Đâu sẽ là mức giá hợp lý cho vàng trong năm nay?

Đâu sẽ là mức giá hợp lý cho vàng trong năm nay?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

22:45 01/09/2020

Trong suốt thăng trầm của nền văn minh nhân loại, vàng chưa bao giờ đánh mất vai trò tích trữ giá trị của mình so với bất kỳ loại tiền giấy nào khác. Bài viết chuyên sâu dưới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ câu hỏi về giá trị hợp lý của kim loại quý này

Vàng có giá trị thực

Một số nhà đầu tư cho rằng vàng chỉ đơn thuần là một di vật của lịch sử để lại khi nó hiện không còn là một phương tiện trao đổi trung gian và do đó có rất ít giá trị thực. Nếu thật sự như vậy thì bài viết này có lẽ sẽ dừng lại ở đây bởi việc định giá sẽ không còn có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong một bài viết về giá trị thực của vàng, tác giả Andrew Hecht đã lập luận rằng: "giá trị thực không gì hơn là tổng hợp các góc nhìn của mỗi cá nhân". Nói đơn giản, đối với một tài sản không tạo ra dòng thu nhập, nó sẽ chỉ có giá trị khi tất cả mọi người đều tin vào điều này, và giá trị đó sẽ được quyết định bởi quan điểm của số đông.

Vậy điều gì khiến tất cả mọi người tin rằng vàng là một tài sản trú ẩn an toàn, và khiến cho tất cả các quốc gia trên thế giới đều muốn tích trữ nó? Trong hàng thế kỷ, kim loại lấp lánh này có một đặc tính hoàn toàn khác biệt với các loại tiền giấy bị ảnh hưởng bởi lạm phát, đó là chức năng "tích trữ giá trị". Biểu đồ dưới đây chỉ ra rằng câu nói "tiền chỉ là giấy" không chỉ đơn thuần là câu cửa miệng của những người môi giới chứng khoán để thuyết phục khách hàng, mà cũng là một lập luận khá vững chắc dựa trên số liệu thống kê. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn dắt giá vàng, như nhu cầu trang sức và sản xuất công nghiệp, nhu cầu đầu tư, dự trữ của NHTW, và sản lượng khai thác. Mặc dù vậy, sự mất giá của đồng đô-la và nhu cầu bảo vệ giá trị tài sản là 2 trong số những yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị hợp lý của vàng. Do vậy, ở phần tiếp theo tôi sẽ giải thích vì sao vàng đang bị định giá thấp và làm cách nào để chúng ta có thể tận dụng cơ hội này.

Đồng USD mất dần giá trị theo thời gian. Nguồn:Seeking Alpha

Mô hình 1: Dựa trên cung tiền

Với việc các chính sách nới lỏng định lượng khổng lồ dẫn tới sự mất giá của tiền tệ, một cách để xác định giá trị hợp lý của vàng đó là dựa trên cung tiền. Khái niệm này dùng để chỉ tổng khối lượng tiền khả dụng trong một nền kinh tế tại một thời điểm cụ thể. Về lý thuyết, lạm phát được sinh ra bởi sự gia tăng của cung tiền, và vàng thường được xem như là một tài sản để chống lại lạm phát do vậy 2 biến số này thường biến động cùng chiều với nhau. Thông thường, đường cong cung tiền biểu thị mức giá hợp lý của vàng, và khi giá ở bên trên hoặc dưới đường cong sẽ lần lượt bị coi là định giá cao hoặc thấp. Trong suốt lịch sử, đã xuất hiện nhiều thị trường tăng và giảm của giá vàng, đặc biệt trong giai đoạn 1992-2005 và 2009-2013. Ở hiện tại, giá trị hợp lý của vàng đang xấp xỉ ở mức khoảng 2,040 - 2,070 USD, đo lường bởi cả đường cong cung tiền M1 và M2. Do đó, sẽ là hợp lý để cho rằng vàng hiện đang bị định giá tương đối thấp.

Tuy nhiên, phương pháp này có thể sẽ không giải thích được trạng thái hưng phấn và thất vọng của thị trường trong các giai đoạn khắc nghiệt như thời điểm năm 2009, khi giá vàng đã tăng cao hơn nhiều so với giá trị thực và sau đó giảm 1/3 giá trị vào năm 2013. Đôi khi, cảm xúc thị trường và tâm lý con người có thể đưa giá vàng tới những mức vô lý. Trong ngắn hạn, thị trường có thể không xác định được giá trị thực của vàng và biến động một cách hỗn loạn, bỏ qua tất cả các yếu tố cơ bản. Tuy vậy, thị trường cuối cùng sẽ thừa nhận sai lầm và giá sẽ sớm trở lại mức cân bằng. Điều này đã xảy ra khi Fed thông báo thu hẹp bảng cân đối và các nhà đầu tư ngay lập tức nhận ra giá đã đi quá xa, dẫn tới sự sụp đổ vào năm 2013. Một thực tế rằng thị trường không hoàn toàn hoàn hảo đã khiến cho giá liên tục biến động lên trên hoặc xuống dưới mức giá hợp lý, cho phép các nhà đầu tư có kinh nghiệm tận dụng những cơ hội trên.

Tương quan giá vàng và đồng USD. Nguồn: Tradingview

Mô hình 2: Dựa trên bảng cân đối của Fed

Bên cạnh phương pháp truyền thống dựa trên cung tiền, phương pháp bảng cân đối cũng mang tới góc nhìn hữu ích trong việc xác định giá trị cân bằng của vàng. Công thức như sau:

Giá cân bằng = Giá vàng x (% mở rộng bảng cân đối% thay đổi GDP)

Lý do đằng sau của phương trình trên rất đơn giản. Fed có thể mở rộng bảng cân đối đơn giản bằng cách tùy ý in thêm tiền, và bằng cách đó giá trị của vàng sẽ tăng lên tương ứng so với lượng tiền tăng thêm vào bảng cân đối. Tuy nhiên, tác động trên phần nào sẽ được trung hòa bởi sự gia tăng của GDP do nền kinh tế cũng sẽ được hưởng lợi. Ví dụ, nếu bảng cân đối và GDP cùng tăng 5% trong 1 năm, khi đó giá trị của vàng sẽ giữ nguyên không đổi. Tuy nhiên, nếu sự mở rộng lớn hơn tăng trưởng GDP, thì giá trị hợp lý của vàng sẽ tăng.

Để cho tiện theo dõi, các tính toán cụ thể đã được thực hiện trong bảng excel dưới đây. Tính từ năm 2008, thời điểm bắt đầu của một chu kỳ kinh tế mới sau cuộc khủng hoảng tài chính cùng với gói nới lỏng định lượng khổng lồ tới nay, giá trị trung bình của vàng hiện đang ở mức 2,439 USD. So sánh với mức trên, vàng hiện đang được định giá thấp và nên được bổ sung vào danh mục của các nhà đầu tư.

Giá trị hợp lý của vàng qua các năm. Nguồn: Seeking Alpha

Kết luận

Sẽ luôn luôn là khôn ngoan khi giữ ít nhất một lượng nhỏ tỷ trọng vàng trong danh mục đầu tư như một phương án dự phòng. Triết lý đầu tư của tôi đối với vàng rất đơn giản: Mua thêm khi nó đang bị định giá thấp và giữ nguyên hoặc tái cơ cấu khi đang bị định giá cao. Dựa trên kết quả của 2 mô hình trên, vàng có thể sẽ là khoản đầu tư hấp dẫn lúc này khi giá giao dịch đang thấp hơn mức giá trị thực. Có một số nhà phân tích cho rằng giá vàng có thể đạt mức 5,000, 10,000 hoặc thậm chí 15,000 USD. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một sự kiện "thiên nga đen" có thể xảy ra trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, mức định giá của tôi là thận trọng hơn, và sẽ mang tới phương pháp tiếp cận đáng tin cậy hơn đối với các nhà đầu tư trong dài hạn.

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ