Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

23:33 17/04/2024

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.

Nền kinh tế đang đối mặt với một thách thức lớn khi áp lực lạm phát kéo dài tháng Ba, điều này gây trở ngại cho kế hoạch cắt giảm lãi suất của Cục Dự Trữ Liên Bang trong tháng Sáu và liệu nếu không có dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang gặp khó khăn, việc cắt giảm lãi suất có thể phản ánh chính xác tình hình của nền kinh tế không? Theo báo cáo của Bộ Lao động vào ngày 10/4 , Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đo lường chi phí hàng hóa và dịch vụ trên toàn quốc, đã tăng 3,5% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước. Con số này vượt xa dự đoán của các nhà kinh tế và cao hơn so với mức tăng 3.2% của tháng Hai. Những chỉ số cốt lõi – sau khi loại bỏ các biến động của giá thực phẩm và năng lượng, được theo dõi chặt chẽ bởi Fed, cũng tăng mạnh hơn so với dự đoán theo tháng và theo năm.

Theo bà Blerina Uruci, nhà phân tích kinh tế trong lĩnh vực trái phiếu của tập đoàn T. Rowe Price, cho biết: “Áp lực lạm phát vẫn đang tồn tại ở mọi nơi” bà cũng nhấn mạnh “Lạm phát hiện đang tăng mạnh hơn so với mức mà Fed muốn thấy trước khi quyết định giảm lãi suất trong tương lai gần.” Tổng thống Biden, người đã gợi ý rằng Fed sẽ giảm lãi suất vào cuối năm nay, đã khẳng định lại quan điểm này. Tuy nhiên, ông cũng nhận ra rằng với mức lạm phát hiện tại có thể khiến quyết định cắt giảm lãi suất bị trì hoãn khoảng một tháng.

Báo cáo này đã từng được mong đợi rất nhiều, bởi các lãnh đạo của Fed đã đánh giá thấp mức tăng của lạm phát so với thực thế và cho rằng đó là do ảnh hưởng bởi các yếu tố tạm thời. Tuy nhiên, khi lạm phát cao hơn dự kiến trong ba tháng liên tiếp những giải thích này không còn thuyết phục nữa. Do đó, các nhà điều hành Fed có thể phải trì hoãn việc cắt lãi suất dự kiến cho đến tháng 7 hoặc sau đó. Một số lãnh đạo muốn cắt lãi suất sớm để ngăn chặn nền kinh tế suy giảm đột ngột. Nhưng giờ đây, họ chỉ có thể chờ đợi khi lạm phát đã mạnh hơn dự kiến.

Các nhà phân tích cũng nhấn mạnh về những chi tiết đáng lo ngại trong báo cáo. Mặc dù có một số mặt hàng giảm giá, như giá ô tô, nhưng các mặt hàng khác, đặc biệt là dịch vụ lại tăng, bao gồm các khoản chi phí như bảo hiểm ô tô và chăm sóc sức khỏe, nó liên quan chặt chẽ đến tình hình của thị trường lao động. Chi phí nhà ở cũng tăng lên, điều này trái ngược hoàn toàn với những dự đoán trước đó.

Trước khi có báo cáo này, nhiều nhà kinh tế tin rằng lạm phát sẽ bắt đầu giảm trong tháng Ba. Tuy nhiên, một số người lại không nghĩ vậy. Ví dụ, các nhà kinh tế tại Goldman Sachs và UBS ban đầu đã dự kiến có ba lần cắt lãi suất bắt đầu từ tháng 6, nhưng tới hiện tại, họ dự đoán chỉ còn hai lần cắt giảm lãi suất sẽ bắt đầu từ tháng 7 và tháng 9.

Báo cáo này không phải là báo cáo cuối cùng về giá cả của tháng trước. Chỉ số ưa thích của Fed sẽ được công bố vào cuối tháng này, và lịch sử cho thấy chỉ số này thường thấp hơn so với chỉ số CPI. Nhìn chung, lạm phát đã giảm đáng kể từ khi đạt đỉnh vào giữa năm 2022, nhưng vẫn còn nhiều lo ngại khi đưa nó trở lại mức 2%. Theo một lãnh đạo của Fed, hiện tại vẫn quá sớm để xem xét việc cắt lãi suất trước những rủi ro hiện tại.
Các cuộc khảo sát cho thấy người Mỹ vẫn cảm thấy lo lắng về chi phí sinh hoạt. Mặc dù tâm lý người tiêu dùng đã cải thiện, nhưng vẫn thấp hơn so với trước đại dịch. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy 74% cử tri ở các bang quan trọng tham gia cuộc bầu cử năm 2024 tin rằng lạm phát đã tồi tệ hơn trong năm qua.

Mối quan hệ giữa vàng, lạm phát và lãi suất cao

Bảo toàn giá trị: Vàng từ trước đến nay được coi là phương tiện lưu trữ giá trị, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát. Khi lạm phát làm giảm sức mua của các loại tiền tệ truyền thống, thì các nhà đầu tư thường chuyển sang vàng như một nơi trú ẩn an toàn để bảo toàn tài sản của họ. Không giống như tiền giấy có thể được in với số lượng không giới hạn, nguồn cung của vàng bị hạn chế, khiến nó có khả năng chống lại áp lực lạm phát.

Cầu tăng: Khi lạm phát tăng, các nhà đầu tư cần tìm các tài sản có thể bảo vệ tiền tệ khỏi bị sụt giảm giá trị. Vàng có giá trị nội tại và sự chấp nhận rộng rãi, đã trở thành một lựa chọn đầu tư hấp dẫn. Khi nhu cầu vàng tăng lên có thể đẩy giá vàng tăng cao trong thời kỳ lạm phát.

Chính sách của Ngân hàng Trung ương: Các ngân hàng Trung Ương có thể ứng phó với áp lực lạm phát bằng cách thực hiện các chính sách tiền tệ mở rộng, chẳng hạn như nới lỏng định lượng để kích thích tăng trưởng kinh tế. Những chính sách này có thể dẫn đến tiền tệ mất giá và làm gia tăng mối lo ngại về lạm phát, càng làm tăng nhu cầu về vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.

Lãi suất

Chi phí cơ hội: Vàng không trả lãi hoặc cổ tức, không giống như các tài sản chịu lãi như trái phiếu hoặc tài khoản tiết kiệm. Vì vậy, khi lãi suất cao, chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng tăng lên. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn phân bổ vốn của mình vào các tài sản sinh lãi mang lại lợi nhuận được đảm bảo, thay vì giữ vàng vì không tạo ra thu nhập.

Tâm Lý Nhà Đầu Tư: Lãi suất cao có thể khiến cho ngân hàng Trung ương siết chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Điều này làm các nhà đầu tư tin rằng áp lực lạm phát đang được giải quyết,từ đó làm giảm nhu cầu cho các tài sản trú ẩn an toàn như vàng. Khi nhu cầu vàng giảm thì giá của nó cũng sẽ giảm.

Sức mạnh tiền tệ: Lãi suất cao cũng có thể củng cố giá trị đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ khác. Vì vàng được định giá bằng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế, nên đồng đô la mạnh hơn có thể khiến vàng trở nên đắt hơn đối với người nước ngoài, vừa có khả năng làm giảm nhu cầu và gây áp lực giảm giá.

Nhìn chung, trong khi vàng thường được xem là một biện pháp phòng tránh lạm phát nhưng mối quan hệ của nó với lãi suất lại khá phức tạp. Mặc dù lãi suất cao có thể bước đầu làm giảm giá vàng do chi phí cơ hội và sự thay đổi trong tâm lý của nhà đầu tư, nhưng các yếu tố khác như căng thẳng địa chính trị và bất ổn định về kinh tế cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và giá của vàng.

Để có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này, độc giả có thể theo dõi báo cáo biến động hàng tuần của Vàng tại phần sau.

Seeking Alpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử

Tuần trước, Bitcoin đóng cửa tuần trong sắc đỏ khi những lo ngại về lạm phát đình trệ gia tăng ở Mỹ. Trong một diễn biến khác, Consensys đã kiện SEC, Venezuela đã chọn USDT để thanh toán dầu nhằm tránh các biện pháp trừng phạt và chính quyền Hoa Kỳ đã bắt giữ những người đồng sáng lập một dịch vụ trộn tiền điện tử. Tuần này chúng ta tìm hiểu xung quanh việc thị phần đang giảm của Tether, dòng tiền chảy ra khỏi ETH gia tăng, mô hình giao dịch phái sinh tại APAC và các stablecoin đang được thế chấp với EUR.
Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".

Chip và chất bán dẫn đang được chú ý hơn bao giờ hết trong bối cảnh kỉnh tế hiện này. Hoa Kỳ đã chi hơn một nửa khoản tiền hỗ trợ mở rộng sản xuất chip theo chương trình Chip Act để trở nên linh hoạt hơn với các cú sốc nguồn cung. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ