Chiến lược để trở thành một quốc gia thịnh vượng tới năm 2050 (Phần II)

Chiến lược để trở thành một quốc gia thịnh vượng tới năm 2050 (Phần II)

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

01:17 12/01/2024

Câu chuyện về cuộc đua giữa các quốc gia để đoạt ngôi siêu cường kinh tế của thế kỷ 21 phần 2.

Chiến lược tăng trưởng xanh

Những hạn chế trong ngành sản xuất cơ bản cùng khó khăn trong việc định hướng phát triển bền vững đang hướng các quốc gia tìm đến cách tiếp cận khác: Thu hút các ngành sử dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ, đặc biệt là kim loại và khoáng sản thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh. Các quốc gia Mỹ Latin đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực này. Cộng hoà Dân chủ Công và Zimbabwe cũng vậy. Vậy nhưng, Indonesia lại đang là quốc gia dẫn đầu xu thế này, và tiến hành một cách triệt để. Kể từ năm 2020, Indonesia đã cấm xuất khẩu bauxite và niken, những mặt hàng mà nước này nắm lần lượt 7% và 22% nguồn cung toàn cầu. Các quan chức hy vọng rằng bằng cách kiểm soát chặt chẽ, họ có thể khiến các nhà máy lọc dầu chuyển về nước. Sau đó, họ muốn lặp lại thủ thuật này, thuyết phục từng giai đoạn của chuỗi cung ứng tuân theo, cho đến khi Indonesia được công nhận có khả năng chế tạo mọi thứ từ linh kiện pin cho tới tua-bin gió.

Các quan chức quốc gia cũng tung ra một số chính sách ưu đãi về tiền hoặc cơ sở vật chất. Indonesia đang trong giai đoạn bùng nổ về cơ sở hạ tầng: Chi tiêu cho mảng này từ năm 2020 đến năm 2024 đạt 400 tỷ USD, tăng hơn 50% mỗi năm so với năm 2014. Điều này bao gồm tài trợ cho ít nhất 27 khu công nghiệp trị giá hàng tỷ USD, bao gồm cả Công viên Kalimantan, được xây dựng trên 13.000 ha rừng nhiệt đới Bornean trước đây với chi phí 129 tỷ USD. Một số quốc gia khác đang tập trung vào cung cấp chất làm ngọt. Các doanh nghiệp muốn lắp đặt các tấm pin mặt trời ở Brazil sẽ nhận được trợ cấp để phát triển cơ sở hạ tầng tại quốc gia này. Bolivia đã quốc hữu hoá ngành công nghiệp lithium nhưng các tập đoàn nhà nước mới sẽ được phép liên doanh với các công ty Trung Quốc.

Việc cố gắng mở rộng quy mô chuỗi cung ứng năng lượng được xem là một cách tiếp cận ít có tiền lệ. Các quốc gia có nhiều dầu nhất thế giới chủ yếu xuất khẩu dầu thô ra nước ngoài. Thật vậy, hơn 40% công suất lọc dầu toàn cầu có thể được tìm thấy ở Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản. Ả Rập Saudi tinh chế chưa tới 1/4 sản lượng họ sản xuất ra; Saudi Aramco, gã khổng lồ dầu mỏ nhà nước, lọc dầu ở miền Bắc Trung Quốc. Việc thử nghiệm lệnh cấm xuất khẩu chủ yếu diễn ra ở những mặt hàng đơn giản hơn, chẳng hạn như gỗ ở Ghana hay chè ở Tanzania. Ngược lại, việc thu được niken đủ tinh khiết để sử dụng trong xe điện từ nguồn cung của Indonesia là cực kỳ phức tạp, điều mà Matt Geiger từ mjg Capital, một quỹ phòng hộ, lưu ý. Điều này đòi hỏi phải có ba loại nhà máy khác nhau, và niken sau đó phải đi qua nhiều nhà máy khác trước khi đi vào ô tô.

Nhiên liệu hóa thạch đã làm cho nhiều quốc gia ở vùng Vịnh trở nên giàu có, nhưng hầu hết các ngành công nghiệp trên thế giới đều liên tục tiêu thụ dầu mỏ. Không có gì đảm bảo các ông trùm sẽ tiếp tục kiếm được tiền từ các kim loại thân thiện với môi trường (green metal). Pin chỉ cần thay thế vài năm một lần chứ không thường xuyên. Các quan chức tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế, một cơ quan toàn cầu, cho rằng lợi nhuận từ các nhóm hàng hóa thân thiện với môi trường sẽ đạt đỉnh trong vài năm tới, sau đó sẽ giảm dần. Hơn nữa, sự phát triển công nghệ có thể đột ngột làm giảm nhu cầu đối với một số kim loại nhất định (Ví dụ, nếu một loại hóa chất pin khác chiếm ưu thế).

Trong khi đó, những người hưởng lợi từ nhiên liệu hóa thạch lại đang thử một chiến lược hoàn toàn khác: Tái tạo trạm trung chuyển. Vùng Vịnh muốn trở thành tiêu điểm của kinh doanh, chào đón các thương lái từ khắp nơi trên thế giới và cung cấp nơi an cư cho các doanh nhân khỏi những căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Đến năm 2050, thế giới lẽ ra phải đạt mức phát thải ròng bằng 0. Mặc dù vùng Vịnh giàu có nhưng nền kinh tế của vùng này vẫn đang phát triển. Lực lượng lao động địa phương có tay nghề kém hơn ở Malaysia nhưng lại nhận được mức lương tương đương với ở Tây Ban Nha. Điều này làm cho lao động nước ngoài trở nên cần thiết tại đây. Ở Ả Rập Saudi, họ chiếm 3/4 tổng lực lượng lao động.


Ảnh: The Economist

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực tập trung vào đa dạng hóa. Họ tập trung vào các ngành công nghiệp như vận tải biển và du lịch, có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh khác, cũng như các ngành công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI) và hóa chất. Abu Dhabi hiện là nơi đặt trụ sở của Bảo tàng Louvre và Đại học New York, đồng thời họ có tham vọng kiếm tiền từ du hành vũ trụ cho khách du lịch thượng lưu. Qatar đang ấp ủ xây dựng Thành phố Giáo dục, một khuôn viên trị giá 6.5 tỷ USD và trải rộng trên 1.500 ha, hoạt động giống như một khu công nghiệp dành cho các trường đại học với 10 chi nhánh, bao gồm Northwestern và University College London.

Những nước khác ở vùng Vịnh cũng đang tham gia vào tiến trình đa dạng hoá. Ả Rập Saudi hy vọng dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên 5.7% GDP vào năm 2030, từ mức 0.7% vào năm 2022, và đang chi những khoản tiền khổng lồ để theo đuổi tham vọng này. Quỹ đầu tư công đã giải ngân 1.3 nghìn tỷ USD cho quốc gia này trong thập kỷ qua — nhiều hơn mức được dự báo bởi Đạo luật Giảm lạm phát - một chính sách công nghiệp của Tổng thống Joe Biden ở Hoa Kỳ. Quỹ này đang đầu tư vào mọi thứ, từ các đội bóng đá, các nhà máy hóa dầu, cho đến các thành phố hoàn toàn mới. Chính sách công nghiệp chưa bao giờ được thực hiện ở quy mô như vậy. Dani Rodrik từ Đại học Harvard và Nathaniel Lane từ Đại học Oxford cho rằng Trung Quốc đã chi 1.5% GDP trong năm 2019. Năm ngoái Ả Rập Saudi đã giải ngân số tiền tương đương 20% GDP.

Tất cả chúng ta là những người chiến thắng

Vấn đề với việc vung quá nhiều tiền là rất khó để biết được điều gì đang tiến hành hiệu quả và điều gì không. Các nhà sản xuất ở Oman, sản xuất các sản phẩm từ nhôm đến amoniac, có thể thuê nhà máy miễn phí tại một trong những khu công nghiệp mới của đất nước, mua nguyên liệu với các khoản trợ cấp hào phóng và trả lương cho công nhân của họ bằng cách vay với giá rẻ từ các cổ đông, thường bao gồm cả chính phủ. Họ thậm chí có thể dựa vào trợ cấp xuất khẩu để xuất khẩu với chi phí thấp hơn. Làm sao có thể biết được doanh nghiệp nào sẽ tồn tại lâu hơn tất cả số tiền này, và doanh nghiệp nào sẽ sụp đổ sau khi các nguồn hỗ trợ kết thúc?

Ta cần đối mặt với sự thật phũ phàng ở đây rằng: Khu vực tư nhân vẫn chưa phát triển ở vùng Vịnh. Gần 80% tăng trưởng kinh tế phi dầu mỏ trong 5 năm qua ở Ả Rập Saudi đều đến từ chi tiêu của chính phủ. Mặc dù con số ấn tượng là 35% phụ nữ Ả Rập Saudi hiện đang tham gia lực lượng lao động, tăng từ 20% vào năm 2018, nhưng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nói chung ở phần còn lại của vùng Vịnh vẫn ở mức thấp. Các nhà nghiên cứu tại Harvard đã phát hiện ra rằng đạo luật được đưa ra vào năm 2011, quy định người Ả Rập Saudi phải chiếm một phần nhất định trong số lượng nhân viên của công ty - ví dụ, 6% tổng số công nhân trong lĩnh vực công nghệ xanh và 20% trong lĩnh vực bảo hiểm - đã làm giảm năng suất và không làm gì để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Quy định này đã ít nhiều ngáng chân các doanh nghiệp tư nhân trong việc phát triển.

Cuối cùng, một số quốc gia sẽ đạt được vị thế thu nhập cao. Có lẽ khoản đầu tư của UAE cho AI rồi sẽ được đền đáp. Có lẽ công nghệ mới sẽ khiến thế giới phụ thuộc nhiều hơn vào niken và đem về lợi nhuận cho Indonesia. Dân số Ấn Độ còn quá trẻ để tăng trưởng có thể bị đình trệ hoàn toàn. Nhưng ba chiến lược được các quốc gia muốn làm giàu áp dụng – chuyển sang sản xuất công nghệ cao, khai thác quá trình chuyển đổi xanh và tái tạo lại trung tâm trung chuyển – đều là những canh bạc tốn kém. Ngay cả trong giai đoạn đầu hiện tại, mỗi quốc gia đã bắt đầu có thể rút ra bài học cho riêng mình.

Đầu tiên là các quốc gia hiện đang tích cực hơn nhiều trong phát triển kinh tế so với bất kỳ thời điểm nào trong những thập kỷ gần đây. Bằng cách nào đó, nền kinh tế phải phát triển từ tình trạng nghèo đói ở nông nghiệp sang các ngành công nghiệp đa dạng, để có thể cạnh tranh với các đối thủ ở các quốc gia giàu có. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng, hoạt động nghiên cứu và chuyên môn được hậu thuẫn bởi nhà nước. Đôi khi, điều này cũng đòi hỏi yêu cầu cho vay ở mức thấp hơn lãi suất thị trường. Điều này có nghĩa là sự tham gia nhất định của nhà nước vào quá trình này là không thể tránh khỏi, và các nhà hoạch định chính sách sẽ phải chọn ra một số người chiến thắng. Mặc dù vậy, các chính phủ hiện đang can thiệp thường xuyên hơn nhiều. Nhiều người đã mất kiên nhẫn với mô hình Đồng thuận Washington. Những lợi ích từ những cải cách đơn giản nhất của nó, chẳng hạn như các ngân hàng trung ương độc lập và các bộ có đầy đủ các nhà kinh tế chuyên nghiệp, đã được gặt hái; các tổ chức từng thực thi mô hình này (cụ thể là IMF và Ngân hàng Thế giới) giờ đây chỉ còn là cái bóng của chính họ trong quá khứ.

Ngày nay, các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia đang phát triển đang học theo Trung Quốc và Hàn Quốc. Rất ít người nhớ lại những chiến lược can thiệp điên rồ của đất nước mình. Trong những năm 1960 và 1970, không chỉ những quốc gia ở Đông Á mới nhiệt tình thử nghiệm chính sách công nghiệp; nhiều quốc gia ở Châu Phi cũng vậy. Trong khoảng thời gian tươi đẹp nhất của một thập kỷ, hai khu vực này đã tăng trưởng với tốc độ ngang nhau. Tuy nhiên, từ giữa những năm 1970, rõ ràng là các nhà hoạch định chính sách ở Châu Phi đã có những nước đi sai lầm. Một cuộc khủng hoảng nợ đã khởi đầu một thập kỷ được gọi là “thảm kịch châu Phi”, trong đó nền kinh tế của lục địa này suy giảm trung bình 0.6% mỗi năm. Sau đó, vào những năm 2000, các quan chức Saudi Arabia đã chi số tiền lớn để thúc đẩy ngành hóa dầu nhưng không thành công, và quên rằng vận chuyển dầu ra nước ngoài rẻ hơn so với việc trả lương cho người dân làm việc tại quê nhà.

Chọc gậy bánh xe

Thứ hai là khoản tiền cần phải đầu tư cho các chiến lược này là rất cao. Hầu hết các quốc gia đã bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để theo đuổi con đường họ chọn. Đối với các nền kinh tế nhỏ hơn, chẳng hạn như Campuchia hay Kenya, kết quả có thể là một cuộc khủng hoảng tài chính nếu mọi việc không diễn ra như kỳ vọng. Ở Ethiopia, điều này đã từng xảy ra, với tình trạng vỡ nợ đi kèm với nội chiến. Ngay cả ở các quốc gia lớn hơn, chẳng hạn như Ấn Độ và Indonesia, cũng sẽ không đủ khả năng để thực hiện cú đột phá thứ hai trong quá trình phát triển. Dự luật từ những nỗ lực hiện tại của họ nếu họ thất bại, và chi phí do dân số già đi sẽ khiến họ thiếu đi nguồn lực tài chính đáng kể. Các quốc gia giàu có hơn cũng bị hạn chế bởi một nguồn lực khác: Thời gian. Ả Rập Saudi cần phát triển trước khi nhu cầu về dầu của nước này giảm xuống, nếu không sẽ rất khó để duy trì cuộc sống cho người dân của mình.

Thứ ba là cách thức phát triển của các quốc gia đang thay đổi. Theo nghiên cứu của ông Rodrik, sản xuất là lĩnh vực duy nhất mà các nước nghèo có thể cải thiện năng suất của họ với tốc độ nhanh hơn các nước giàu, và do đó họ có thể bắt kịp. Nền công nghiệp hiện đại có thể không mang lại lợi ích tương tự. Thay vì dành thời gian cố gắng tối ưu quy trình sản xuất của nhà máy, công nhân ở các quốc gia đang cố gắng làm giàu lại tập trung vào khai thác kim loại xanh (làm việc trong một ngành có năng suất thấp), phục vụ khách du lịch (một ngành có năng suất thấp khác) và lắp ráp thiết bị điện tử (thay vì tạo ra các thành phần phức tạp hơn). Tất cả điều này cho ta thấy cuộc đua làm giàu trong thế kỷ 21 sẽ khốc liệt hơn cuộc đua làm giàu trong thế kỷ 20.

Tìm lại phần I tại đây.

The Economist

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ