Cơn bão "tapering" liệu sắp sửa quay trở lại bao phủ thị trường?

Cơn bão "tapering" liệu sắp sửa quay trở lại bao phủ thị trường?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

15:00 08/06/2021

Câu chuyện về "tapering" của Fed tiếp tục là tâm điểm chú ý đối với thị trường

Cục dự trữ liên bang Mỹ - Fed
Cục dự trữ liên bang Mỹ - Fed

Trong tuần trước, cựu Thống đốc Fed New York, William Dudley, đã nói rằng NHTW Mỹ sẽ bắt đầu quá trình thu hẹp nới lỏng tiền tệ thông qua việc giảm khối lượng mua vào tài sản cho tới cuối năm nay. Mặc dù vẫn nhận thức rõ quan điểm hiện tại của Fed rằng đà tăng của lạm phát vừa qua chỉ là nhất thời, ông cũng cho rằng lạm phát có khả năng sẽ tiếp tục tăng vượt mức 2% trong dài hạn.

Số liệu CPI dự kiến công bố trong Thứ 5 tới có thể sẽ có tác động lớn khi dự báo có thể sẽ tăng cao hơn mức 4.2% của tháng trước. Trước áp lực từ diễn biến thực tế của lạm phát, Fed có thể sẽ tiến hành thu hẹp nới lỏng sớm hơn so với kỳ vọng của chính họ cũng như các nhà đầu tư Phố Wall. Giới quan sát đang đặc biệt chờ đợi Hội nghị Jackson Hole vào tháng 8 tới bởi họ cho rằng đây có thể sẽ là một dịp thích hợp để các nhà điều hành phát đi thông điệp thắt chặt mạnh mẽ hơn.

Nhìn lại thời điểm tháng 5/2013 khi cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke công bố kế hoạch thu hẹp chương trình nới lỏng định lượng (QE), thị trường khi đó đã ngay lập tức đã phản ứng dữ dội bất chấp chưa hề có hành động thực sự nào được tiến hành. Thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thậm chỉ cả vàng cũng bị bán tháo mạnh mẽ. Ở lần này, chủ tịch Fed Powell chắc chắn sẽ phải hành động cẩn trọng hơn rất nhiều đối với bất cứ thông tin liên quan tới chương trình mua trái phiếu của cơ quan này.

Ngoài ra, câu chuyện đối với các kim loại quý như vàng và bạc có thể cũng sẽ khác trong lần này. Giá kim loại quý thường hưởng lợi trong môi trường lợi suất thực âm. Với việc lạm phát hiện đã vượt mức 4% và lợi suất TPCP 10 năm ở dưới mức 1.6%/năm, lợi suất thực hiện đang ở sâu dưới mức 0 đối với tất cả các kỳ hạn. Về mặt kỹ thuật, các kim loại quý cũng đang nằm trong bối cảnh của một xu hướng tăng so với chu kỳ giảm giá vào thời điểm năm 2013.

Cùng lúc đó, xu hướng chống đô-la hóa đang diễn ra trên bình diện toàn cầu, dẫn đầu bởi Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác muốn vượt ra khỏi sự lệ thuộc vào đồng bạc xanh. Trong đó, một số nước thậm chí còn xem xét chấp thuận sử dụng tiền kỹ thuật số. Quỹ đầu tư quốc gia của Nga tuần trước đã thông báo sẽ bán ra đô-la Mỹ và tăng cường nắm giữ vàng. Do vậy, các nhà đầu tư đang có ý định hạ tỷ trọng nắm giữ kim loại quý trước khi Fed thu hẹp nới lỏng chính sách tiền tệ có thể sẽ cần cân nhắc lại quyết định của mình.

 

 

Fxstreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ