Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 03.06.2020: Có phải thị trường đang quá lạc quan với tâm lý Risk-on lan rộng?

Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 03.06.2020: Có phải thị trường đang quá lạc quan với tâm lý Risk-on lan rộng?

15:33 03/06/2020

Chốt lời từng phần khi EUR trên 1.12 - vùng 1.1040/70 là tối ưu để mua. Long EUR/GBP tại 0.8870, kết hợp Short GBP/USD tại 1.2650 nhưng phải cẩn trọng. Short AUD/USD tại 0.7030/90. Long USD/CAD tại 1.3380. Trung lập với JPY.

EUR – Jeffrey Simmons

Đồng EUR đã bứt phá mức 1.12 vào hôm qua khi USD tiếp tục suy yếu. Góc nhìn bullish của cộng đồng các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang dần trở nên phổ biến, tuy nhiên tôi vẫn tin chắc rằng trạng thái Short trong trung và dài hạn của thị trường vẫn còn tồn tại đủ nhiều để lấn át những vị thế Long vừa mở trong những tuần gần đây. Ngoài ra, việc khối doanh nghiệp bán EUR, theo chúng tôi nhận thấy là đang giảm dần trong hai tháng qua. Điều này vô cùng quan trọng bởi lực bán từ khối này là yếu tố mạnh mẽ nhất cho sự suy yếu của EUR vào 2018 và 2019. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu EUR từ các quỹ tiền thật thuộc Châu Âu vào hôm qua, và đây sẽ là xu hướng cần quan sát kỹ. Với các nhận định trên, cũng cần nhớ rằng EUR đã tăng 250 pips trong tuần này. Dù nhìn chung chúng tôi vẫn xây dựng trạng thái theo cấu trúc, nhưng khi EUR lên trên 1.12 thì sẽ chốt lời từng phần hoặc xem xét chuyển đổi qua Long cặp chéo EUR-X, ví dụ như EUR/GBP. Đối với cặp chéo EUR-X, quả thực sẽ gặp khó khăn để tìm ra một đồng tiền khác USD mà khiến chúng tôi an tâm để Short so với EUR vào lúc này. Mở vị thế Long EUR/USD kết hợp EUR/GBP là khuyến nghị của chúng tôi, nhưng vẫn giữ tính linh hoạt để kiểm soát khi tình hình xấu đi. Mức 1.1040/70 là vùng tối ưu để mua EUR/USD. Xét về mặt kỹ thuật, không có mức giá cụ thể nào, nhưng điều đó không làm chúng tôi bối rối để đưa ra nhận định là EUR sẽ chỉ tăng thêm 2-3% nữa thôi.

GBP – Karim Mir

Dollar Mỹ bước vào ngày giảm liên tiếp (ngoài trừ các cặp chéo X- JPY) bởi xu hướng của Aussie, nhưng Cable cũng đang lập thêm các mức đỉnh mới sau những tín hiệu tích cực trong phiên Á và cặp GBP/USD cũng đang tiến tới vùng kháng cự trung hạn tại 1.2650. Tại mức giá này, chúng tôi sẽ theo dõi kỹ lưỡng và sẽ mở vị thế Short nếu tình hình kinh tế tại Anh vẫn bất ổn. Tỷ giá EUR/GBP cũng đã giảm về mức 0.8870 và trông có vẻ thích hợp để ‘short’ GBP vào lúc này. Tuy nhiên đối với GBP/USD, nếu tỷ giá vượt 1.2675, chúng tôi sẽ cắt lỗ bởi vượt quá mức này tỷ giá sẽ còn tiến đi rất xa.

JPY – Charlie Cass

Hôm qua là một ngày tồi tệ cho đồng Yên Nhật khi lực mua trên các cặp chéo X-JPY là quá lớn để có thể kiềm chế, khiến tỷ giá USD/JPY xuyên phá mạnh qua mốc 108.00/50. Các mức kháng cự trung hạn trên những cặp chéo mà tôi đã đề cập đến trong tuần trước cũng đã bị đánh bại trong bối cảnh tâm lý Risk-on tràn ngập thị trường và khiến những ai đang nắm giữ vị thế short các đồng beta phải nhận trái đắng (theo báo cáo trước đây của IMM – International Monetary Market – thuộc CME, sự phân kỳ giữa các vị thế short các đồng beta /long các đồng dự trữ đã ở mức cao nhất trong những năm qua).

Tôi có nhắc đến vào đầu tuần này về việc chúng tôi đã bắt đầu thấy một số động thái mua vào các cặp chéo bởi các tổ chức nội địa, việc đó vẫn tiếp tục diễn ra trong phiên châu Á tuy nhiên phần nào được cân bằng bởi lực bán USD/JPY. Điều này cho thấy thông điệp từ các tổ chức trong nước là đang không nhất quán ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên có vẻ như họ không có ý định đi ngược lại đoàn tàu Risk-on vào lúc này. Điểm đáng chú ý duy nhất trong dòng tiền mua bán ngày hôm qua là việc bán ra JPY từ các quỹ phòng hộ, mặc dù khối lượng không lớn. Chúng tôi đã thoát khỏi vị thế Long và hiện nay giữ thái độ trung lập với JPY sau một thời gian giữ quan điểm bullish trên đồng tiền này. Tôi không nghĩ chặn đầu đoàn tàu Risk-on lúc này là một hành động khôn ngoan khi đang có rất nhiều yếu tố tích cực đang được phản ánh vào giá. Số liệu của Trung Quốc công bố sáng nay khá tốt, tuy nhiên tôi không nghĩ điều tương tự có thể xảy ra đối với các nước phương Tây tại thời điểm này. 108.85 là mức kháng cự trước mắt và bên trên là 109.40, ở chiều ngược lại, 108.30/40 là vùng hộ trợ gần nhất với 108.00/10 bên dưới. Chú ý dữ liệu ADP và ISM được công bố ngày hôm nay.

AUD – James Clark

AUD đã phục hồi không ngừng nghỉ và cũng không có dấu hiệu chậm lại, tăng gần 100 pips trong sáng nay do chỉ số PMI của Trung Quốc cao hơn dự báo, số liệu GDP của Quý 1 của Úc cũng cao hơn dự báo. Tôi đã đưa ra rất nhiều câu hỏi ngày hôm qua về lý do của đợt tăng giá này, và trong khi thật dễ dàng để chỉ ra bản chất bất khả xâm phạm của TTCK để giải thích xu hướng, điều đó không giúp chúng tôi giải thích cho phạm vi. Kiểm tra lại các mối tương quan đã biết (AUD/Sắt, AUD/Đồng, AUD/TTCK) cũng không thể giải thích đợt tăng giá 300 pips này, và câu trả lời cho riêng tôi chính là vị thế thị trường (positioning) (và FOMO). Chúng tôi đã thấy một lượng lớn các quỹ phòng hộ thoát vị thế Long USD vào thứ Hai tuần này, nhưng điều đáng ngạc nhiên là AUD là đồng tiền được mua nhiều thứ hai trong ngày hôm đó.

Các đồng tiền đang lần lượt thay nhau bị siết vị thế, chúng ta đã thấy các vị thế Short NZD, CAD và GBP bị siết, sau đó là các vị thế Long USD, CHF và JPY (ngày hôm qua), do đó không có gì bất thường khi đến lượt AUD. Tôi đã nghĩ rằng vị thế thị trường đối với AUD đã gọn gàng hơn trong vài tháng qua do RBA có ít động thái, nhưng dường như có một số nhu cầu còn sót lại, có khả năng liên quan đến xung đột giữ Úc và Trung Quốc. Vài tháng qua là một môi trường giao dịch khó khăn và theo tôi, thị trường đang gắn câu chuyện thực tế (mở cửa trở lại) vào price action trong đợt tăng giá mới nhất này, và có thể đã dẫn đến một số giao dịch FOMO do tốc độ của đợt tăng giá này. Bong bóng này cuối cùng sẽ vỡ và TTCK cùng với AUD sẽ sụp đổ trở lại, và thị trường cũng sẽ nhanh chóng gắn với những câu chuyện “bearish” (Mỹ/Trung Quốc, bạo loạn Mỹ, làn sóng lây nhiễm thứ hai) cho price action đó. Nhưng có lẽ chúng ta cần phải chờ cho thị trường tăng thêm một chút, vì vậy tôi kỳ vọng đợt tăng giá này có thể kéo dài tới 3150 ở SPX và 0.7030/90 ở AUD/USD, đó cũng là các mức phù hợp để quay lại với các vị thế Short.

CAD – James Clark

Tỷ giá USD/CAD được giao dịch với xu hướng giảm do ảnh hưởng của đồng USD suy yếu, nhưng mức độ tương quan không cao. Tôi nghĩ thị trường đang dần quen với câu chuyện mở cửa trở lại và cũng chính điều này đóng vai trò là Bullish cho Price Action của thị trường tài sản rủi ro, và rồi sau đó cũng sẽ diễn ra tương tự như thế, giá quay đầu giảm khi luồng thông tin bearish bao trùm. Dòng tiền mua vào của khách hàng đối với Loonie đang khá tích cực gần đây bởi chúng tôi đang chứng kiến các quỹ tiền thật nội địa là người mua CAD chủ yếu. Chiến thuật của tôi là chờ giá di chuyển xuống mức 1.3380 để mở vị thế Long. Mức trung bình động 200 ngày (DMA200) đang ở 1.3460.

CHF – Jeffrey Simmons

Tỷ giá EUR/CHF đã tăng khá mạnh trong 24 tiếng vừa qua. Bắt đầu từ Euro, một điều chắc chắn rằng vẫn còn rất nhiều vị thế short tỷ giá chéo này mặc dù một số đã đóng bớt. Tôi vẫn duy trì quan điểm bullish với đồng Euro, nhưng tôi không áp dụng quan điểm này để long EUR/CHF bởi tôi không hề thấy đó là luận điểm thuyết phục chứng minh CHF sẽ giảm giá trong các vị thế ngắn hạn. Dù gì đi nữa, mức giá hiện tại đồng nghĩa với việc chúng ta đang quay trở lại các mức giá từ hồi tháng Một với cặp tiền chéo này. Mặc dù vậy, một cách thẳng thắn thì tôi không thoải mái với việc bán dò đỉnh đặc biệt trong lúc tôi vẫn còn yêu thích Euro, nhưng một chiến thuật bán dò đỉnh khác dành cho CHF đó là Sell on rallies USD/CHF tại các mức 0.9640/50 hoặc 0.9710/20. Hiện tại tôi vẫn duy trì quan điểm trung lập đối với CHF và tập trung vào các đồng tiền khác thay vào đó.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ