Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London 25.06.2020: Short USD nhưng cẩn trọng trước yếu tố kết Quý.

Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London 25.06.2020: Short USD nhưng cẩn trọng trước yếu tố kết Quý.

15:27 25/06/2020

Buy on dips khi EUR giảm về 1.1160/90. Canh mua bắt đáy AUD/USD và NZD/USD (chú ý mức 0.6775/00 và 0.6375). Chờ Long USD/CAD tại 1.33/1.34. Sell on rally USD/CHF tại 0.9525/50. Giao dịch linh hoạt GBP trong biên độ.

EUR – Jeffrey Simmons

Toàn bộ thị trường đang rơi vào tâm lý “Risk-off” khi mà số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ tiếp tục tăng lên. Quan điểm của chúng tôi vẫn luôn như thế, đó là khi nào bệnh viện chìm ngập trong các ca bệnh, phong tỏa các bang trên diện rộng, và những sự kiện biến động cực kỳ lớn về kế hoạch tái mở cửa trở lại, thì đà bán tháo trên thị trường mới kéo dài trong thời gian tới. Mặc dù chúng ta chưa đến giai đoạn đó, thị trường có vẻ tin rằng khả năng cao kịch bản này sẽ sớm xảy ra. Thêm nữa khi cuối Quý đến gần thì thị trường FX đang suy nghĩ về khả năng nhu cầu USD tăng thêm nữa. Chúng tôi đã chứng kiến dòng tiền mua-bán ngày hôm qua, phần lớn vẫn là EUR. Với việc sắp đến cuối tháng, con số lây nhiễm ngày một tệ đi của Mỹ, và việc cuối tuần đang kề cận, thì dù tôi không thay đổi định hướng của mình, tôi vẫn hết sức cẩn trọng xem xét về quy mô vị thế của mình. Theo tôi, EUR có thể giảm về 1.1160/90, nhưng câu chuyện đang diễn biến đằng sau nó mới là yếu tố quan trọng lúc này, và có vẻ dễ dàng thay đổi vào thời điểm. Nếu phía Mỹ đẩy mạnh khống chế dịch và các điểm nóng dịch bệnh chỉ gói gọn từng vùng, các bệnh viện vẫn đủ sức kiểm soát, USD có thể quay đầu giảm. Chúng ta cần ghi nhớ rằng khả năng phong tỏa toàn bang rất khó xảy ra, và dữ liệu kinh tế đang tích cực. Tuy nhiên để đưa tới kết quả thị trường tích cực chưa chắc được đảm bảo, và khi cuối tháng sắp đến đi kèm yếu tố cuối tuần, giữ quan điểm linh hoạt sẽ là ưu tiên của tôi lúc này.

GBP – Karim Mir

Biến động giá trong ngày tăng mạnh, nhưng biên độ giao dịch mà chúng tôi đề cập trước đây (GBP/USD: 1.2325-1.2550 và EUR/GBP: 0.9000-0.9075) tiếp tục giữ vững. Khi sắp đến cuối tháng, luôn luôn có khả năng xảy ra dòng tiền mua-bán khó lường, tuy vậy chúng tôi vẫn trung thành với quan điểm cũ, là giao dịch GBP trong biên độ trên.

JPY – Charlie Cass

Các tin tức tiêu cực về tình hình COVID-19 tại Mỹ cùng với áp lực về cuối Quý (áp lực bán trên TTCK) khiến tâm lý rủi ro trở nên tệ đi trong 24h qua. Điều này cũng khiến đồng bạc xanh tăng cao hơn và tỷ giá USD/JPY không phải ngoại lệ. Sau động lượng và đà bán của hedge fund đối với USD/JPY vào thứ Ba vừa qua chảy vào nhu cầu khu vực tư nhân, khi các quỹ tiền thật tiếp tục bán JPY, thì mọi thứ vẫn chưa ổn định được và JPY tiếp tục giảm. Sự thay đổi tâm lý trong nước về đồng JPY trong tháng 6 được nhấn mạnh thông qua công bố trong dữ liệu hàng tuần của Bộ Tài chính Nhật, chứng kiến trái phiếu nước ngoài tiếp tục được mua vào kỷ lục. Kể từ tháng 3 chúng tôi thấy số liệu hàng tuần thường âm hoặc không thay đổi, nhưng số liệu 3 tuần vừa qua đã thiết lập mức kỷ lục kể từ giữa năm 2016 – dựa trên dữ liệu từ Bloomberg. Rất khó để có chiến lược tại thời điểm hiện tại khi cuối Quý sắp đến, do đó chúng tôi duy trì việc đứng ngoài với tâm lý theo dõi chiến thuật tại mức kháng cự 107.20/25 trên đó là 107.50/60, trong khi mức 106.65/70 và mức 106.00/10 bên dưới là các mức hỗ trợ.

AUD, NZD, CAD – James Clark

Tình hình COVID-19 tệ đi khiến TTCK và cặp tiền AUD/USD giảm mạnh trong phiên hôm qua, bắt đầu từ vùng đỉnh 0.6900. Theo quan điểm của tôi, thị trường có thể không phản ứng với các viễn cảnh phong tỏa theo từng vùng, nhưng nếu việc phong tỏa trên góc độ toàn quốc – đặc biệt là nước Mỹ - thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác mặc dù điều này khó có khả năng xảy ra. Từ quan điểm trên, chúng tôi vẫn đang theo dõi sát sao tình hình số giường bệnh được sử dụng ở nhiều bang khác nhau. Melbourne cũng là một thành phố đáng chú ý, bởi quân đội đang được gửi tới đây để giải quyết số ca nhiễm tăng vọt tại bang Victoria theo một số nguồn tin. Tuy nhiên, Úc vẫn đang làm tốt việc không để virus lây lan và lần này có vẻ phản ứng thái quá trước số ca nhiễm nhỏ (33/34 ca nhiễm tại Úc bùng phát tại bang Victoria trong hôm nay). Tôi kỳ vọng mẩu tin này sẽ không có tác động tới thị trường FX. Do vậy chiến lược giao dịch vẫn là canh mua bắt đáy cặp tiền AUD/USD bởi câu chuyện vẫn chưa có yếu tố nào tác động đáng kể, nhưng vẫn phải để ý tới tình hình dịch bệnh. Mức giá 0.6775/00 là vùng giá hỗ trợ đối với AUD/USD và tương tự với vùng giá 0.6375 đối với cặp tiền NZD/USD. Đồng Kiwi đang tăng mạnh nhất trong sáng nay có thể bởi bản thân thị trường điều chỉnh trở lại trước các lệnh long cặp AUD/NZD sau phát biểu của RBNZ vào hôm qua.

USD đã phản ứng tích cực với một ngày tiêu cực trên TTCK hôm qua, nhưng chưa rõ liệu đây có phải là một yếu tố thay đổi cuộc chơi đủ để khiến chúng ta tái đánh giá chiến lược Buy on dip đối với các tài sản rủi ro hay không. Chiến lược này có thể triển khai nếu những lo ngại về COVID-19 trở thành một vấn đề mang tính quốc gia ở Mỹ (khi đó TTCK sẽ giảm mạnh). Tôi đã ủng hộ việc giữ các vị thế Long USD/CAD để hedge cho các trạng thái short USD trên các cặp khác trong danh mục đầu tư, vì tôi kỳ vọng vào nhu cầu mua tăng của các doanh nghiệp khi giá về quanh vùng 1.33/34 và việc Trump đang cân nhắc thuế quan đối với Nhôm từ Canada. Quan điểm này vẫn rất hợp lý trong hôm nay.

CHF – Jeffrey Simmons

CHF nhìn chung vẫn khá ít biến động, mặc dù cần lưu ý rằng EUR/CHF đã gặp khó khăn để giảm trong 24 giờ qua bất chấp việc đồng Euro giảm và TTCK cũng giảm mạnh. Có lẽ các vị thế Long CHF đã quay trở lại, mặc dù chúng tôi chưa thực sự thấy bằng chứng trực tiếp về điều này từ các chi nhánh của mình. Một khả năng khác là do các dòng vốn mua bán cuối tháng đang hoạt động (chúng ta đã thấy CHF suy yếu vào cuối tháng vài lần trong năm nay). Theo tôi, hãy canh Sell on rally với USD/CHF ở vùng 0.9525/50, nhưng nhìn chung hiện tại chúng tôi đang trung lập với CHF.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ