Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 01.03.2021: Hạn chế tham gia thị trường và chờ đợi các vùng giá tốt hơn

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 01.03.2021: Hạn chế tham gia thị trường và chờ đợi các vùng giá tốt hơn

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

15:57 01/03/2021

Giữ quan điểm linh hoạt và giao dịch một cách có chiến thuật ở thời điểm hiện tại. Có thể đứng ngoài chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn.

EUR – Simon Spearing

Mới chỉ thứ 5 tuần trước thôi, tôi còn rất hào hứng với việc EUR/USD hướng đến mức 1.2200 và nghĩ rằng chúng ta sẽ sớm kiểm tra lại đỉnh của nhiều năm liền trong những phiên kế tiếp. Sự biến động hỗn loạn của lợi suất đã ngăn chặn ý tưởng trên, khi tài sản rủi ro chịu áp lực và USD trở thành tâm điểm. Chắc hẳn đang có một cuộc tranh luận diễn ra trên thị trường, rằng liệu xu hướng hỗn loạn của lợi suất sẽ ảnh hưởng lên thị trường đến mức nào, và từ đó chúng tôi phải đứng ngoài phần nào đối với tỷ giá EUR/USD bởi thay đổi theo chiến thuật giao dịch ngắn hạn khi tình thế trên vẫn diễn ra. Việc các quan chức Fed không thể đẩy rùi đà tăng gần đây làm dấy lên lo ngại cho toàn thị trường, và cho đến khi nào điều này được nhắc đến trực tiếp, có thể là bởi ông Powell vào thứ 5 tới đây, thì xu hướng biến động mạnh vẫn còn tiếp tục.

GBP – Charlie Cass

Thị trường đang dần ổn định trở lại khi lợi suất TPCP thoái lui vào thứ Sáu và Cable phục hồi kiểm tra vùng 1.40 trong sáng nay sau một phiên giao dịch cuối tháng đầy biến động. Thật khó để tin rằng nhịp điều chỉnh của lợi suất đã kết thúc và chúng ta chưa thể ngay lập tức quay lại bán USD và mua các đồng tiền được yêu thích mặc dù tôi vẫn tin tưởng vào cú trade này, vị thế thị trường vẫn còn là một vấn đề và nhìn vào một số chỉ báo động lượng kỹ thuật đã đạt đến mức quá mua trên toàn bộ các cặp tiền, có vẻ như vẫn còn dư địa cho một nhịp điều chỉnh, hoặc ít nhất, giai đoạn đi ngang sẽ tiếp tục. Chúng tôi đang trở lại chế độ giao dịch chiến thuật với đồng GBP và tìm kiếm cơ hội giao dịch trong biên độ 1.3850/1.4050 trong các phiên tới. Ngân sách của vương quốc Anh sẽ là sự kiện lớn vào thứ Tư với bộ trưởng tài chính Sunak vẫn dự kiến sẽ cam kết duy trì kích thích hơn nữa trong nửa đầu năm nhưng sẽ bắt đầu quá trình tăng thuế (có khả năng giữ nguyên biên độ thuế thu nhập và thông báo trước việc tăng thuế doanh nghiệp). 1,3910/15 là hỗ trợ ban đầu với 1.3830 bên dưới (0.8630, 0.8585 với EUR/GBP) trong khi 1.4000 là mức kháng cự đầu tiên với 1.4050/55 ở bên trên (0.8670/80, 0.8730/40 với EUR/GBP).

AUD, NZD, CAD – James Clark

Xu hướng dịch chuyển của FX và lợi suất trở nên khó lường vào tuần trước, và điều thú vị là trong khi lợi suất và chứng khoán đã có vẻ ổn định vào thứ 6 vừa rồi, thì FX lại vật lộn để tìm điểm cân bằng. Mọi thứ có vẻ ổn hơn khi phiên London mở cửa hôm nay, TTCK đã bật tăng, cũng như các đồng high-beta, nhưng với tốc độ và mức độ di chuyển hiện tại, nếu cho rằng đây đã là điểm kết thúc của đà giảm bởi nhịp hồi vào đầu tuần thì thật ngây thơ! Chúng ta vẫn sẽ chịu đựng thị trường biến động 2 chiều cho đến khi nào ảnh hưởng của lợi suất tăng lên TTCK/thái độ của Fed được giải mã rõ ràng. Thị trường hẳn sẽ rất chú ý đến phát biểu của các thành viên Fed trong tuần này. RBA sẽ họp vào sáng mai, với khả năng sẽ thể hiện sự không hài lòng với tốc độ tăng của lợi suất TPCP Úc. Tôi nghi ngờ rằng chủ yếu sẽ chỉ là lời nói hơn là hành động, trong đó nhấn mạnh họ đã sẵn sàng can thiệp thông qua mua trái phiếu không theo kế hoạch, như đã từng làm vài lầnt rước đây. “Hành động” mà họ có thể thực hiện là kéo dài yield-curve-control (YCC) từ kỳ hạn 3 năm lên 5 năm, nhưng điều này sẽ là cú nổ lớn nếu xảy ra. Thị trường đang chờ đợi ngày thông báo chi trả cổ tức của hàng loạt tập đoàn Úc, do đó tôi hy vọng AUD sẽ tìm thấy lực hỗ trợ và tôi sẽ lựa chọn Long AUD chiến thuật. Cặp chéo AUD/NZD sẽ là nơi thích hợp để thể hiện quan điểm trên.

JPY – James Clark

Sau khi bị cuốn vào một loạt các chủ đề trong tuần trước, USD/JPY cuối cùng đã xác định được xu hướng của riêng mình vào thứ Sáu, tăng giá so với USD bất chấp sự điều chỉnh rất mạnh của lợi suất. Sự phá vỡ tương quan gần đây có lẽ phần nào được thúc đẩy bởi dòng tiền tái cân bằng cuối tháng, thời điểm chúng tôi kỳ vọng dòng tiền chảy ra khỏi JPY. Tôi không cho rằng đà tăng của lợi suất đã kết thúc, và thị trường sẽ cần phải nghe thấy một số lo ngại cũng như kế hoạch hành động từ Fed nhằm đối phó với việc lợi suất tăng lên để thực sự dập tắt những lo ngại hiện tại. Nhưng khi lùi lại một bước và quan sát với một quan điểm (tương đối) mới mẻ vào sáng nay (sự chú ý của tôi bị chi phối bởi các vị thế thua lỗ long các đồng beta cao vào thứ Sáu), tôi thực sự cảm thấy USD/JPY đang ở mức giá khá cao dựa trên nhịp điều chỉnh của lợi suất và mở một vị thế short chiến thuật tại kháng cự 106.90/00 có vẻ là điều hợp lý lúc này.

CHF – Matthew Pheasant

Một tuần biến động mạnh đối với các thị trường ngoại hối và CHF cũng không ngoại lệ khi EUR/CHF tăng gần 3% so với mức thấp nhất trong tháng 2 trước khi ổn định lại ở gần 1.095x. Tâm lý thị trường khá ổn định trong đầu giờ chiều nay, tuy nhiên, tôi vẫn khuyến nghị giao dịch một cách chiến thuật trong khi chúng ta chờ đợi chỉ đạo rõ ràng hơn từ các ngân hàng trung ương và phản ứng của họ trước đợt tăng lợi suất gần đây. Tôi cảm thấy rất khó để bullish với đồng Franc vì đây sẽ là một trong những đồng tiền đầu tiên được sử dụng làm đồng tiền tài trợ, vì vậy tôi vẫn đứng ngoài ở thời điểm này.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ