Chính phủ và tiền điện tử: Cuộc tranh cãi không có hồi kết?

Chính phủ và tiền điện tử: Cuộc tranh cãi không có hồi kết?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

10:36 17/08/2021

Cuộc đấu khẩu xoay quanh tiền ảo tại Washington đã cho thấy nhiều điều về mối quan hệ giữa bộ máy chính trị và thứ tài sản công nghệ cao này.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz, người cho rằng Washington đừng cố kiểm soát những gì nó không hiểu
Thượng nghị sĩ Ted Cruz, người cho rằng Washington đừng cố kiểm soát những gì nó không hiểu

Cuộc tranh luận về việc những gì nên được tính vào cơ sở hạ tầng đã diễn ra suốt nhiều tháng. Đương nhiên là cầu đường, nhưng còn giáo dục mầm non, bảo hiểm sức khỏe và chăm sóc trẻ em thì sao? Phe Dân chủ nói có, phe Cộng hòa nói không. Trừ băng thông rộng ra, gần như không có bình luận gì đến cơ sở hạ tầng của nền kinh tế số. Nhưng đến phút cuối, điều này cũng đã thay đổi, một cuộc tranh luận nảy lửa về quy định lên tiền ảo khiến dự luật hạ tầng song phương suýt nữa không được thông qua trên Thượng viện.

Trong bài này, ta sẽ tập trung vào hai thứ. Thứ nhất là hiểu được tại sao tiền ảo quan trọng. Công nghệ của nó đang tiến hóa và trở thành thứ gì đó hơn cả một loại tiền kỹ thuật số, và Silicon Valley nhận định rằng nó sẽ là nền tảng để xây dựng internet tiếp theo. Sau đó ta sẽ đi sâu vào cuộc đấu khẩu trong những ngày cuối cùng, vì đây mới chỉ là trận đánh khởi đầu của một chiến dịch rất lâu dài.

“Tiền ảo bắt đầu vào năm 2009 với sự khai sinh của Bitcoin,” theo Fred Ehrsam, đồng sáng lập của Coinbase và Paradigm. “Nhiều người vẫn nghĩ tiền ảo là một thứ gì đó mang tính đầu cơ cao. Điều này đúng với những năm đầu tiên, nhưng tiền ảo lúc này đã rất khác lúc đó.”

Ehrsam nói rằng tiền ảo có ba giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, công nghệ được sử dụng để phát triển ra chúng. Thị trường tiền ảo hiện trị giá khoảng hai nghìn tỷ USD, một con số rất lớn khi tiền ảo thậm chí chưa tồn tại trước năm 2008.

Mặt tối của tiền ảo

Những đồng tiền này đảm nhiệm hai trọng trách. Thứ nhất, chúng là tiền tệ, những người tham gia thị trường mua bán chúng - và đôi khi dùng chúng để mua bán hàng hóa. Nhưng chúng cũng là cách mạng lưới tiền ảo trả công cho sự phát triển: Bạn nhận tiền ảo bằng việc nâng cấp hệ thống, giúp cho mạng lưới phi tập trung khổng lồ này tồn tại được.

Nhưng đây cũng chính là mặt tối của tiền ảo: Việc khai thác tiền ảo tiêu tốn rất nhiều điện và biến nhiều mạng lưới thành mối đe dọa tới môi trường. Theo Digiconomist, Bitcoin và Ethereum cộng lại tốn điện bằng cả Indonesia.

Hơn nữa, những đột phá này nhiều phần vẫn đang phi pháp. Mục đích chính của giao dịch tiền ảo là sự ẩn danh - mọi giao dịch đều được bảo mật kể cả khi bạn không biết đang giao dịch với ai. Điều này khiến tiền ảo trở thành phương tiện ưa thích để rửa tiền, mua bán trái pháp luật và tống tiền. Trên thực tế, tội phạm là những kẻ sớm bắt nhịp với công nghệ mới, nên mối liên hệ giữa tiền ảo và tội phạm sẽ dần biến mất khi công nghệ này tiếp tục phát triển. Nhưng để đến được lúc đó, cần phải có những quy định siết chặt, và điều này đang làm cộng đồng tiền ảo lo lắng.

Một khi đã có được mạng lưới tiền ảo ngày càng thu hút người dùng, ta có thể làm rất nhiều thứ với chúng. Giai đoạn hai sẽ tiếp nối giai đoạn một: tiền điện tử đã được sinh ra, liệu có nên tồn tại dịch vụ tài chính mã hóa hoàn toàn, vượt khỏi tầm kiểm soát của các ngân hàng và luật pháp?

Đây chính là giả thuyết xoay quanh tài chính phi tập trung (DeFi), với hy vọng thay thế các trung gian tài chính như ngân hàng bằng các hợp đồng trên hệ thống sổ cái tiền ảo. Theo một số phỏng đoán, có khoảng 100 tỷ USD tài sản được nắm giữ trong các ứng dụng DeFi, từ con số 0 của bốn năm trước.

“Tôi nghĩ chúng ta mới chỉ đạt được 1/10 của 1% tiến độ phát triển DeFi,” theo Ehrsam.

Nhưng giai đoạn cuối cùng là giai đoạn các tín đồ tiền ảo trở nên mơ mộng: Họ tin rằng tiền ảo sẽ là nền tảng cho một loại internet tốt hơn, thứ họ gọi là Web 3.0.

Có thể nghĩ về việc này như sau: Internet của hiện tại cho phép ta trao đổi thông tin nhanh chóng. Và internet cũng rất giỏi trong việc miễn phí hóa thông tin. Nhưng chính vì lý do đó, nó rất tệ trong việc làm thông tin đắt hơn, điều đôi khi cũng rất cần thiết. Điều internet đang thiếu là cách để xác minh danh tính, quyền sở hữu và tính xác thực - những thứ tối thiểu giúp những người sáng tạo được trả thù lao cho công sức của họ.

Đây là một lý do tại sao sự giàu có của web vẫn chưa được chia sẻ rộng rãi: Ta làm giàu bằng việc bán quyền truy cập, hoặc xây dựng công ty thiết kế tính năng cho internet. Facebook làm giàu bằng việc thiết kế một hạ tầng độc quyền dành cho danh tính, và Spotify tạo ra một nền tảng giúp nghệ sĩ thu lời từ sản phẩm của họ. Những người giúp internet trở nên tuyệt vời lại bị buộc phải làm theo những điều khoản bóc lột của những kẻ trung gian.

Đây là vấn đề mà công nghệ của tiền ảo sẽ giải quyết, ít nhất là trên lý thuyết: Nếu internet hiện tại giúp ta dễ dàng sao chép thông tin, internet của tương lai sẽ giúp ta dễ dàng trao đổi quyền sở hữu của hàng hóa điện tử. Tiền ảo giúp ta biến hàng hóa trở nên khan hiếm, tăng giá trị cho chúng; giúp ta chứng minh quyền sở hữu để ta mua bán chúng; và khiến danh tính mạng dễ kiểm chứng hơn. Cùng nhau, chúng tạo nên một nền kinh tế số, nơi những người sáng tạo được trả công xứng đáng. 

Nền kinh tế này đang dần hình thành với NFT, một thứ tài sản khá mới lạ trên thị trường. Nhưng khi mọi người bắt đầu đắm chìm vào những vũ trụ mạng “metaverse”, ta sẽ chứng kiến một sự bùng nổ của nền kinh tế ảo, với những hàng hóa và dịch vụ còn khó đoán hơn. Tuy nhiên, những công nghệ này còn non trẻ. Đặt ra quy định, theo cộng đồng tiền ảo, sẽ là một thảm họa. Một số người trên Quốc hội Mỹ đồng tình, và dẫn tới cuộc khẩu chiến về dự luật hạ tầng.

Ai tin tưởng Bộ Tài chính?

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ted Cruz đã phát biểu rằng: “Hãy giả sử ta cho 100 thượng nghị sĩ trong phòng họp này và hỏi họ đứng lên và định nghĩa xem tiền ảo là gì, không tới năm người sẽ trả lời được.” Ý của thượng nghị sĩ Cruz rất đơn giản: Quốc hội Mỹ không hiểu tiền ảo là gì, nên đừng cố kiểm soát nó.

Thượng nghị sĩ Cruz chỉ đúng một nửa. Đúng là Quốc hội Mỹ không có chuyên môn để trực tiếp giám sát thị trường tiền ảo, nhưng Quốc hội không định trực tiếp giám sát nó. Họ muốn Bộ Tài chính đảm nhiệm việc này. Bên trong dự luật hàng nghìn tỷ là một điều khoản cho phép Bộ Tài chính áp đặt thuế lên những “môi giới” có liên quan đến những giao dịch trên thị trường.. Đây là khoản hiếm hoi mà cả hai đảng đều đồng thuận. Điều khoản này được thêm vào bởi thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rob Portman và được hậu thuẫn bởi chính quyền tổng thống Biden.

“Nghị sự áp đặt thuế được đặt ra bởi tổng thống tập trung vào nghĩa vụ phải đóng thuế của người dân,” theo David Kamin, phó trưởng Hội đồng Kinh tế Quốc gia. “Những người có thu nhập cao thường có biểu hiện trốn thuế, một phần vì thu nhập của họ khá mờ ám.”

Và không có thị trường nào mờ ám hơn thị trường tiền ảo lúc này.

Đề xuất của Portman tăng quyền hạn của Bộ Tài chính trong việc xác định ai là “môi giới” trong thị trường tiền ảo, và yêu cầu họ phải đóng thuế. Đề xuất này quá rộng, theo cộng đồng tiền ảo, và dẫn tới vận động hành lang kịch liệt để phản đối nó.

“Tôi không biết Bộ Tài chính sẽ dùng quyền hạn đó như nào,” theo Jerry Brito, giám đốc điều hành Coin Center, một nhóm ủng hộ tiền điện tử. “Tôi sợ họ sẽ lạm dụng quyền hành và gây hậu quả không đáng có, vì họ không hiểu công nghệ.”

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Ron Wyden, cùng các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Cynthia Lummis và Patrick Toomey, đồng ý với quan điểm này và muốn thu hẹp lại những người có thể bị xem là “môi giới”.

“20 năm trước nếu có kiểu luật lệ này, internet đã không thể phát triển và thịnh hành được như hôm nay,” theo ông Wyden. 

Cuộc chơi đuổi bắt

Nhưng với nhiều người tại Washington, thay vì nghĩ Quốc hội đang áp đặt kiểm soát mạng lưới tiền ảo quá sớm, lại nghĩ họ đang làm quá muộn.

“Chúng ta không dành chút thời gian nào cho tiền ảo suốt từ năm 2009 đến năm 2017,” theo Jason Furman, người đứng đầu Hội đồng Cố vấn Kinh tế trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Obama. “Tôi chắc rằng đã có những bàn luận trong Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý, nhưng không thu được kết quả. Nên Washington đang rất thụt lùi trong việc xử lý với mảng này.

Với những câu chuyện về việc tiền ảo có thể trở thành gì, thực tế cho thấy nó là một thị trường tài chính với tài sản biến động mạnh, nơi đầy rẫy những vụ lừa đảo. Còn DeFi, nó trở thành nơi tài sản phái sinh và công cụ tài chính phức tạp được tạo ra và trao đổi. Một nỗi lo chung của chính phủ là những thị trường này đang khởi sắc qua việc trốn thuế và né tránh pháp luật.

Đây lại là một câu chuyện muôn thuở: Amazon có được lợi thế sớm nhờ trốn thuế suốt nhiều năm, Uber và Lyft đã né tránh quy định về vận tải và lao động đến khi hai công ty này đủ mạnh để viết lại những luật lệ này. Nhưng có những nguy hiểm đặc biệt của những công cụ tài chính thiết kế để né tránh. Ai trải qua thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008 đều có thể thấy mối nguy từ các ngân hàng bóng tối (shadow bank).

“Không thể để một thị trường phái sinh không được kiểm soát, không được cấp phép cạnh tranh với một thị trường phái sinh được kiểm định và cấp phép đầy đủ,” theo Dan Berkovitz, ủy viên của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai. “Ngoài việc không có các biện pháp bảo vệ thị trường và khách hàng, sẽ không công bằng khi áp đặt luật pháp, chế tài lên những người tham gia vào thị trường trong khi cho phép đối thủ không được kiểm soát hoạt động hoàn toàn tự do.”

Dù vậy, những thành viên của Bộ Tài chính vẫn đang khá sốc với tuần trước. Với họ, những phản đối lên đề xuất của Portman là một phản ứng thái quá với một điều khoản cần nhiều năm để lên kế hoạch, lúc đó, nền công nghiệp tiền ảo sẽ có thời gian để phản kháng. Dự luật này rộng, không phải vì Bộ Tài chính muốn bắt bất cứ ai có sử dụng blockchain phải kê khai thu nhập, mà vì nó không muốn có thành kiến về cấu trúc của mạng lưới tiền ảo. Tín đồ tiền ảo liên tục nói rằng mạng lưới không nên bị kiểm soát đến khi đã được hiểu rõ hơn, nhưng đấy chính là lý do tại sao, theo Bộ Tài chính, Quốc hội không nên ngăn cản trước khi đưa ra quy trình quản lý đầy đủ.

Và tất nhiên, cộng đồng tiền ảo có một cách nhìn khác.

“Điều khoản này vẫn quá rộng,” theo Katie Haun, đồng chủ tịch quỹ đầu tư tiền ảo của Andreessen Horowitz. “Nó có thể bao gồm cả nhà phát triển phần mềm và người đào tiền. Bộ Tài chính nói họ sẽ không bao gồm những thành phần trên, nhưng điều đó bỏ ngỏ tính không chắc chắn, dẫn tới sự đóng băng trong đổi mới.”

Điều kỳ lạ trong câu chuyện này là các bên đều hướng tới một mục tiêu. Những người trong cộng đồng tiền ảo đều muốn chấp hành nghĩa vụ thuế; nhưng họ không muốn những người phát triển phần mềm hay người đào tiền ảo dính líu tới việc này. Những người trong chính phủ muốn có thêm thông tin cần thiết cho việc đánh thuế, và họ cũng không quan tâm tới những người phát triển phần mềm hay đào tiền ảo không có liên quan trong các giao dịch.

Sự thật là có một chút hiểu lầm và hoài nghi giữa hai phía. Phe tiền ảo muốn ít kiểm soát và ít thuế, như mọi ngành nghề khác, và nhiều nhân vật chủ chốt rất không có thiện cảm với chính phủ. Suy cho cùng, nguồn gốc của công nghệ là để hạn chế quyền kiểm soát của nhà nước với tiền tệ, kể cả khi dòng tiền đổ vào đây đã chắc chắn rằng tiền ảo sẽ dính chặt với chính phủ.

Phe chính phủ muốn quyền điều hành rộng hơn để hạn chế trốn thuế. Họ sợ một tương lai khi tiền ảo đủ mạnh để đe dọa hệ thống tài chính, trong khi họ không có công cụ để kiểm soát tình hình, như thị trường phái sinh năm 2007.

Có một chút trớ trêu ở đây. Sự bùng nổ của tiền ảo là hậu quả của việc chính phủ đánh mất uy tín sau cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng chính mảng này sẽ bị chính phủ can thiệp khi sau khủng hoảng, họ đang nghi ngờ việc giới trẻ thu lời vô kể từ những tài sản phức tạp này.

“Bạn phải tự hỏi: Bạn có nghĩ rằng tài chính là một lĩnh vực đang bị kiểm soát quá chặt hay quá lỏng? Bạn lo đến việc những sản phẩm mới này không tồn tại được do luật lệ, hay bạn lo rằng người dân đang bị lợi dụng?” Theo Furman.

Thượng viện đã thông qua dự luật mà không thay đổi gì trong điều khoản về tiền ảo. Có một đề xuất mà cả hai đảng đều ủng hộ, nhưng vì lý do thủ tục, yêu cầu sự nhất trí hoàn toàn, và thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Richard Shelby đã phản đổi để có được 50 tỷ USD chi tiêu quân sự. Thượng viện là một thể chế lố bịch, điều hành bởi những luật lệ lố bịch. Nhưng đây là khởi đầu của mối quan hệ lâu dài giữa chính phủ và cộng đồng tiền ảo. Suy cho cùng, tất cả mọi thứ chỉ xoay quanh thuế. Giảm thiểu rủi ro trong thị trường tiền ảo sẽ khó hơn nhiều, nhưng cuộc chiến đó vẫn còn dài.

Sydney Morning Herald

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua

Tuần trước, Bitcoin cùng với các tài sản rủi ro khác đều ghi hận mức giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Tuy nhiên, nó đã lấy lại được vị thế vào đầu ngày thứ hai sau khi Hồng Kông phê duyệt các quỹ ETF BTC và ETH giao ngay. Trong một tin tức khác, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo điều tra đối với Uniswap Labs và MarginFi đã phải hứng chịu dòng tiền hơn 200 triệu USD chảy ra khỏi giao thức khi người sáng lập của nó rời đi. Tuần này chúng tôi sẽ nói về cuộc chiến phí giao dịch ở Hàn Quốc, phản ứng của thị trường trước thông báo điều tra đối với Uniswap Labs, sự thống trị ngày càng gia tăng của Coinbase và mối tương quan giữa BTC và USD.
Nhận định triển vọng lãi suất của ECB
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định triển vọng lãi suất của ECB

CPI tháng 3 của Hoa Kỳ đã ghi nhận ở mức cao hơn dự kiến và đẩy lùi những kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde khẳng định rằng ECB sẽ đưa ra những quyết định lãi suất không phụ thuộc vào Fed và đưa ra những tín hiệu cắt giảm lãi suất. Bài viết sẽ giải thích những lý do khiến thị trường tin rằng ECB sẽ ha lãi suất trước Fed.
Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu

Vào ngày 18/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã chấm dứt tình trạng lãi suất âm kéo dài suốt 8 năm bằng cách tăng lãi suất đi vay lần đầu tiên sau 17 năm. Tuy nhiên, trái với nhiều người kỳ vọng, đồng yên tiếp tục suy yếu trong khi chỉ số Nikkei 225 tăng điểm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do cho điều này.
Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ