Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh sau một tuần nhiều hỗn loạn, nhưng khó khăn liệu đã kết thúc?

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh sau một tuần nhiều hỗn loạn, nhưng khó khăn liệu đã kết thúc?

10:08 06/05/2023

Cổ phiếu ngân hàng của Hoa Kỳ đã dẫn đầu đà tăng của chứng khoán Phố Wall vào thứ Sáu, trong khi giá trái phiếu chính phủ giảm mạnh sau dữ liệu việc làm vượt kỳ vọng, làm thị trường tiếp tục lo ngại Fed sẽ giữ mức lãi suất cao trong thời gian dài hơn.

Cổ phiếu của ngân hàng PacWest đã tăng 82% trong phiên New York sau khi giảm rất mạnh trước đó do làn sóng lo ngại mới về sức khỏe của ngành ngân hàng.

Sau đợt bán tháo hôm thứ Năm, chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng 1.9%, nhưng kết thúc tuần lại giảm 0.9%. Nasdaq Composite đóng cửa tăng 2.3% và hầu như không thay đổi trong tuần. Chỉ số Ngân hàng khu vực KBW tăng 4.7%

Derek Holt, người đứng đầu bộ phận kinh tế thị trường vốn tại Scotiabank, cho biết: “Tôi không thấy chất xúc tác quan trọng nào giúp các ngân hàng bình tĩnh hơn ngoài một câu chuyện chung rằng thị trường đồng thuận một cách hơi cực đoan vào chiều hướng tiêu cực"

Mặc dù tăng mạnh vào thứ Sáu, chứng khoán Mỹ đã chịu áp lực trong tuần này sau khi chủ tịch Fed Jay Powell hôm thứ Tư nhấn mạnh rằng sẽ mất một thời gian để lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% của Fed và bác bỏ hy vọng rằng việc cắt giảm lãi suất có thể xảy ra.

Khi cổ phiếu ngân hàng ổn định, dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 253,000 việc làm trong tháng 4, cao hơn nhiều so với mức 180,000 mà các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự đoán, bên cạnh đó tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3.4%. Thomas Simons, nhà kinh tế Hoa Kỳ tại Jefferies, cho biết tiền lương theo giờ tăng nhiều hơn dự kiến, báo hiệu rằng “vẫn còn một chặng đường dài trước khi chúng ta thấy tiền lương giảm tốc xuống mức phù hợp với lạm phát 2%, ngay cả khi tăng trưởng việc làm chậm hơn nữa”.

Column chart of Non-farm payrolls data versus median economist forecasts ('000s) showing The forecast-thumping US jobs market

Dữ liệu NFP tiếp tục vượt kỳ vọng

Các nhà đầu tư đã theo dõi các con số để tìm dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, và họ dấy lên nghi ngờ về việc liệu Fed có bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay như dự kiến hay không.

Richard Flynn, giám đốc điều hành tại Charles Schwab UK, cho biết những con số tích cực sẽ chỉ làm tăng thêm lo ngại rằng “nền kinh tế Mỹ có thể vẫn còn quá nóng trong mắt Cục Dự trữ Liên bang”.

Trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ bị bán tháo, khiến lợi suất Trái phiếu kho bạc hai năm nhạy cảm với lãi suất tăng 0.19 điểm phần trăm lên 3.91%.

Tại châu Âu, chỉ số Stoxx Europe 600 trên toàn khu vực tăng 1.1% và FTSE 100 của London tăng 1%. Tỷ giá GBP/USD tăng 0.6%, lên 1.265, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm ngoái.

Chỉ số Dax của Đức tăng 1.4%, nhờ mức tăng 8.9% của cổ phiếu Adidas, ngay cả sau khi số liệu cho thấy đơn đặt hàng nhà máy của Đức trong tháng 3 đã giảm 10.7% so với tháng trước, mức giảm lớn hơn nhiều so với dự đoán của các nhà kinh tế. Điều đó làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm mạnh trong nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm thứ Năm đã tăng lãi suất thêm 0.25 điểm phần trăm, chậm lại so với các lần tăng trước đó, nhưng cảnh báo rằng cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa đến hồi kết. Lãi suất điều hành của ECB đã tăng từ âm 0.5% lên 3.25% trong 11 tháng, đánh dấu chu kỳ thắt chặt nhanh nhất từ ​​trước đến nay.

Trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô tăng 3.9% lên 75,30 USD/thùng trong khi dầu WTI tăng 4.1% lên 71.34 USD/thùng. Giá vàng giảm 1.7% xuống còn 2.017 USD/ounce sau khi tăng 10% kể từ đầu tháng Ba.

FT

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ