Chuỗi cung ứng toàn cầu đang ra sao khi Trung Quốc nới lỏng phong tỏa?

Chuỗi cung ứng toàn cầu đang ra sao khi Trung Quốc nới lỏng phong tỏa?

14:25 07/06/2022

Các biểu đồ sau đây cho ta thấy được hiện trạng của chuỗi cung ứng toàn cầu khi Trung Quốc dần nới lỏng phong tỏa Covid.

Bản đồ nhiệt chuỗi cung ứng Trung Quốc đang có một số điểm nóng cản trở dòng hàng hóa trong thời gian gần đây.

Các biện pháp "zero Covid" của Trung Quốc về hạn chế vận tải đường bộ và vận tải xuyên thành phố tiếp tục làm chậm lại quá trình sản xuất và logistics. Sự sụt giảm hàng hóa sản xuất hoàn chỉnh được phản ánh trong việc xuất khẩu giảm. Thành phố dự kiến sẽ không mở cửa lại hoàn toàn cho đến giữa cuối tháng Sáu.

Để bù đắp thời gian, các hãng vận tải biển đang tăng cường hủy chuyến hoặc bỏ qua các cảng. Nhưng độ tin cậy của lịch trình không được cải thiện. Theo Sea-Intelligence, trung bình các tàu đến trễ bảy ngày. Điều này đã tạo ra một bức tranh không mấy tốt đẹp cho các nhà quản lý logistics khi họ cố gắng lên kế hoạch trước. Crane Worldwide Logistics cho biết họ đang tư vấn cho khách hàng để yêu cầu không gian tàu trước 3-4 tuần.


Lượng tàu trên biển đang trên đường tới Mỹ đã giảm 30% so với một năm trước

Peter Sand, nhà phân tích trưởng của Xeneta, cho biết: “Sự tắc nghẽn liên tục diễn ra do việc các nhà nhập khẩu Mỹ đang tìm cách lách khỏi các cuộc đàm phán lao động ở Bờ Tây. “Điều này đã dẫn đến việc các cảng Bờ Đông của Hoa Kỳ chuyển lượng hàng nhập khẩu cao kỷ lục và các cơ sở bị tắc nghẽn. Giá giao ngay dù đã giảm, nhưng vẫn ở mức cao trong lịch sử. Giá hợp đồng dài hạn đã tăng vọt, hơn 150% so với cùng kỳ năm ngoái ”.

Lượng container tăng đột biến diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với các cảng Bờ Tây. Các cuộc đàm phán lao động giữa Pacific Maritime Association và International Longshore and Warehouse Union được cho là sẽ tiếp tục sau khi tạm dừng.

Chi phí hậu cần thường được chịu bởi phía vận chuyển và sau đó mới sang người tiêu dùng. Phụ phí nhiên liệu cũng đang góp phần gây ra áp lực lạm phát.

Andreas Braun, Giám đốc sản phẩm vận tải đường biển khu vực châu Âu, Địa Trung Hải và châu Phi tại Crane Worldwide Logistics, nói với CNBC rằng các nhà xuất khẩu châu Âu đang phải đối mặt với số lượng container giảm, nhưng có những lo lắng về một cuộc đình công ở Cảng Hamburg, cảng lớn nhất của Đức tính theo lượng hàng hóa.

Braun nói: “Mối đe dọa về một cuộc đình công của Hamburg Terminal Operator’s Union đang làm chậm cảng,” Braun nói. “Các tàu đang chờ ở vịnh Đức để dỡ hàng ở Hamburg. Sự phối hợp giữa quản lý cảng và các bên vận chuyển đa phương thức đang ngày càng trở nên tồi tệ, và chúng tôi dự đoán sẽ còn tồi tệ hơn nữa ở các cảng của Đức trong thời gian tới.”

Ông Braun cho biết thêm rằng tình trạng tắc nghẽn sẽ trở nên tồi tệ hơn và sẽ có ít container hơn khi hàng hóa tồn đọng ở Trung Quốc được thông quan.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt cũng bị gián đoạn. “Các hoạt động giao hàng bằng tàu hỏa sẽ vẫn hạn chế cho đến khi có thông báo mới,” cảng Đức cảnh báo.

Theo Bethann Rooney, giám đốc tại cảng New York và New Jersey dự kiến sẽ trải qua một đợt tàu “tăng đột biến” bắt đầu từ sáu đến tám tuần sau khi mở cửa trở lại tại Trung Quốc.

Bà nói: “Các container từ Trung Quốc chiếm 29.6% tổng lượng hàng nhập khẩu của chúng tôi, chỉ bằng nửa so với thị phần của Trung Quốc tại Cảng Los Angeles và Long Beach. Nếu chúng tôi không thể giảm lượng hàng nhập khẩu và hàng tồn đọng lâu dài trong vài tuần tới, thì sự gia tăng sẽ rất khó xử lý”.


Tỷ lệ tàu cập cảng đúng hẹn đã được cải thiện, nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với 2 năm trước

Tất cả các cảng Bờ Đông đều có lượng tàu tăng lên. Các quan chức tại Cảng Savannah nói với CNBC rằng họ đang ghi nhận các tàu không theo lịch trình và dự đoán lượng hàng cao kỷ lục trong tháng này.

“Savannah đang bị tắc nghiêm trọng,” Alex Charvalias, chuyên gia chuỗi cung ứng tại MarineTraffic, cho biết.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ