Cơn bão Evergrande bắt đầu nhấn chìm phố Wall

Cơn bão Evergrande bắt đầu nhấn chìm phố Wall

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

21:45 20/09/2021

Thị trường bắt đầu hoảng loạn khi hạn chót trả nợ của công ty mắc nợ nhất thế giới tới gần, và không một ai an toàn cả.

Một công trình thi công dang dở của Evergrande tại thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc
Một công trình thi công dang dở của Evergrande tại thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

Các chỉ số tại phố Wall giảm sâu đầu phiên thứ Hai này, cùng với chứng khoán châu Á và châu Âu, khi khủng hoảng thanh khoản tại công ty bất động sản Trung Quốc Evergrande tiếp tục bao trùm thị trường toàn cầu.

Chỉ số S&P 500 giảm tới 1.4% ngay khi mở cửa, trong khi chỉ số Nasdaq giảm 1.5%. Chỉ số VIX đo sự biến động của S&P 500 chạm mức 25.7 điểm, cao nhất kể từ tháng Năm.

Sự u ám trên thị trường chứng khoán Mỹ đến sau khi cổ phiếu Evergrande, công ty bất động sản mắc nợ nhất thế giới, giảm tới 10% trên sàn Hang Seng tại Hồng Kông xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020.

Pha giảm mạnh này đã làm bật lên vấn đề sức khỏe tài chính của mảng bất động sản tại Trung Quốc và kích hoạt đà bán tháo mạnh, đưa chỉ số bất động sản của Hang Seng với 12 công ty niêm yết giảm tới 7% xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016. Ở 24,099 điểm, chỉ số Hang Seng đã đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020.

Line chart of  showing Evergrande shares close at lowest level since 2010

Evergrande đang gánh khoản nợ hơn 300 tỷ USD, và ngày trả lãi cho trái phiếu nước ngoài của công ty này là thứ Năm.

Công ty này nói rằng các thành viên cấp cao sẽ chịu hình phạt nặng nề sau khi mua lại các sản phẩm đầu tư mà sau đó Evergrande nói với các nhà đầu tư nhỏ lẻ rằng họ không thể hoàn trả đúng thời hạn.

Phiên giao dịch tại Hồng Kông cho thấy nỗi sợ ăn sâu vào trong mảng bất động sản đang kéo theo cả các mảng khác và các định chế tài chính.

“Evergrande chỉ là phần nổi của tảng băng chìm,” theo Louis Tse, giám đốc điều hành tại Wealthy Securities, một công ty môi giới. Các công ty phát triển nhà tại Trung Quốc vẫn đang chịu áp lực nợ rất lớn với trái phiếu đô la, trong khi thị trường đang ngày càng lo về việc chính quyền Bắc Kinh sẽ ép họ giảm chi phí nhà tại đại lục và Hồng Kông.

“Điều này cũng ảnh hưởng tới các ngân hàng - nếu giá nhà thấp hơn, chi phí vay thế chấp cũng vậy. Nó có một hiệu ứng dây chuyền.” Ông Tse nói thêm.

Cổ phiếu công ty Bình An, công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc, cũng giảm tới 8.4% trong phiên thứ Hai, sau khi đóng cửa giảm 5% phiên thứ Sáu tuần trước và buộc phải công bố rằng họ không liên quan gì đến các khoản nợ của Evergrande. Bình An có đầu tư hơn 63 tỷ nhân dân tệ vào cổ phiếu bất động sản trong quỹ bảo hiểm hơn 3.8 nghìn tỷ nhân dân tệ của họ.

Chứng khoán châu Âu cũng giảm mạnh trong phiên thứ Hai, khi chỉ số Stoxx 600 giảm 2.1%.

Trên thị trường nợ, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 0.04% xuống 1.328%, trước việc các nhà đầu tư tìm tài sản trú ẩn (lợi suất tỷ lệ nghịch với giá trái phiếu). Trái phiếu chính phủ Đức cũng giảm 0.03% xuống -0.316%. 

Giá kim loại cũng giảm trước ảnh hưởng của thị trường bất động sản Trung Quốc. Riêng mảng này tiêu thụ tới 20% đồng và 10% niken của Trung Quốc, theo các chuyên gia phân tích tại Liberum. Giá đồng giảm 3% xuống $9,074/tấn tại Sở Giao dịch Kim loại London.

“Có nỗi sợ rằng cuộc khủng hoảng này sẽ lan sang các công ty bất động sản khác và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các công trình xây dựng,” theo các chuyên gia tại Commerzbank. “Xây dựng là một trong những mảng tiêu thụ nhiều kim loại thường nhất như đồng, nhôm và thép.”

Quặng sắt giảm xuống dưới $100/tấn lần đầu tiên trong hơn một năm. Thứ hàng hóa này đã giảm hơn 23% trong khoảng một tuần.

Hậu quả là cổ phiếu các công ty khai khoáng là các mã giảm mạnh nhất trong chỉ số FTSE 100 tại London. Cổ phiếu công ty Anglo American giảm tới 6%. Cổ phiếu của các ngân hàng tập trung vào thị trường Trung Quốc của Anh cũng đã giảm: Standard Chartered giảm 6% và HSBC giảm 2%.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ