Cuộc chiến chống lạm phát gặp khó trước một nền kinh tế quá mạnh

Cuộc chiến chống lạm phát gặp khó trước một nền kinh tế quá mạnh

Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

19:57 09/03/2023

Lãi suất cao hơn không đủ hạ nhiệt tăng trưởng nóng toàn cầu.

Chủ tịch Powell điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện tại Washington, DC.
Chủ tịch Powell điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện tại Washington, DC.

Bạn có thể nghĩ rằng làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu mạnh nhất trong 40 năm sẽ giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế thế giới, nhưng điều đó đã sai trong năm 2023. Ngoài việc, lạm phát vẫn cao, hoạt động kinh tế dường như cũng tăng tốc. Tăng trưởng nhanh hơn nghe có vẻ tốt, nhưng đó là vấn đề đau đầu đối với các nhà hoạch định chính sách, những người đang cố gắng mang lại sự suy yếu có kiểm soát. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc suy thoái trước sau cũng sẽ xảy ra, và sẽ đau đớn hơn.

Vào cuối năm ngoái, theo các cuộc khảo sát kinh doanh, sản lượng sản xuất và dịch vụ đã thu hẹp trên toàn thế giới. Hiện tại, sản lượng sản xuất không thay đổi và dịch vụ đang phục hồi. Người tiêu dùng Mỹ đang chi tiêu thoải mái hơn. Cả tiền lương và giá cả tiếp tục tăng nhanh, ngay cả tại những nơi từng bị trì trệ trong một thời gian dài. Nhật Bản có vẻ sẽ có một đợt tăng lương lớn vào mùa xuân. Tại Eurozone, lạm phát cơ bản tăng kỷ lục trong tháng 2. Thị trường lao động vẫn cực kỳ thắt chặt. Một nửa số thành viên của OECD ghi nhận tỷ lệ có việc làm ở mức cao kỷ lục.

Từ cổ phiếu đến tín dụng, thị trường tài chính đang định giá tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ vượt xu hướng. Cách đây không lâu, giới đầu tư đã tranh cãi về việc liệu kinh tế thế giới sẽ “hạ cánh cứng” (suy thoái) hay “hạ cánh mềm” (lạm phát được kiềm chế mà không có suy thoái). Giờ họ đang hỏi liệu nền kinh tế thế giới có đang thực sự đang hạ nhiệt hay không.

Có một số lý do cho sự tăng trưởng nóng này. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại đã dẫn đến phục hồi kinh tế nhanh chóng, khiến đơn đặt hàng tại các thị trường mới nổi tăng mạnh. Giá năng lượng giảm ở châu Âu đã giải tỏa sức ép tại đây. Nhưng trên hết, người tiêu dùng và doanh nghiệp ở hầu hết các nền kinh tế lớn đều có sức khỏe tài chính cực kỳ tốt. Nhiều hộ gia đình vẫn còn dư thừa tiền tiết kiệm tích cóp được trong đại dịch Covid-19; các công ty tận dụng lãi suất thấp trong thời gian dài và vẫn chưa phải chịu nhiều thiệt hại do chi phí đi vay cao hơn. Tác động của lãi suất cao mới chỉ thấy rõ trong các lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản. Tại Mỹ, nền kinh tế mạnh đến mức ngay cả giá nhà ở cũng có thể phục hồi nhẹ.

Tăng trưởng lúc này đồng nghĩa với việc suy thoái sẽ chưa xảy ra. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng trung ương sẽ phải tăng lãi suất hơn nữa nếu họ muốn thành công trong việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Chủ tịch Fed đã đánh tiếng điều này trong phiên điều trần ngày 7/3. Các nhà hoạch định chính sách hiện phải đối mặt với hai phán quyết khó khăn.

Thứ nhất là mức độ thắt chặt tiền tệ cho đến nay vẫn chưa phát huy hết tác dụng. Các nhà kinh tế thường nói về “độ trễ dài và khó xác định” của lãi suất, nhưng nghiên cứu cho thấy chính sách có thể hoạt động nhanh hơn hiện nay. Nếu tác động của việc thắt chặt năm ngoái đã hết, thì có thể cần nhiều hơn nữa. Nhận định thứ hai là về sự dai dẳng của các yếu tố tạo miễn dịch cho nền kinh tế khỏi việc tăng lãi suất. Cuối cùng, người tiêu dùng sẽ cạn kiệt tiền tiết kiệm và các công ty bắt đầu khó thở do chi phí đi vay cao hơn. Ở các quốc gia như Thụy Điển, nơi lãi suất tăng nhanh chóng ảnh hưởng đến các hộ gia đình, nền kinh tế đang thực sự gặp khó khăn.

Có một điều rõ ràng: con đường lý tưởng, lạm phát giảm mà tăng trưởng không giảm nhiều, sẽ khó đạt được hơn trước đây. Thay vào đó, các ngân hàng trung ương ngày càng có nhiều khả năng phải lựa chọn giữa việc chịu đựng lạm phát cao hơn hoặc hãm phanh trong năm thứ hai liên tiếp.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ