Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc vượt qua sự ngăn chặn của Mỹ

Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc vượt qua sự ngăn chặn của Mỹ

10:42 07/03/2023

Chủ tịch Tập Cận Bình đã tìm cách hỗ trợ khu vực tư nhân của Trung Quốc để giúp vượt qua “sự ngăn chặn” của Mỹ và các nước khác, một động thái chỉ trích trực tiếp đối với đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này.

Trung Quốc đang chật vật với “sự ngăn chặn và đàn áp toàn diện của các nước phương Tây do Mỹ lãnh đạo trong vài năm qua, điều này đã mang lại những thách thức nghiêm trọng và chưa từng có cho sự phát triển của Trung Quốc,” ông Tập nói với cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu đất nước hôm thứ Hai.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực tư nhân đối với nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các công ty tăng cường đổi mới và tiếp tục đóng góp trong việc thiết lập sự độc lập về công nghệ.

Bình luận của ông Tập nhấn mạnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là về lĩnh vực công nghệ tiên tiến, đồng thời đặt ra câu hỏi liệu hai bên có thể thiết lập hàng rào bảo vệ hay không. Sau khi Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden cam kết cải thiện sự căng thẳng giữa hai nước trong cuộc gặp mặt vào tháng 11, mối quan hệ đã chuyển sang hướng tồi tệ hơn.

Ngoài những lo ngại về việc khinh khí cầu gián điệp của Trung Quốc đã bị Mỹ bắn hạ vào tháng trước, chính quyền Biden tiếp tục có những hành động ngăn chặn các công ty lớn của Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ. Đầu năm nay, Mỹ cũng vận động Nhật Bản và Hà Lan hạn chế xuất khẩu một số máy móc sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc, phần lớn là để giảm bớt sự bành trướng quân sự.

Bình luận của ông Tập được đưa ra khi Trung Quốc tổ chức cuộc họp thường niên của cơ quan lập pháp, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Ông cũng kêu gọi các công ty tư nhân chia sẻ trách nhiệm để đạt được sự thịnh vượng chung bằng cách đảm bảo sự ổn định kinh tế cho tất cả nhân viên.

Trong báo cáo công việc chính phủ được công bố khi bắt đầu sự kiện vào Chủ nhật, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường đã nhắc lại lời kêu gọi về một “chiến lược toàn quốc” để vượt qua Washington về nghiên cứu khoa học và công nghệ tiên tiến.

Đặc biệt, Trung Quốc đã tìm cách huy động các nguồn lực quốc gia để phát triển ngành công nghiệp chip của riêng mình. Đầu tháng này, Phó Thủ tướng Lưu Hạc đã phát biểu tại một cuộc họp ở Bắc Kinh rằng việc phát triển ngành này đòi hỏi Trung Quốc phải “tận dụng tốt các lực lượng của cả chính phủ và thị trường”.

Trung Quốc đã cam kết đầu tư thêm 1.9 tỷ USD vào nhà máy sản xuất chip nhớ lớn nhất đất nước, Yangtze Memory Technologies Co (YMTC), điều này có thể báo trước dòng vốn của chính phủ chuẩn bị đổ vào lĩnh vực này.

Theo Tianyancha, một trang web của chính phủ, việc rót vốn từ Big Fund, quỹ đầu tư đặc trưng của Bắc Kinh, dự kiến ​​hoàn thành vào ngày 31/1.

Các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã rất thất vọng vì sự thiếu tiến bộ trong việc phát triển các sản phẩm thay thế chip. Năm ngoái, họ đã phát động một chiến dịch truy quét tham nhũng vào nhằm hạ bệ các quan chức cấp cao và một số giám đốc điều hành có liên quan đến Big Fund.

YMTC là một trong số ít các nhà máy sản xuất chip trong nước thu hút được sự chú ý của các nhà lãnh đạo toàn cầu, cạnh tranh với những gã khổng lồ Hàn Quốc Samsung Electronics Co và SK Hynix Inc để cung cấp chip nhớ cho các ứng dụng từ điện thoại thông minh đến máy chủ trung tâm dữ liệu. Năm ngoái, công ty này đã được đưa vào danh sách đen thương mại của Mỹ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Ngày 28/3, tình hình khu vực Biển Đỏ căng thẳng nhưng hoạt động thương mại toàn cầu tăng tốc và giá dầu phục hồi nhẹ. Hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa được cải thiện, nhưng tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ tăng hơn dự kiến ​​và tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Trung Quốc chậm lại. Giá dầu thô Brent tìm thấy ngưỡng kháng cự gần 87 USD.
Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ