Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 16.08.2021: Giữ quan điểm bearish với NZD trước cuộc họp của RBNZ tuần này

Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 16.08.2021: Giữ quan điểm bearish với NZD trước cuộc họp của RBNZ tuần này

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

15:24 16/08/2021

Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan trading desk tại London.

Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 16.08.2021: Giữ quan điểm bearish với NZD trước cuộc họp của RBNZ tuần này
Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 16.08.2021: Giữ quan điểm bearish với NZD trước cuộc họp của RBNZ tuần này

GBP – Charlie Cass

Số trường hợp nhiễm bệnh bắt đầu tăng cao hơn một chút, điều này sẽ không thoải mái đối với những “chú bò” đồng GBP khi cặp tiền đang ở giai đoạn trì trệ sau khi thoái lui từ mức tăng đột biến gần đây. Cùng với đó là một nhịp đảo chiều trên cặp chéo EUR/GBP và những hành động giá điều chỉnh diễn ra cho thấy sự thiếu hụt động lực. Hành động giá không quá khích lệ vì cặp tiền đã bứt phá biên độ lên trở lại trên 0.85, vì vậy chúng tôi giữ vị thế short của mình nhưng chúng tôi sẽ không bổ sung cho đến khi chúng tôi thấy thêm dữ liệu - số ca nhiễm bệnh là nguyên nhân chính giới hạn sức mạnh của đồng bảng Anh bây giờ và lượng vị thế từ các quỹ phòng hộ đã cho thấy động lượng rất mạnh, họ đã mua ròng GBP 14/16 phiên gần đây. 1.3800 vẫn hỗ trợ ban đầu với 1.8775 (200d) ở bên dưới (0.8450, 0.8420/30 với EUR/GBP) trong khi 1.3880/90 là kháng cự với 1.8950/55 ở bên trên (0.8500/05, 0.8555/60 với EUR/GBP).

JPY – James Clark

Động thái kỳ lạ vào thứ Sáu khi USD/JPY và USD/EM (đồng tiền của các quốc gia mới nổi) đều bị bán tháo do số niềm tin người tiêu dùng của đại học Michigan ở Mỹ yếu kém. Bạn có thể tranh luận rằng nó có thể đẩy lùi thời gian thắt chặt, nhưng đối với tôi, có một câu chuyện đang lớn dần với những lo ngại về tăng trưởng mà hành động giá trong các đồng anti đã thể hiện vào tuần trước và cần được lưu ý. Tôi, giống như rất nhiều người trên thị trường, có vẻ như đã bị mắc kẹt với một số giao dịch Long USD qua JPY và CHF và chúng tôi đã thấy một số lực bán USD/JPY từ các quỹ tiền thật ở nước ngoài vào cuối phiên London. Short JPY không phải là vị thế mà tôi yêu thích dựa trên bối cảnh lo ngại tăng trưởng và tôi nghĩ việc chuyển qua Short các đồng tiền beta cao qua USD là rất hợp lý.

CAD – James Clark

Sáng nay không phải là phiên giao dịch tích cực đối với tài sản rủi ro khi những lo ngại về vấn đề địa chính trị từ Trung Đông và dữ liệu nghèo nàn của Trung Quốc đã khiến lợi suất và hàng hóa giảm, điều này đã chứng kiến đồng CAD giảm trở lại. Cũng có tin tức về việc Trudeau kích hoạt một cuộc bầu cử chớp nhoáng ở Canada, trong khi ông đã từng làm như vậy vào thời điểm thuận lợi cho ông và đảng của ông, sự gia tăng bất ổn chính trị (mặc dù tương đối mỏng) có thể tác động tiêu cực lên đồng loonie và tôi chọn cách đứng ngoài vào lúc này. Nếu tâm lý risk-off hiện tại được tiếp tục, các mức kháng cự là đường MA 200 ngày tại 1.2562 và 1.2590/1.2605 là mục tiêu tiếp theo.

CHF – Matthew Pheasant

Đồng bạc xanh yếu hơn vào thứ Sáu đã đưa USD/CHF rời khỏi mức đỉnh gần đây và quay trở lại dưới 0.92, với việc các chi nhánh của chúng tôi ghi nhận nhu cầu bán đồng đô la từ cả cộng đồng quỹ tiền thật và quỹ phòng hộ. Tâm lý rủi ro sáng nay suy yếu sau khi dữ liệu Trung Quốc yếu hơn, sự tiếp tục lo ngại về virus và sự sụp đổ của Kabul, tất cả đều dẫn đến đồng đô la vững chắc hơn. Về cơ sở trung hạn, chúng tôi vẫn thích bán đồng CHF so với đồng đô la, kỳ vọng sự phân kỳ chính sách tiền tệ giữa Hoa Kỳ và Thụy Sĩ sẽ giữ cho USD/CHF được hỗ trợ. Thị trường mùa hè và thanh khoản kém có nghĩa là chúng tôi vẫn sẽ giao dịch chiến thuật, cảnh giác với sự lặp lại của ngày thứ Sáu, tuy nhiên sẽ vẫn được khuyến khích nếu USD/CHF có thể duy trì trên mức hỗ trợ 0.9130/40 và vượt lên trên 0.92.

AUD, NZD – James Clark

Các đồng Antipodeans tiếp tục giao dịch yếu dù đồng USD suy yếu vào thứ Sáu, nhưng với những diễn biến gần đây, tôi nghiêng về phía bearish với các đồng tiền này. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tăng trưởng đã bị hạ hơn 1 sigma ở 25% quốc gia trong quý vừa qua. Rõ ràng tăng trưởng của Trung Quốc là một mối lo ngại, hàng hóa (đặc biệt là quặng sắt) đã giảm đáng kể, niềm tin đang sụp đổ và tồi tệ hơn, hiện có nhiều mối về biến thể Delta và hiệu quả của vắc-xin. Điều này giống như một môi trường để gắn bó với Long USD, đặc biệt là qua với AUD, nơi vị thế đã rõ ràng hơn sau RBA và NZD, nơi thị trường đang bullish do kỳ vọng thắt chặt của RBNZ. Chúng ta sẽ nghe từ RBNZ trong tuần này, họ dự kiến ​​sẽ bắt đầu chu kỳ thắt chặt chính sách, với hơn 25bps được kỳ vọng trong cuộc họp này. RBNZ luôn thất thường vào những thời điểm quan trọng, vì vậy tôi không ngạc nhiên khi thị trường đang nói về mức tăng 50bp dựa trên sức mạnh của dữ liệu kinh tế và mối quan tâm về giá nhà tăng nhanh chóng. Nhưng đối với tôi, điều này có thể là một sự hiểu lầm trong giao tiếp và việc sử dụng từ “bây giờ” trong tuyên bố chính sách cuối cùng của họ có thể ám chỉ đến việc kết thúc QE hơn là tăng lãi suất trong thời gian tới. Kịch bản cơ sở của tôi là tăng 25bps nhưng kế hoạch của tôi là Short NZD xung quanh cuộc họp để tìm kiếm sự thất vọng của thị trường.

JP Morgan Trading Desk

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ