bằng sức mua, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc vẫn lớn hơn gấp đôi so với Ấn Độ. Tuy nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại nhanh chóng. Theo tờ FT, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc về dân số và sẽ sớm qua mặt người hàng xóm cả về mức đóng góp cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Điều này có thể xảy ra ngay trong nửa sau năm 2023 và nhiều khả năng sẽ thành điều bình thường vào thập niên 2030.

New Delhi hướng tới vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng về đóng góp cho tăng trưởng toàn cầu. Ấn Độ là một ngoại lệ với tốc độ mở rộng nhanh chóng. Ở những nơi khác, tăng trưởng năng suất đã chậm lại, các quốc gia đang dựng lên các rào cản thương mại và thúc đẩy khả năng phục hồi về hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại.

Trước khủng hoảng tài chính 2008, nền kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng bền vững ở mức 4% mỗi năm. Tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng 3,5% trong những năm 2010. Giờ đây 3% có vẻ là giới hạn cao nhất. Về vấn đề môi trường, tốc độ tăng trưởng chậm lại có thể giúp giảm lượng khí thải carbon nhưng điều này chắc chắn sẽ không giúp ích cho nỗ lực giải quyết căng thẳng địa chính trị.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nguyên nhân cho sự suy yếu gần đây của đồng Yên
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nguyên nhân cho sự suy yếu gần đây của đồng Yên

Kể từ khi Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) thoát khỏi chính sách lãi suất âm vào ngày 18/3, đồng Yên (JPY) tiếp tục bị bán tháo và chạm mức 160 so với đồng đô la Mỹ (USD) trong phiên giao dịch ngày 29/4 trước khi phục hồi mạnh mẽ trong ngắn hạn khi BoJ được cho rằng là đã sự can thiệp. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp ý kiến của Erik Norland, giám đốc điều hành kiêm kinh tế trưởng của CME xoay quanh nguyên nhân khiến đồng JPY tiếp tục suy yếu mặc cho việc BoJ đã chấm dứt lãi suất âm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ