Đi tìm lời giải đáp cho diễn biến giá vàng trong thời gian qua

Đi tìm lời giải đáp cho diễn biến giá vàng trong thời gian qua

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

16:22 08/09/2020

Vàng từ lâu vẫn được xem là nơi trú ẩn an toàn trong những giai đoạn khủng hoảng, do vậy không quá bất ngờ khi thị trường chứng kiến dòng tiền đổ vào kim loại này trong giai đoạn vừa qua

Giá vàng đã chứng kiến mức biến động rất lớn trong giai đoạn vừa qua. Trên thị trường quốc tế, giá vàng đã tăng hơn 25% trong 7 tháng đầu năm 2020. Còn tại Ấn Độ, kim loại quý này đã tăng tới 40% trong giai đoạn trên. Giá vàng đã tăng vượt trội so với các loại tài sản chính khác. Một điều thú vị đó là trong khi giá vàng tăng mạnh chưa có tiền lệ, hai quốc gia tiêu thụ truyền thống chính của vàng là Ấn Độ và Trung Quốc lại vẫn đang đứng ngoài cuộc.

Tuy nhiên, đà tăng trong mơ của vàng đã dừng lại trong vài ngày trở lại đây. Giá vàng thế giới trong thời gian vừa qua đã có tuần giảm tới 4.5%. Trên sàn giao dịch hàng hóa của Ấn Độ (MCX), giá hợp đồng tương lai vàng tháng 10/2020 đã giảm 5% trong giai đoạn tương tự. Mức biến động mạnh về cả 2 chiều của giá vàng dấy lên một vài câu hỏi quan trọng. Tại sao giá vàng lại tăng mạnh giữa đại dịch Covid-19? Nguyên nhân nào có thể gây nên sự sụt giảm vừa qua? Và cuối cùng, nếu những quốc gia tiêu thụ vàng chủ yếu không mua vào, nhu cầu tăng lên đã đến từ đâu?

Biểu đồ diễn biến giá vàng kể từ đầu năm 2020. Nguồn: World Gold Council

Trên lý thuyết, nhu cầu đối với vàng có thể tới từ 2 cấu phần. Thứ nhất đó là nhu cầu đối với đồ trang sức chủ yếu từ các nước Châu Á nói chung, cụ thể là Ấn Độ và Trung Quốc. Thứ hai đó là nhu cầu đầu tư. Trong suốt lịch sử, vàng thường được sử dụng để chống lại lạm phát và phòng ngừa rủi ro đối với biến động của tiền tệ. Các kim loại quý, như vàng, do đó có thể coi như là một loại tiền tệ với mức độ hấp dẫn tùy thuộc vào biến động của đồng đô-la. Những kim loại quý này sẽ được coi như một loại tài sản riêng biệt và hấp dẫn trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính. Từ góc độ này, hãy cùng xem xét xu hướng biến động chính của 2 loại tài sản cạnh tranh chính với vàng, cổ phiếu và trái phiếu.

Đầu tiên, với việc dịch bệnh Covid-19 gây ra những khoản chi phí kinh tế khổng lồ, và NHTW các nước phát triển bắt đầu thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, lãi suất toàn cầu theo đó sụt giảm mạnh. Một báo cáo của Bloomberg vào tháng 7/2020 chỉ ra rằng các khoản nợ toàn cầu với mức lợi suất âm đã đạt mức gần 15 nghìn tỷ USD. Lợi suất TPCP được dự báo sẽ duy trì ở mức thấp ít nhất trong vòng 1 năm tới.

Thứ hai, thị trường chứng khoán toàn cầu đã chịu ảnh hưởng tiêu cực khi dịch Covid-19 bùng phát ra toàn cầu. Vào tháng 3/2020, chỉ số S&P 500 của Mỹ đã chứng kiến mức sụt giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008.

Bởi vậy, các nhà đầu tư kỳ cựu và những nhà quản lý quỹ đã thấy rằng trong giai đoạn đại dịch, các tài sản truyền thống (trái phiếu và cổ phiếu) trở nên quá rủi ro và tìm kiếm một nơi khác để phòng ngừa rủi ro thua lỗ từ thị trường. Do vàng vốn được xem như là nơi trú ẩn an toàn trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, không hề bất ngờ khi thị trường toàn cầu chứng kiến dòng tiền lớn đổ vào tài sản này.

Liệu giai đoạn thăng hoa của vàng đã chấm dứt? Nếu như vàng đã có đà tăng trong mơ cho tới tháng 7, tại sao nó lại sụt giảm trong thời gian vừa qua? 3 lý do khả dĩ có thể đó là: (i) thị trường chứng khoán toàn cầu đã bật tăng trở lại kể từ tháng 3 nhờ biện pháp bơm thanh khoản khổng lồ của các NHTW, (ii) Đồng USD mạnh trở lại, và (iii) động thái chốt lời bởi các quỹ vàng. Không quá ngạc nhiên khi với việc Nga vừa thông báo thử nghiệm thành công vắc-xin Covid-19, thị trường có thể đang dần cảm nhận được ánh sáng từ phía cuối đường hầm. Xu hướng giảm này có thể đã được đẩy mạnh bởi một loạt các công ty dược phẩm cũng tuyên bố vắc-xin sẽ sẵn sàng trong 6 tháng tới. Do đó, các nhà đầu tư có thể đã bắt đầu chốt lời vàng và đầu tư trở lại vào thị trường chứng khoán. Một nghịch lý đối với trường hợp của Ấn Độ, khi giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 8/2020, và NHTW Ấn Độ (RBI) tăng hạn mức cho vay vàng khu vực phi nông nghiệp lên tới 90% giá trị (từ mức 75%), giá vàng sau dó đã giảm hơn 10% sau động thái này.

Vậy ai đang mua vàng? Lý do chính cho đà tăng bất thường của giá vàng kể từ tháng 3 đó là các nhà đầu tư dài hạn tìm cách phân tán rủi ro và bắt đầu đổ tiền vào các quỹ ETFs vàng và Trái phiếu vàng của chính phủ. Cho tới tháng 7/2020, quy mô ròng tiền đổ vào các quỹ ETFs vàng đã chạm mức 40 tỷ USD. Những người mua vàng truyền thống, các nhà đầu tư nhỏ lẻ và người mua trang sức không có tiền để mua vàng thời điểm này. Các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, và quản lý của các quỹ cá nhân siêu lớn mới là những người đang có sự quan tâm rất lớn đối với vàng.

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ