Chiến lược để trở thành một quốc gia thịnh vượng tới năm 2050 (Phần I)

Chiến lược để trở thành một quốc gia thịnh vượng tới năm 2050 (Phần I)

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

01:06 12/01/2024

Câu chuyện về cuộc đua giữa các quốc gia để đoạt ngôi siêu cường kinh tế của thế kỷ 21.

Cho tới năm 2050, chúng ta sẽ có một thế hệ siêu cường kinh tế mới, nếu mọi việc diễn ra đúng như kế hoạch. Narendra Modi, thủ tướng Ấn Độ, bày tỏ tham vọng muốn đưa GDP bình quân đầu người của quốc gia này vượt qua ngưỡng thu nhập cao của Ngân hàng Thế giới ba năm trước đó. Các nhà lãnh đạo Indonesia cho rằng họ còn thời gian cho tới giữa thế kỷ 21, khi dân số già đi và bắt đầu cản trở tăng trưởng, để bắt kịp các quốc gia giàu có hiện nay. Giữa thế kỷ 21 cũng là giai đoạn cuối cùng của nhiều cuộc cải cách “Tầm nhìn 2030” của Muhammand bin Salman. Thái tử Ả Rập Saudi muốn biến đất nước của mình từ một quốc gia sản xuất dầu mỏ thành một nền kinh tế đa dạng. Các quốc gia nhỏ hơn như Chile, Ethiopia hay Malaysia đều có kế hoạch phát triển riêng.

Mặc dù mỗi quốc gia có một chiến lược khác nhau, nhưng ta thấy họ đều đang ấp ủ một tham vọng lớn. Các quan chức Ấn Độ cho rằng cần phải đạt được mục tiêu của Thủ tướng Modi - cao hơn 1.5 điểm phần trăm so với mức trung bình mà quốc gia này đã đạt được trong 3 thập kỷ qua. Indonesia sẽ cần tăng trưởng 7%/năm, tăng từ mức trung bình 4.6% trong cùng kỳ. Nền kinh tế phi dầu mỏ của Ả Rập Saudi sẽ phải tăng trưởng 9%/năm, từ mức trung bình 2.8% của hiện tại. Mặc dù năm 2023 là một năm tốt đẹp với cả ba quốc gia nêu trên, nhưng không một quốc gia nào trong số này đạt được mức tăng trưởng với tốc độ như kỳ vọng. Chưa cần nói tới 30 năm, rất ít quốc gia duy trì được tốc độ tăng trưởng đó trong 5 năm liên tiếp.

Chúng ta cũng không có một công thức rõ ràng nào để một quốc gia có thể tăng trưởng vượt bậc. Để thúc đẩy sự thịnh vượng, các nhà kinh tế thường đề xuất những cải cách tự do hoá theo kiểu IMF và Ngân hàng Thế giới đã tiến hành kể từ những năm 1980s dưới khẩu hiệu “Đồng thuận Washington". Một trong số những biện pháp được áp dụng rộng rãi nhất đó là chính sách tài chính thận trọng và tỷ giá hối đoái ổn định. Ngày nay, các nhà kỹ trị kêu gọi nới lỏng các quy tắc cạnh tranh và tư nhân hoá các quốc doanh. Tuy nhiên, những đề xuất này cuối cùng lại tập trung vào việc loại bỏ các rào cản nhắm tới tăng trưởng, thay vì thúc đẩy tăng trưởng. Quả thực, William Easterly từ Đại học New York đã ước tính, ngay cả trong số 52 quốc gia có chính sách phù hợp nhất với chiến lược Đồng thuận Washington, tốc độ tăng trưởng GDP của họ chỉ đạt trung bình 2%/năm từ năm 1980 tới năm 1998. Thủ tướng Modi và Hoàng tử Muhammad thì lại không sẵn lòng chờ đợi - họ muốn phát triển nhanh và luôn.

Mục tiêu của các quốc gia được nhắc ở trên là đạt được mức tăng trưởng nhanh chóng mà các quốc gia Đông Á đã đạt được trong những năm 1970 và 1980. Khi quá trình toàn cầu hoá lan rộng, họ đã tận dụng tối đa lực lượng lao động lớn và rẻ, giành được lợi thế trên thị trường ô tô (Nhật Bản), điện tử (Hàn Quốc), và dược phẩm (Singapore). Các ngành công nghiệp được xây dựng đằng sau những bức tường bảo hộ nhằm hạn chế nhập khẩu, sau đó phát triển mạnh khi hoạt động thương mại với phần còn lại của thế giới phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sau đó đã mang bí quyết của họ tới, cùng số vốn cần thiết, để sản xuất ra các loại hàng hoá phức tạp và có lợi nhuận cao hơn, cũng như tăng năng suất.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các lãnh đạo ở các quốc gia đang phát triển vẫn mặn mà với lĩnh vực sản xuất. Năm 2015, Thủ tướng Modi công bố kế hoạch tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP của Ấn Độ lên 25% từ mức 16%. “Bán đâu cũng được, nhưng sản xuất phải từ Ấn Độ,” ông kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Campuchia hy vọng sẽ tăng gấp đôi xuất khẩu của các nhà máy, ngoại trừ quần áo, vào năm 2025. Kenya mong muốn chứng kiến lĩnh vực sản xuất của họ tăng trưởng 15%/năm.

Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia đều đang gặp một trở ngại. Công nghiệp hóa thậm chí còn khó thực hiện hơn so với 40 hoặc 50 năm trước. Do tiến bộ công nghệ, chúng ta cần ít công nhân hơn bao giờ hết để sản xuất một đôi tất. Ở Ấn Độ, số công nhân được yêu cầu vận hành một nhà máy vào năm 2007 ít hơn 5 lần so với năm 1980. Trên khắp thế giới, ngành công nghiệp hiện nay vận hành dựa vào kỹ năng và vốn, những thứ mà các nước giàu có luôn có thừa, và dựa vào ít lao động hơn, có nghĩa là lực lượng lao động lớn giá rẻ sẽ không được coi là nguồn lực mở ra con đường phát triển kinh tế như trước nữa. Do đó, Thủ tướng Modi và những người khác cần đưa ra một chiến lược mới: Họ cần đi tắt đón đầu để thâu tóm lĩnh vực sản xuất tiên tiến. Tại sao phải sản nghĩ tới các dây chuyền khâu bít tất trong khi chúng ta có thể etch chất bán dẫn?

Ảnh: The Economist

“Nỗi ám ảnh đặc biệt với việc sản xuất sử dụng công nghệ tiên tiến,” như lời của một cựu cố vấn của Chính phủ Ấn Độ, đôi khi dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ đã lỗi thời. Các doanh nghiệp Ấn Độ có thể được chào đón để bán hàng ở bất cứ đâu trên thế giới, nhưng Thủ tướng Modi lại muốn khuyến khích người Ấn Độ dùng hàng Ấn Độ. Ông đã công bố lệnh cấm nhập khẩu mọi thứ từ máy tính xách tay cho đến vũ khí.

Nhưng có lẽ không phải bất kỳ khía cạnh nào của chủ nghĩa bảo hộ đều đã lỗi thời. Kể từ đợt bùng phát gần đây nhất ở Ấn Độ vào những năm 1970, trợ cấp và giảm thuế hầu như đã thay thế các lệnh cấm nhập khẩu và cấp phép. Khi đó, mọi khoản đầu tư vượt quá ngưỡng nhất định đều phải được một công chức thông qua. Giờ đây, các quan chức cấp cao đang được Thủ tướng Modi ra lệnh tăng cường đầu tư trị giá 100 tỷ USD mỗi năm, và Thủ tướng đã tuyên bố thu hút các nhà sản xuất chip là một trong những mục tiêu kinh tế chính của Ấn Độ. “Khuyến khích liên doanh sản xuất" giúp giảm thuế cho mỗi sản phẩm máy tính hoặc tên lửa được sản xuất trong nước, cũng như các sản phẩm công nghệ cao khác. Vào năm 2023, những khoản trợ cấp tương tự mang lại khoản tiền trị giá 45 tỷ USD, tương đương 1.2% GDP quốc gia, tăng từ mức 8 tỷ USD hoặc hơn khi chương trình này được triển khai 3 năm trước đó. Tương tự, Malaysia đang cung cấp tài liệu cho các công ty thiết lập hoạt động điện toán đám mây, và hỗ trợ chi phí cho các nhà máy được khánh thành và hoạt động trong nước. Kenya đang xây dựng 5 khu công nghiệp miễn thuế, sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động vào năm 2030, và đang lên kế hoạch xây thêm 20 khu công nghiệp khác.

Ảnh: The Economist

Ở một số nơi, chúng ta đã có thể thấy thành công bước đầu. Lĩnh vực sản xuất tại Campuchia trong năm vừa rồi đã đóng góp nhiều hơn 3% vào tổng GDP so với 5 năm trước. Các công ty đang tìm cách đa dạng hoá từ Trung Quốc nhờ lợi thế chi phí thấp, trợ cấp cho sản xuất công nghệ cao, và các khoản đầu tư từ chính phủ Campuchia. Tuy nhiên, ở những nơi khác, mọi thứ dường như trở nên khó khăn hơn. Ở Ấn Độ, tỷ trọng sản xuất trong GDP vẫn ổn định - Thủ tướng Modi sẽ không đạt được mục tiêu 25% vào năm tới. Những tên tuổi lớn như Apple hay Tesla đã đặt thương hiệu của họ vào một hoặc hai nhà máy, nhưng không mặn mà với việc thực hiện các khoản đầu tư mà họ từng phung phí vào Trung Quốc, nơi cung cấp cơ sở hạ tầng vượt trội và lực lượng lao động có trình độ học vấn tốt hơn. Điều nguy hiểm là khi tìm cách thu hút ngành sản xuất công nghệ cao, các quốc gia cuối cùng có nguy cơ lặp lại những thảm hoạ trong quá khứ. Từ năm 1960 đến năm 1991, tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo trong GDP của Ấn Độ tăng gấp đôi. Nhưng khi các rào cản bảo hộ bị dỡ bỏ vào những năm 1990, không có gì đủ rẻ để xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới. Rủi ro lần này đặc biệt lớn hơn, khi Thủ tướng Modi coi ngành sản xuất như công tác “tự lực" - hay khả năng của Ấn Độ trong việc cung tự cấp mọi thứ mà họ cần, đặc biệt là công nghệ chế tạo vũ khí. Cùng với Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ là một trong nhóm các quốc gia coi việc làm giàu là con đường dẫn tới vị thế địa chính trị mạnh mẽ hơn, và điều đó khiến họ có nguy cơ cao đầu tư sai hướng.

Đón đọc tiếp phần II tại đây.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ