Dầu thô tăng vọt sau khi Iran kêu gọi lệnh cấm vận đối với Israel

Dầu thô tăng vọt sau khi Iran kêu gọi lệnh cấm vận đối với Israel

Bùi Hải Đăng

Bùi Hải Đăng

Junior Analyst

22:00 18/10/2023

Những diễn biến ở Gaza trong 24 giờ qua đã làm chệch hướng các nỗ lực ngoại giao nhằm ổn định căng thẳng ở Trung Đông. Giá dầu bật tăng sau khi Iran kêu gọi cấm vận dầu mỏ đối với Israel

OPEC làm ngơ trước các vấn đ chính trị - Tái khẳng định trách nhiệm đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu

Dầu mỏ là một thị trường phức tạp và thường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các sự kiện địa chính trị và chính sách kinh tế. Những diễn biến gần đây ở Trung Đông đã chứng minh điều này một lần nữa. Một trong những diễn biến đó là căng thẳng leo thang giữa Iran và Israel, được thể hiện bởi lời kêu gọi của Iran về việc áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Israel trước vụ ném bom vào bệnh viện tại Gaza.

Iran là một nước đóng vai trò quan trọng trong thị trường dầu mỏ toàn cầu nhờ sở hữu trữ lượng dầu lớn và vị trí chiến lược quan trọng. Lời kêu gọi của nước này về việc áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Israel có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường do nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt. Trong khi đó, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC đã cam kết giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày (bpd) cho đến cuối năm 2024 đồng thời Ả Rập Saudi và Nga đã đồng ý cắt giảm thêm 1.3 triệu bpd cho đến cuối năm nay.

Nếu lệnh cấm vận được thực hiện sẽ ảnh hưởng đến giá dầu toàn cầu. Trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, lệnh cấm vận do các nước Ả Rập thành viên của OPEC đã khiến giá dầu tăng gấp bốn lần. Tuy nhiên, lệnh cấm vận đối với Israel dường như có mục tiêu rõ ràng hơn so với lệnh cấm vận năm 1973, khi lệnh cấm vận năm 1973 bao gồm cả Hoa Kỳ, Canada, Anh, Nhật Bản và Hà Lan.

Dầu Brent xóa sạch đà tăng mạnh sau khi OPEC ngó lơ xung đột chính trị

OPEC đã xác nhận rằng họ không có kế hoạch tổ chức các cuộc họp khẩn cấp sau khi Iran kêu gọi áp đặt lệnh cấm vận đối với Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC). Điều này đã xoa dịu nỗi lo về việc giá dầu tăng nhanh, đẩy giá dầu Brent trở về mức tham chiếu. Tình hình vẫn còn rất bất ổn khi vàng và dầu đều tăng giá nhanh do xung đột leo thang. Chỉ báo MACD ủng hộ đà tăng gần đây trong khi RSI tiệm cận vùng quá mua. Kháng cự hiện tại nằm ở mức Fibonacci 38.2% (91.42 USD), theo sau là vùng đỉnh cũ tại 95.90 USD. Hỗ trợ nằm ở ngưỡng 89 USD.

Biểu đồ giá dầu Brent khung ngày

hình ảnh1.png

Giá dầu WTI cũng cho thấy sự thoái lui tương tự sau khi tăng vọt. Dầu WTI gần đây đã phải vật lộn để vượt qua ngưỡng kháng cự tại 88 USD. Việc giảm trong ngày cho thấy giá đang có xu hướng kiểm tra lại vùng đỉnh cũ tại 86 USD.

Biểu đồ giá dầu WTI khung ngày

hình ảnh2.png

DailyFX

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Triển vọng báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 7
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Triển vọng báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 7

Báo cáo Việc làm Phi Nông nghiệp (Non-Farm Payrolls – NFP) sắp được công bố vào ngày mai, với dự báo đồng thuận là tăng 110,000 việc làm mới, thấp hơn so với con số 139,000 trong báo cáo trước đó. Thông thường, dữ liệu này được công bố vào thứ Sáu đầu tiên của mỗi tháng, nhưng tháng này báo cáo sẽ được phát hành vào thứ Năm, ngày 3/7, do ngày 4/7 là ngày Lễ Độc lập của Mỹ nên thị trường đóng cửa.
Đồng USD chịu áp lực với tổ hợp yếu tố bất lợi, từ thương mại, tài khóa đến sức mạnh đang gia tăng của đồng EUR
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD chịu áp lực với tổ hợp yếu tố bất lợi, từ thương mại, tài khóa đến sức mạnh đang gia tăng của đồng EUR

Sự bình lặng trong phiên giao dịch ngoại hối châu Á hôm nay che giấu một bối cảnh đầy biến động đang hình thành bên dưới bề mặt. Đồng USD tiếp tục nằm gần đáy bảng xếp hạng hiệu suất tuần này, bất chấp một đợt phục hồi nhẹ. Các nhà đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng khi chờ đợi ba yếu tố mang tính chất quyết định: báo cáo NFP vào thứ Năm, hạn chót ngày 9/7 cho một thỏa thuận thuế quan tạm thời, và cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Hạ viện đối với dự luật chi tiêu và cắt giảm thuế trị giá 3,3 nghìn tỷ USD của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Biến động dự kiến sẽ gia tăng khi các yếu tố này đồng loạt đến hồi phân giải.
Nikkei 225 phục hồi từ vùng hỗ trợ bất chấp mối đe dọa thuế quan từ Trump
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nikkei 225 phục hồi từ vùng hỗ trợ bất chấp mối đe dọa thuế quan từ Trump

Sự luân chuyển nhóm ngành đã trở thành tiêu điểm trên thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, 1/7, khi nhà đầu tư rút vốn khỏi nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn. Nasdaq 100 giảm mạnh -0.90%, thể hiện sự yếu kém rõ rệt, trong khi chỉ số Dow Jones tăng 0.9% – đánh dấu phiên tăng thứ tư liên tiếp và đóng cửa ở mức 44,495 điểm, chỉ còn cách mức đỉnh trong ngày mọi thời đại là 45.074 điểm (thiết lập vào tháng 12/2024) đúng 1%.
Đồng USD giảm do rủi ro thuế quan gia tăng khi Trump nhắm vào Nhật Bản; đồng CHF tăng mạnh
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD giảm do rủi ro thuế quan gia tăng khi Trump nhắm vào Nhật Bản; đồng CHF tăng mạnh

Đồng USD tiếp tục chịu áp lực và giảm xuống mức thấp mới so với đồng Euro và CHF trong phiên qua đêm, khi thị trường ngày càng lo ngại về chính sách thương mại của Mỹ trước thời hạn ngày 9 tháng 7. Dù chứng khoán Mỹ vẫn giữ vững đà tăng với các chỉ số S&P 500 và NASDAQ thiết lập mức cao kỷ lục, thị trường tiền tệ lại phản ánh tâm lý thận trọng, khi dòng vốn trú ẩn đổ vào CHF và JPY.
Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?

Thị trường toàn cầu đang bước vào giai đoạn đếm ngược tới hạn chót ngày 8 và 9/7 do chính quyền Trump đặt ra. Đến thời điểm đó, các quốc gia phải hoàn tất các thỏa thuận thương mại với Mỹ — nếu không, mức thuế quan sẽ tăng vọt. Kết quả có thể mang lại sự nhẹ nhõm cho nhà đầu tư, hoặc thổi bùng lại nỗi lo về một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ