Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London 19.06.2020: Thị trường ít biến động, hãy đứng ngoài và xem xét lại chiến lược

Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London 19.06.2020: Thị trường ít biến động, hãy đứng ngoài và xem xét lại chiến lược

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

15:30 19/06/2020

Chúng tôi hơi nghiêng về phía Long EUR nhưng không cần vội vàng vào lệnh. Có thể giao dịch trong biên độ với AUD/USD, NZD/USD và USD/CAD. Ngoài ra, chúng tôi trung lập với GBP, JPY và CHF.

EUR - Jeffrey Simmons

Các thị trường FX có vẻ ít biến động trong tuần này, và rõ ràng là vị thế thị trường trong ngắn hạn đã đóng một vai trò trong đợt tăng giá gần đây của USD. Khối lượng giao dịch cũng ở mức thấp trong tuần này, điều này đã làm ảnh hưởng khá nhiều đến thanh khoản. Mặc dù vậy, không có tin tức đáng chú ý nào trong vài ngày qua, và thực sự thị trường chứng khoán đã giữ vững khá tốt. Giả sử các động lực này sẽ tiếp diễn, tôi kỳ vọng đồng USD sẽ tăng trở lại. Đồng Euro cuối cùng đã khiến phe mua với mức cắt lỗ gần 1.12 phải thoát vị thế trong ngày hôm qua khi cặp này giảm về vùng 1.118x trong nửa sau phiên NY. Sau đó nó đã phục hồi trở lại, dù vậy chúng ta cần chú ý rằng hầu hết các động thái bán trong tuần này đã xảy ra trong phiên London, vì vậy tôi vẫn có một chút hoài nghi về price action trong đêm qua. Chiến lược của chúng tôi vào đầu tuần này là “bearish” đối với USD. Quan điểm tổng thể hiện vẫn được giữ nguyên, mặc dù phải thừa nhận rằng đà tăng chậm chạp của USD trong vài phiên vừa qua đã mang đến thách thức cho chiến lược này. Chúng ta cũng sẽ có những ngày cuối tuần để đánh giá lại, và nó luôn mang đến nhiều bất ngờ. Chúng tôi tiếp tục ủng hộ Long Euro nhưng hiện tại không cần vội vàng mua chỉ vì động thái giảm xuống dưới 1.12 ngày hôm qua không kéo dài. Một phiên London với dòng vốn mua bán cân bằng hơn sẽ cải thiện niềm tin của chúng tôi. Ngoài mức đáy đêm qua, 1.1140/50 sẽ là một khu vực quan trọng để theo dõi.

AUD, NZD, CAD - James Clark

Thị trường có vẻ khá yên ắng vào hôm nay, các đồng tiền hàng hóa chạy theo các thị trường tài sản rủi ro, đã giao dịch trong một biên độ hẹp vào hôm qua. Nhận định của tôi về thị trường đó là đà tăng của đồng USD sẽ có thể sẽ bị hạn chế một phần trong thời gian này bởi phe cược vào các gói kích thích trên toàn cầu sẽ dành chiến thắng trước phe đặt cược vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai, trong cuộc chiến giằng co trên thị trường chứng khoán. Sau đó, mọi thứ sẽ dần hướng tới cuộc đua vào Nhà Trắng tại Mỹ, điều này cũng sẽ tác động tiêu cực tới USD. Tuy nhiên, đáng chú ý rằng chúng tôi đã bán một lượng lớn NZD/USD vào sáng nay cho một khách hàng là quỹ tiền thật, vì vậy chiến lược bán AUD/NZD trong ngày hôm nay không phải là một chiến lược tệ. Biên độ dao động mạnh bất thường gần đây cũng có thể mang đến các chiến lược giao dịch ngược chiều với biên độ 0.68-0.70 đối với AUD/USD, 0.64-0.65 đối với NZD/USD và 1.35/1.37 đối với USD/CAD.

GBP - Karim Mir

Phiên bán tháo đồng Sterling trước và sau thông báo của BoE vào hôm qua làm bất ngờ tất cả mọi người, thậm chí đối với chúng tôi. Bản thân chúng tôi thấy các quỹ tiền thật mua vào khi tỷ giá giảm nhưng rõ ràng yếu tố dòng tiền cũng là một động lực dẫn dắt tỷ giá. Quyết định của BoE chỉ giải thích được một phần rất nhỏ cú giảm ngày hôm qua. Dữ liệu kinh tế trong sáng nay chúng tôi nhận được đã giúp tình thế đảo ngược phần nào (doanh số bán lẻ tốt hơn so với dự kiến nhưng nợ chính phủ vẫn tăng cao). Do đó, chúng tôi duy trì tâm lý trung lập trên diện rộng đối với GBP trong phiên hôm nay. Chúng tôi quan sát thấy tỷ giá EUR/GBP bị kẹt giữa việc phe mua chờ đợi giá đóng cửa trên 0.90 và việc tỷ giá này không thể phá qua được đỉnh trước đó tại 0.9055, do đó chúng tôi quyết định đứng ngoài trong ngày hôm nay.

JPY - Charlie Cass

Đồng Yên vẫn tiêp tục thể hiện khá tốt, trong khi đó chúng tôi thấy được dòng tiền chảy ra nước ngoài tiếp tục tăng lên vào từ các tổ chức trong nước ngày hôm qua, dữ liệu của bộ tài chính Nhật Bản vừa công bố cho thấy số lương trái phiếu được mua vào còn nhiều hơn con số đã rất ấn tượng của tuần trước (để nhấn mạnh một lần nữa, đây là dòng tiền chảy ra nước ngoài đầu tiên trong năm  tài chính này), thêm vào đó, trên khắp các phương tiện truyền thông là câu chuyện về mức lợi suất thấp kỷ lục của trái phiếu 30 năm như là một hệ quả của việc mua vào quá nhiều. Trong khi cuộc giằng co giữa một bên là các gói kích thích kinh tế và bên kia là nguy cơ về đợt sóng lây nhiễm thứ 2 vẫn chưa ngã ngũ, thì rất khó có thể ngồi đây và khuyến nghị long JPY, tuy nhiên hành động giá vẫn đang phản ánh chính nó ở thời điểm hiện tại. 106.50 tiếp tục là mức giá quan trọng về phía bên dưới, và chúng tôi sẽ bỏ qua quan điểm bullish đối với USD/JPY nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức này. Hỗ trợ nằm tại 106.50 và 106.00/20, và kháng cự bên trên tại 107.00/10 và 107.50/60.

CHF - Jeffrey Simmons

CHF nhìn chung vẫn biến động nhẹ, với EUR/CHF di chuyển theo đồng Euro và USD/CHF giao dịch trong một phạm vi hẹp, vô hướng với khối lượng giao dịch cực kỳ thấp. Hiện tại chúng tôi trung lập nhưng hơi nghiêng về lập trường sell on rally ở USD/CHF, mức lý tưởng là ở 0.9550/60. Chúng tôi không có quan điểm mạnh mẽ đối với EUR/CHF tại thời điểm này.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ