Chính sách kinh tế của Biden có thực sự thuyết phục người dân?

Chính sách kinh tế của Biden có thực sự thuyết phục người dân?

11:47 07/08/2023

Nhận thức của công chúng vẫn chưa bắt kịp với việc cải thiện điều kiện kinh tế và phần lớn người dân vẫn còn lo lắng về lạm phát.

Chính sách kinh tế của Biden có thực sự thuyết phục người dân?
Chính sách kinh tế của Biden có thực sự thuyết phục người dân?

Lạm phát đang giảm, tỷ lệ thất nghiệp ở hoặc gần mức thấp kỷ lục, tăng trưởng của Hoa Kỳ tiếp tục với tốc độ vững chắc… nhưng người dân Mỹ lại cực kỳ bi quan về nền kinh tế. Hơn một nửa cho rằng nền kinh tế đang trở nên tồi tệ hơn, trong khi 28% còn lạị nói rằng nó sẽ không được cải thiện. Chỉ 37% người Mỹ tán thành cách Tổng thống Joe Biden đang xử lý nền kinh tế.

Tin tốt cho Biden là các cử tri có xu hướng lãng quên những sự kiện trong quá khứ. Điều quan trọng đối với việc tái đắc cử của ông không phải là cử tri nghĩ gì về nền kinh tế hiện tại, mà là họ sẽ nghĩ gì về nền kinh tế đó trong một năm tới. Tin xấu là, nếu cử tri không nghĩ rằng nền kinh tế này phát triền tích cực lên, có lẽ họ cũng sẽ không thay đổi suy nghĩ của mình trong một năm, ngay cả khi nền kinh tế được cải thiện.

Việc Biden tái đắc cử phụ thuộc phần lớn vào câu hỏi liệu ông có thể thay đổi suy nghĩ của cử tri hay không. Và câu trả lời phần lớn phụ thuộc vào lý do tại sao lại có khoảng cách như vậy giữa nhận thức kinh tế và thực tế. Dưới đây là một vài lời giải thích:

Độ trễ thời gian: Cách giải thích hợp lý nhất và cũng đơn giản nhất: Cần có thời gian để công chúng tin rằng thời gian mà nền kinh tế tích cực sẽ kéo dài. Dữ liệu liên quan là cuộc suy thoái ngắn do đại dịch năm 2020 và lạm phát gia tăng vào năm 2022. Những sự kiện trên kéo dài gần ba năm và gián đoạn kinh tế trong khi chúng ta mới chỉ quan sát được một vài tháng tương đối tốt gần đây. Nếu đây là lời giải thích, thì tăng trưởng kinh tế liên tục, cùng với lạm phát giảm dần, sẽ bắt đầu mang lại kết quả trong một năm nữa hoặc lâu hơn.

Lạm phát: Tất nhiên, các nhà kinh tế học sẽ nhìn vào rất nhiều số liệu thống kê, nhưng các cử tri quan tâm nhiều đến giá cả. Vì vậy, trong khi các phép đo khác có thể được cải thiện, thậm chí tỷ lệ lạm phát vừa phải - trong khoảng 3% đến 6% - vẫn được coi là cao. Nếu đúng là những quan điểm bi quan về nền kinh tế là kết quả của mức lạm phát hiện tại nặng nề (trái ngược với sự nôn nao từ lạm phát rất cao của năm ngoái), thì những quan điểm về nền kinh tế trong tương lai sẽ phụ thuộc một cách không cân xứng vào mức lạm phát thấp hơn dựa trên mức lạm phát phát 2% của Fed.

Đại dịch: Điều này liên quan đến lời giải thích về độ trễ thời gian: Các cử tri dường như đã chuyển từ mối quan tâm của họ về virus, hầu như không ai coi đại dịch là vấn đề hàng đầu — nhưng một thảm họa tàn khốc như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quốc gia, ngay cả sau khi nó đã qua. Vì vậy, những quan điểm bi quan về nền kinh tế có thể chỉ là sự phản ánh tâm trạng chung của một quốc gia đã gánh chịu nhiều bi thương, điều này cũng có thể giúp giải thích các giai đoạn khác trong nền văn hóa lớn hơn. Nếu vậy, điều này có thể sẽ dần lu mờ trong tương lai và có thể giúp sự lạc quan về kinh tế thay thế cho sự bi quan.

Sự phân cực đảng phái: Như cuộc khảo sát của CNN, có sự chia rẽ đảng phái mạnh mẽ khi nói đến nền kinh tế, với những người Cộng hòa tin rằng nó đã sụp đổ — và một số người thậm chí còn cho rằng họ đã thay đổi hành vi cá nhân (chẳng hạn như thay đổi thói quen lái xe). Điều đó đúng, nhưng cũng đúng khi các đảng viên Đảng Dân chủ có quan điểm trái chiều về nền kinh tế hiện tại. Sự phân cực giữa các đảng phái có thể giải thích tại sao khó có được loại tâm lý kinh tế cực kỳ tích cực đồng lòng vào năm 1964, 1972 và 1984 - nhưng tốt nhất thì đó chỉ nên là lời giải thích một phần cho những gì đang xảy ra hiện nay.

Các phương tiện truyền thông: Cả các nhà báo và các học giả đều ghi nhận xu hướng truyền thông cho rằng tất cả các tin tức kinh tế đều xấu, một quy tắc chỉ bị vi phạm khi tin tức rất tốt trong một thời gian dài. Và có những dấu hiệu cho thấy tin tốt và ý kiến ​​​​chuyên gia đang trái chiều, đặc biệt là trong vài tuần qua. Các phương tiện truyền thông giúp định hình dư luận, vì vậy nếu mô tả của họ về nền kinh tế trở nên tích cực hơn, thì nhận thức về nền kinh tế sẽ được cải thiện.

Còn lý do nào khác?: Là một nhà khoa học chính trị, tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải lưu ý rằng các nhà khoa học chính trị chưa bao giờ có khả năng xác định chính xác chỉ số kinh tế nào dự đoán sự chấp thuận và bầu cử của tổng thống. Thông thường, đó không phải là vấn đề, bởi vì phần lớn nền kinh tế vận hành cùng nhau - nếu tăng trưởng việc làm ổn định thì thu nhập cá nhân, tăng trưởng kinh tế nói chung, v.v. Nhưng chắc chắn có thể có một số chỉ số kinh tế quan trọng ngoài kia mà các nhà kinh tế học và nhà khoa học chính trị đã bỏ qua nhưng lại rất quan trọng đối với cử tri. Tôi nghĩ rằng lời giải thích này là không thể. Nhưng như tôi đã nói, tôi cảm thấy bắt buộc phải nêu ra khả năng đó.

Tôi tự tin hơn khi dự đoán rằng, nếu thời gian thuận lợi tiếp tục diễn ra, cử tri cuối cùng sẽ nhận ra điều đó và tổng thống sẽ được hưởng lợi. Tất nhiên, nếu nền kinh tế đình trệ, thì những điều này sẽ không còn quan trọng đối với Biden, và luôn có khả năng nhận thức sẽ không thay đổi đủ nhanh để giúp ông tái đắc cử vào năm tới. Dù bằng cách nào, nếu muốn tái đắc cử, ông ấy sẽ cần thuyết phục cử tri nhìn nhận nền kinh tế tích cực hơn so với hiện tại.

The Washington Post

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ