Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 20.05.2022: Vẫn "bearish" với USD/JPY

Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 20.05.2022: Vẫn "bearish" với USD/JPY

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

16:11 20/05/2022

Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan trading desk tại London.

Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 20.05.2022: Vẫn "bearish" với USD/JPY
Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 20.05.2022: Vẫn "bearish" với USD/JPY

EUR - Kevin Hebburn

Đồng Euro trông khá nặng về vào sáng hôm qua sau khi trải qua một nhịp đảo chiều khá nhanh chóng. Trong khi các “cơn gió ngược” trên toàn cầu vẫn còn đó, nhìn sâu hơn sẽ thấy khả năng phục hồi trong dữ liệu kinh tế, một ECB đang di chuyển theo hướng “diều hâu” với mong muốn đồng tiền của họ mạnh hơn và chênh lệch lợi suất TPCP Đức/TPCP Mỹ tiếp tục đi theo hướng có lợi cho đồng Euro trong những phiên gần đây. Các quỹ tiền thật đã bắt đầu thay đổi quan điểm về đồng Euro và chúng tôi đang thấy một số động thái mua vào trong những phiên gần đây bất chấp hành động giá trái chiều. Bên dưới 1.05 bây giờ sẽ là một điều gây thất vọng, pivot lớn trên 1.0640/50 sẽ là vùng quyết định xu hướng trong trung hạn. PMI vào tuần tới sẽ là “chìa khóa” thúc đẩy một nhịp tăng cao hơn.

AUD, NZD - James Clark

Đối với các đồng beta cao, CNH có thể sẽ vẫn sẽ đóng vai trò dẫn dắt quan trọng, và việc USD/CNH giảm xuống dưới 6.70 có thể khiến các đồng antipodeans mạnh lên trong ngày hôm nay. Nhưng tôi không nghĩ rằng Trung Quốc đã ổn định trở lại ngay cả với tin tức về vắc-xin ngày hôm qua. Tôi vẫn nghĩ rằng họ sẽ gặp nhiều khó khăn để có thể di chuyển trở lại trên quy mô rộng tương đương với một nền kinh tế lành mạnh trong thời gian tới. Tôi cho rằng 6.60 sẽ là hỗ trợ tốt cho USD/CNH và tôi sẽ chờ mua ở đó.

GBP - Charlie Cass

Số liệu từ Anh khá hai chiều khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong nửa thập kỷ trong khi doanh số bán lẻ lại phần nào tích cực. Yếu tố cơ bản chưa thay đổi nhưng đồng Sterling không được chúng tôi ưa chuộng vì nó đang di chuyển theo đồng USD. Quỹ tiền thật và quỹ phòng hộ đã bán ra số lượng nhỏ, chúng tôi vẫn giữ vị thế Short GBP so với EUR và JPY nhưng không chắc chắn về GBP/USD. Kháng cự với đồng Pound nằm tại vùng 1.2520/30 và 1.2650/70.

CAD - Simon Spearing

Vào thứ Tư, USD/CAD đã phục hồi nhờ vào cổ phiếu và dầu giảm giá, nhưng hôm qua động lực đó bị “làm ngơ” và thay vào đó USD/CAD giảm cùng với một đồng USD yếu hơn. Tôi đang cảm thấy khó đoán xu hướng của USD/CAD trong môi trường này, nhưng dòng tiền chắc chắn đã chuyển sang tích cực đối với CAD trong tuần này, với các quỹ tiền thật đã mua vào đáng kể ngày hôm qua. Với việc DXY phá vỡ xuống dưới 103 và câu chuyện về chủ nghĩa ngoại lệ của Hoa Kỳ bắt đầu thay đổi dựa trên dữ liệu yếu hơn của nước này, USD/CAD thực sự có thể bắt đầu giảm thấp hơn. Mặc dù vẫn còn sự ngẫu nhiên trong hành động giá của tuần này, việc phá vỡ hỗ trợ tại 1.2780 nhiều khả năng sẽ nới rộng đà giảm, trong khi đó các nhịp tăng lên 1.2830/40 sẽ là cơ hội bán.

CHF - Charlie Cass

CHF đã nổi cơn thịnh nộ trong phiên giao dịch hôm qua sau bài phát biểu của ông Jordan vào thứ 4 và đà tăng này có vẻ sẽ còn tiếp diễn nếu bạn thấy chi nhánh của chúng tôi ghi nhận lực bán mạnh như thế nào trong thời điểm đồng tiền này còn yếu do bình luận của SNB rằng sẽ chỉ can thiệp linh hoạt vào thị trường. Chúng tôi nghĩ có nhiều vị thế Short phải short-covering, chủ yếu từ các quỹ tiền thật và quỹ phòng hộ. 1.02 là mục tiêu đầu tiên của EUR/CHF, sau đó là 1.00.

JPY - Charlie Cass

Chỉ số CPI của Nhật Bản đạt mức 2.5% trong sáng nay, như dự đoán và lần đầu tiên chỉ số CPI ở mức trên 2% kể từ năm 2015. Điều đó không ảnh hưởng gì đến chính sách của BoJ và USD/JPY vì BoJ đã nói với chúng tôi rằng họ đang “làm ngơ” việc giá năng lượng cao đã thúc đẩy lạm phát tăng đột biến tạm thời. Đối với USD/JPY, chúng ta có sự tăng trưởng toàn cầu, sự suy yếu của thị trường chứng khoán và vị thế thị trường đang đè nặng lên cặp tiền này nhưng tài khoản vãng lai của Nhật Bản vẫn âm đang hỗ trợ USD/JPY sau mỗi nhịp giảm. Những độc giả thường xuyên sẽ biết tôi “bearish” USD/JPY trong vài tuần qua. Mặc dù tôi thừa nhận rằng nó sẽ không giảm mạnh theo một đường thẳng do tình hình tài khoản vãng lai, nhưng có vẻ như nó đang biến động zigzag theo hướng đi xuống, và điều này vẫn đáng khích lệ. Tôi đang kỳ vọng vùng 128.00/20 được giữ vững trong nhịp tăng này, và tôi dự đoán nó sẽ nới rộng đà giảm nếu có thể vượt qua ngưỡng hỗ trợ 127 quan trọng.

JP Morgan Trading Desk

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ