Đánh giá chính sách nới lỏng định lượng (QE) của các NHTW lớn

Đánh giá chính sách nới lỏng định lượng (QE) của các NHTW lớn

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

19:39 04/05/2020

Cuối tháng tư thị trường hồi phục dần sau căng thẳng của Covid-19 thể hiện qua việc các đồng tiền hồi phục và USD yếu đi, các hoạt động kinh tế bắt đầu trở lại và giá dầu cũng bắt đầu hồi lại nhẹ. Hãy cùng Dubaotiente nhìn lại các quyết định từ các nền kinh tế quan trọng trên thế giới để nắm bắt được xu hướng tiếp theo.

Chính sách của G3:

Tuần vừa qua cả 3 NHTW nhóm G3 đều điều chỉnh chính sách hỗ trợ thanh khoản của họ. 

  • Fed vẫn duy trì mua vào tài khoản SOMA (qua kênh OMO) khoảng 10 tỷ USD/ngày (hiện tại bảng cân đối khoảng hơn 6.7 nghìn tỷ USD)
  • ECB tiếp tục nới lỏng bằng việc tiếp tục hạ lãi suất tái cấp vốn dài hạn (TLTRO) xuống -50bp so với lãi suất tái cấp vốn, và thậm chí có thể tới -1%, với các ngân hàng cho vay ra được đủ yêu cầu của ECB (mức này cũng được giảm) lãi suất tái cấp vốn dài hạn hỗ trợ dịch bệnh (PELTRO) hỗ trợ thanh khoản cho thị trường (-25bp với lãi suất tái cấp vốn) trong quy mô tổng 750 tỷ EUR, tuy nhiên họ sẵn sàng tăng lượng này lên để hỗ trợ thị trường.
  • Ngân hàng Trung ương Nhật thì tăng chương trình mua trái phiếu chính phủ và không hạn chế khối lượng. Nhìn chung là cả 3 NHTW đều sẵn sàng “làm mọi thứ” để xử lý khủng hoảng.

Việc các ngân hàng Trung ương gia tăng quy mô bảng cân đối, sẽ có thể để lại nhiều hậu quả, thậm chí còn lớn hơn so với khủng hoảng tài chính 2008.

Hình 1: Bảng cân đối tài sản tăng vọt lên trong nhóm G-3 gồm Fed, ECB và BoJ.
  1. Quy mô của đợt QE lần này rất lớn, riêng G3 có thể tăng tới 50% bảng cân đối, khoảng 7.2 nghìn tỷ USD lên tới mức 22 nghìn tỷ USD vào cuối năm nay. Tốc độ này (7000 tỷ/năm) là gấp ba lần so với hồi 2008. Năm nay Fed đã tăng 11.5% GDP trên bảng cân đối, Nhật tăng 7.2%, ECB 5.5%, đến cuối năm kì vọng cả ba nước sẽ ở tầm gần 20% GDP.
  2. Một yếu tố khác nữa là không chỉ các nước phát triển, mà nhiều nước cũng ra QE, bao gồm cả các nước đang phát triển
  3. Nhìn chung với nhiều nước, có thể ngầm hiểu QE là một cách hỗ trợ cho chính phủ phát hành thêm nhiều nợ công để tăng cường hỗ trợ qua kênh tài khóa (trợ cấp, giải cứu v.v) và quy mô các nhóm tài sản được các NHTW mua cũng rộng hơn rất nhiều

Tác động của gói QE ảnh hưởng tới thị trường FX:

Hình 2: Thay đổi hệ số bảng cân đối tài sản theo % GDP trong tháng 1 đầu năm 2020. 

Sau khi cơn hoảng loạn qua đi, thị trường sẽ cần phải đánh giá lại triển vọng trung hạn của FX.

Trong quá khứ, các chương trình QE khi bơm tiền ra và hạ lãi suất, thường kéo theo đồng tiền nước đó mất giá mạnh, tuy nhiên đó là khi chính sách của mỗi NHTW được thực hiện riêng lẻ vào 1 thời điểm khác nhau (Mỹ bơm mạnh vào năm 2009 sau khủng hoảng, Nhật tăng mạnh vào năm 2013 sau khi có chính sách Abenomic, và ECB tăng mạnh vào 2015 sau khi hạ chính sách lãi suất âm hậu khủng hoảng nợ công Hy Lạp). 

Còn tại thời điểm này, thì việc tất cả các NHTW nới lỏng cùng lúc, thì có thể ảnh hưởng đến tỷ giá sẽ phức tạp hơn.

JPM xây mô hình phân tích tác động lên USD, dưa trên 02 biến: Mức chênh lệch tăng trưởng bảng cân đối của Mỹ, Nhật và EU, và một biến điều chỉnh cho chu kỳ kinh tế (do USD có yếu tố phản chu kì, USD thường mạnh lên khi kinh tế thế giới giảm, và ngược lại, nên cho biến này vào để phân tách ảnh hưởng của nó riêng biệt với ảnh hưởng của chính sách QE). Kết quả của mô hình cho thấy, trung bình  bảng cân đối của Fed tăng khoảng 1% GDP sẽ làm cho USD yếu đi -0.55%. Điều này cũng khá khớp với các nghiên cứu định lượng khác trong quá khứ (vd: năm 2015 khi ECB tăng bảng cân đối 22% GDP thì đồng EUR giảm khoảng -12%)

Áp dụng vào mức hiện tại (Fed đã tăng 11.5% GDP, Nhật tăng 7.2%, ECB 5.5%), thì nó phản ánh “fair value” của USD đã giảm khoảng -2.5%, tuy nhiên mức này sẽ được điều chỉnh, nếu tới cuối năm, ECB tăng gấp đôi gói hỗ trợ 750 tỷ EUR

Rủi ro thâm hụt tài khóa và thương mại:

Ảnh hưởng của QE phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  1. Quy mô của chương trình mua tài sản của ngân hàng Trung ương
  2. Hoàn cảnh nội tại của từng nước: cán cân tài khóa, nợ công và cán cân thương mại

Tài khóa và nợ công:

Dự tính tới năm sau thì EU, Mỹ, Anh, và New Zealand sẽ là các nước có QE lớn nhất 15-17% GDP.

Hình 3: Dự kiến con số mà các ngân hàng TW dự tính cho chương trình mua lại tài sản theo % GDP. 
Hình 4: Thâm hụt tài khóa trong 2020. 
Hình 5: Nợ công ròng theo % GDP.

Trong hoàn cảnh hiện tại, thì ảnh hưởng của QE phụ thuộc vào mức thâm hụt tài khóa và nợ công của từng nước:

Khi đem so sánh thâm hụt tài khóa đối với quy mô của QE, có thể thấy rằng nhiều NHTW đang gián tiếp sử dụng quy mô QE lớn để cân bằng, gián tiếp “cấp vốn” cho lượng nợ công cực lớn. NHTW New Zealand còn công khai bàn về rải tiền bằng máy bay (helicopter money).

Ngoại trừ Mỹ có đặc thù riêng, có thể thấy Canada có lượng thâm hụt cao nhất, còn Anh và New Zealand có quy mô QE quá lớn (rất rủi ro).

Xét trên tổng nợ công top 4 nước có lượng nợ công và QE lớn là EU, NZ, UK, và Canada, IMF cũng đánh giá, quy mô nợ công năm nay sẽ tăng khoảng 20 - 30% do dịch bệnh.

Việc chính sách tiền tệ lại phụ thuộc vào chính sách tài khóa này sẽ rất nguy hiểm về dài hạn. Các ngân hàng Trung ương sẽ rất khó để dừng QE, chứ đừng nói là giảm bảng cân đối. Khi các NHTW giảm bảng cân đối (bán bớt trái phiếu) có thể gây ra cú sốc về lãi suất TPCP (bán ra nhiều làm lãi suất tăng, chính phủ gặp khó khăn trong việc phát hành đảo nợ) thậm chí việc này có thể có rủi ro ảnh hưởng nặng nề đến khả năng tồn tại của thị trường TPCP, đặc biệt với các nước đang có nợ công rất cao, ví dụ như Italty năm nay nợ công có thể khoảng 155% GDP

Đang có rủi ro chính sách tiền tệ lại trở thành 1 công cụ để hỗ trợ cho chính sách tài khóa, cung cấp vốn cho lượng thâm hụt nợ công khổng lồ, tiếp tục điều này sẽ làm giảm đi uy tín của các ngân hàng Trung ương trong tương lai

Thương mại:

Mức độ ảnh hưởng sẽ rất khác nhau với những nước thâm hụt hay thặng dư thương mại

  • Những nước thâm hụt thương mại (âm USD), thì sẽ cần có dòng vốn ngoại vào để bù đắp, nhưng QE sẽ làm cho lãi suất giảm, và làm giảm dòng vốn vào.
  • Những nước thặng dư thương mại (dương USD), thì sẽ tốt hơn, vì họ có lượng thặng dư ngoại tệ làm bước đệm, sẽ giảm thiểu rủi ro cho việc nới lỏng. Ngoài ra thì việc bơm QE trên quy mô toàn cầu, làm giảm đi các cơ hội đầu tư, nên những nước thặng dư cũng khó tái đầu tư dòng vốn của họ ở nước ngoài, rất khác với quá khứ khi mà từng nước một QE và dòng vốn chảy theo tương ứng, nhưng lần này là QE trên toàn cầu.
Hình 6: Cán cân vãng lai theo % GDP

Đồng USD thì lại là trường hợp đặc biệt, bởi vì có tính chất là đồng tiền dự trữ của cả thế giới nên luôn luôn có một lượng nhu cầu nắm giữ USD nhất định.

Còn 3 nước bị thâm hụt lớn còn lại: GBP, NZD, CAD thì sẽ chịu ảnh hưởng nặng hơn, bởi vì QE sẽ làm lãi suất thấp và ảnh hưởng đến dòng tiền vào.

Nhóm còn lại thì những nước được hỗ trợ bởi thặng dư thương mại là Thụy Sĩ, Nhật Bản, các nước Scandinavi, và đặc biệt có Euro và Úc, tuy QE lớn nhưng lại đc hỗ trợ 1 phần bởi thặng dư thương mại (đặc biệt với Úc, có mức QE thấp nhất trong các nước (nếu ko tính Nauy đang ko có QE), đây cũng là 1 phần lý do AUD mạnh lên trong thời gian gần đây. So sánh về lý thuyết với thực tế, thì thấy có 02 trường hợp đặc biệt là Mỹ và Nauy. 

Với Mỹ, dù nền tảng yếu, QE, thâm hụt, nợ công cao, nhưng lại có vị thế là đồng tiền dự trữ, nên USD mạnh lên đợt đầu dịch, còn NOK, tuy có nền tảng rất tốt, nhưng lại giảm do phụ thuộc nhiều vào giá dầu.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử

Tuần trước, Bitcoin đóng cửa tuần trong sắc đỏ khi những lo ngại về lạm phát đình trệ gia tăng ở Mỹ. Trong một diễn biến khác, Consensys đã kiện SEC, Venezuela đã chọn USDT để thanh toán dầu nhằm tránh các biện pháp trừng phạt và chính quyền Hoa Kỳ đã bắt giữ những người đồng sáng lập một dịch vụ trộn tiền điện tử. Tuần này chúng ta tìm hiểu xung quanh việc thị phần đang giảm của Tether, dòng tiền chảy ra khỏi ETH gia tăng, mô hình giao dịch phái sinh tại APAC và các stablecoin đang được thế chấp với EUR.
Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".

Chip và chất bán dẫn đang được chú ý hơn bao giờ hết trong bối cảnh kỉnh tế hiện này. Hoa Kỳ đã chi hơn một nửa khoản tiền hỗ trợ mở rộng sản xuất chip theo chương trình Chip Act để trở nên linh hoạt hơn với các cú sốc nguồn cung. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ