Đi tìm kẻ thắng người thua trong năm 2022

Đi tìm kẻ thắng người thua trong năm 2022

Trần Minh Khoa

Trần Minh Khoa

Junior Analyst

23:23 26/12/2022

Năm 2022 vừa rồi đã cho thấy rất những ảnh hưởng khác nhau lên các nền kinh tế, có rất nhiều bên đã phải hững chịu và cũng có rất nhiều nước đã có thể thở phào. Vậy thì quốc gia nào đã làm tốt nhất và tệ nhất về mặt kinh tế trong năm vừa rồi?

Về mặt tài chính thì năm vừa rồi đã là một năm khá tồi tệ đối với hầu hết mọi người. Các hộ gia đình thì đã phải chấp nhận rằng thu nhập thực tế của họ đã giảm trước áp lực lạm phát 10%. Các nhà đầu tư thì cũng đã phải chịu tác động nặng nề khi thị trường chứng khoán toàn cầu đã sụt giảm 20%. Tuy nhiên, một mặt bằng nhìn chung đang rất tiêu cực đã che giấu đi một sự thật: vẫn có những quốc gia đã làm khá tốt trong quãng thời gian vừa rồi.

Tạp chí The Economist đã tổng hợp dữ liệu về năm chỉ số kinh tế và tài chính mấu chốt - GDP, lạm phát, độ rộng lạm phát, hoạt động của thị trường chứng khoán và nợ chính phủ - của 34 quốc gia khác nhau (chủ yếu là các nước đã phát triển). Các quốc gia này đã được đánh giá và xếp hạng theo năm yêu tố trên. Và kết quả đã cho thấy lên một số những bất ngờ.

Bảng xếp hạng về nền kinh tế của 34 quốc gia do tạp chí The Economist đánh giá.

Đã từ rất lâu rồi, ta mới có cơ hội chứng kiến một “bữa tiệc kinh tế” mà lại diễn ra ở khu vực Địa Trung Hải. Trong bữa tiệc này, quốc gia được ăn mừng lớn nhất chính là Hy Lạp, khi nước này đã đứng đầu trên bảng xếp hạng. Những quốc gia khác, tuy với chiều sâu kinh tế giảm mạnh vào đầu những năm 2010, như là Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha, thì vẫn được xếp hạng ở một vị trí khá cao. Thế nhưng, đó không phải là những bất ngờ thú vị duy nhất. Bất chấp những hỗn loạn liên quan đến chính trị, nền kinh tế của Israel vẫn đã được đánh giá rất cao trong năm qua. Trái lại, cho dù đã rất ổn định về mặt chính trị nhưng Đức lại là quốc gia rất kém hiệu quả về mặt kinh tế. Ngoài ra, hai quốc gia ở vùng Baltic là Estonia và Latvia, mà đã từng được khen ngợi trong những năm 2010 nhờ những cải cách nhanh chóng, thì giờ đây lại đang đứng ở dưới đáy của bảng xếp hạng.

Thứ nhất, GDP đã luôn là thước đo tốt nhất về sức khỏe kinh tế. Na Uy (được hỗ trợ bởi giá dầu cao) và Thổ Nhĩ Kỳ (nhờ sự bùng nổ thương mại với Nga, do đã không có những biện pháp trừng phạt lên nước này) đã thu về một kết quả GDP tốt hơn các nước khác. Ngoài ra, những dư tàn do đại dịch COVID-19 để lại cũng là rất lớn. Chính vì các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt cũng như ngành du lịch sa sút mà phần lớn miền nam châu u đã rơi vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng vào 1 năm trước. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn với khu vực này trong năm tới. Lượng khách du lịch thăm quan quần đảo Balearics gần đây đã tăng trở lại, vượt quá mức trước đại dịch. Ngoài ra, những quan sát thức tế cũng cho thấy được rằng hòn đảo Ibiza cũng đã trở nên rất sầm uất trở lại.

Ireland có lẽ đã có một năm khá thành công, mặc dù điều đó đã không được thể hiện rõ thông qua chỉ số GDP. Lí do là vì sự hoạt động của các công ty đa quốc gia lớn, những công ty đăng ký hoạt động ở nước này vì mục đích thuế, mà đã làm sai lệch các số liệu trong nhiều năm trở lại đây. Ngược lại, số liệu GDP của Mỹ đang yếu quá mức, khi mà trong những quý gần đây, các nhà thống kê đã phải vật lộn để xử lý tác động của các gói kích thích khổng lồ.

Biện pháp thứ hai để đánh giá nền kinh tế của các nước là so sánh sự thay đổi của mức giá chung kể từ cuối năm 2021. Ngoài những quốc gia mà đã trở thành tâm điểm của sự chú ý do mức lạm phát kỉ lục, một số đã có cơ hội chứng kiến một mức lạm phát thấp trong năm vừa rồi. Ví dụ như là Thụy Sĩ, nơi mà mức giá tiêu dùng chỉ tăng có 3%. Ngân hàng trung ương của nước này, được hỗ trợ bởi một đồng tiền mạnh, đã phản ứng rất nhanh chóng với việc giá cả tăng vào đầu năm nay. Các quốc gia có nguồn năng lượng không phải đến từ Nga - chẳng hạn như Tây Ban Nha (với phần lớn lượng khí đốt đến từ Algeria) - cũng đã làm tốt hơn mức trung bình. Trái lại, những nước mà đã phải phụ thuộc vào ông Putin cho nguồn nhiên liệu đã thực sự phải hứng chịu. Ở Latvia, giá tiêu dùng trung bình đã tăng khoảng 20%.

Ngoài ra, biện pháp thứ ba để đo lường sức khoẻ của nền kinh tế thì cũng có liên quan đến lạm phát. Biện pháp này được thực hiện qua việc xem xét tỷ lệ phần trăm các mặt hàng trong rổ lạm phát của mỗi quốc gia, những nơi mà giá cả đã tăng hơn 2% trong năm qua. Qua đó sẽ có thể cung cấp những dấu hiệu về mức độ lạm phát cố thủ, cũng như gợi ý về khả năng lạm phát sẽ có thể được kiềm chế ra sao trong năm tới. Một số quốc gia với mức lạm phát cao cũng có thể có một độ rộng lạm phát tương đối nhỏ (lạm phát dễ có thể được kiềm chế). Ví dụ như ở Ý, giá tiêu dùng trung bình đã tăng 11% trong năm nay, nhưng chỉ có 2/3 của rổ lạm phát của nước này là nằm trên mục tiêu. Lạm phát của Nhật Bản nhìn trông cũng có vẻ rất lạc quan khi chúng cũng có vẻ như sẽ biến mất. Nước Anh đang gặp nhiều rắc rối hơn do giá của mọi danh mục trong giỏ của nước này đều đang đang tăng nhanh.

Tuy nhiên, ý thức về sự thịnh vượng kinh tế của mọi người không chỉ đến từ giá cả trong các cửa hàng. Họ cũng xem xét giá trị của các quỹ lương hưu và danh mục đầu tư chứng khoán. Ở một số quốc gia, đây là một năm tồi tệ đối với các loại hình đầu tư này. Giá cổ phiếu ở cả Đức và Hàn Quốc đều đã giảm gần 20% vào năm 2022, gấp đôi mức giảm của Mỹ. Thị trường chứng khoán Thụy Điển thì thậm chí còn tệ hơn. Tuy nhiên, có một vài ngoại lệ. Thị trường chứng khoán của Na Uy đã tăng trong năm vừa rồi. Nước Anh cũng đã đón nhận những tin vui về thị trường trứng khoán. Việc đồng bảng Anh giảm là một lí do cho sự thịnh vượng của thị trường trứng khoán nước này, khi đồng tiền này giảm đã làm tăng giá trị doanh số bán ra nước ngoài.

Biện pháp cuối cùng đo đạc sự thay đổi trong nợ ròng của chính phủ theo phần trăm của GDP. Trong ngắn hạn, các bộ trưởng có thể khắc phục các rạn nứt kinh tế bằng cách tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra nhiều nợ hơn và do đó sẽ cần đến những biện pháp thắt chặt tài khoá trong tương lai. Một số chính phủ đã chi tiêu quá mức khi chi phí sinh hoạt được siết chặt. Ví dụ như là việc Đức đã phân bổ các quỹ trị giá khoảng 7% GDP để hỗ trợ chi phí năng lượng cao ngất ngưởng, nghĩa là tỷ lệ nợ trên GDP của nước này đã tăng lên rất nhiều. Các quốc gia khác thì cũng đã phải cắt giảm chi tiêu, nhằm điều chỉnh lại con tàu tài chính của mình. Được hỗ trợ bởi lạm phát cao, nợ công ở các nước Nam u dường như đang trên đà giảm xuống.

Vậy liệu khoảng cách giữa người chiến thắng và kẻ thua cuộc của năm 2022 có còn tồn tại vào năm 2023?

Chẳng bao lâu nữa, tăng trưởng kinh tế của Nam Âu (nơi đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dân số già đi nhanh chóng và nợ nần chồng chất) chắc chắn sẽ quay trở lại mức kém xuất sắc như trước. Mặt khác, đã có những dấu hiệu tràn đầy hy vọng rằng ở các quốc gia như Mỹ và Anh, lạm phát cao cuối cùng cũng có thể được hạ nhiệt, và điều này sẽ giúp những nước này tăng thứ hạng.

Tuy nhiên khi nhìn sự việc theo một chiều hướng khác, sự khác biệt có thể vẫn sẽ tồn tại, đặc biệt là khi nói đến những quốc gia đang phải phụ thuộc vào ông Putin cho nguồn năng lượng. Tuy nhiên, nhiều nước đã xoay sở để bổ sung khí đốt tự nhiên dự trữ trước khi mùa đông bắt đầu - tất nhiên là với một cái giá rất cao. Với phần lớn nguồn cung hiện nay đã bị cắt giảm, năm tới hứa hẹn sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ