Chỉ số chứng khoán duy nhất tại châu Á Thái Bình Dương kết thúc 6 tháng đầu năm với sắc xanh

Chỉ số chứng khoán duy nhất tại châu Á Thái Bình Dương kết thúc 6 tháng đầu năm với sắc xanh

17:31 01/07/2020

Chỉ số chứng khoán CSI 300 của Trung Quốc là chỉ số chính duy nhất tại châu Á Thái Bình Dương kết thúc 6 tháng đầu năm 2020 với sắc xanh. Phần lớn các thị trường chính khác trong khu vực đều đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về nỗi đau cho nên kinh tế do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Cho tới thời điểm hiện tại, trên toàn cầu đã ghi nhận hơn 10 triệu ca nhiễm Covid-19, trong khi có ít nhất nửa triệu người đã tử vong vì dịch bệnh. Theo dữ liệu được biên soạn bởi Đại học Johns Hopkins.

Cho tới thời điểm hiện tại, trên toàn cầu đã ghi nhận hơn 10 triệu ca nhiễm Covid-19, trong khi có ít nhất nửa triệu người đã tử vong vì dịch bệnh. Theo dữ liệu được biên soạn bởi Đại học Johns Hopkins.

Chỉ có duy nhất một chỉ số chứng khoán tại châu Á Thái Bình Dương kết thúc 6 tháng đầu năm với sắc xanh, đó chính là chỉ số CSI 300 của Trung Quốc, dựa theo cổ phiếu của 300 công ty lớn nhất được niêm yết tại đại lục.

Phần lớn các thị trường chính khác trong khu vực đều đã vẽ nên một bức tranh rất ảm đạm về sự ảnh hưởng tới nền kinh tế do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Điều này khá là nực cười đối với các quốc gia đã được quốc tế khen ngợi là có rất nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát sự lây lan của virus ở châu Á Thái Bình Dương.

Nếu New Zealand là quốc gia được cho là có thành công lớn nhất trong việc ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh thì chỉ số NZX 50 của họ vẫn giảm khoảng 0,4% trong năm nay. Tương tự như vậy, Đài loan nền kinh tế đã được ca ngợi là rất vững vàng trong thời gian vừa qua, nhưng Taiex (chỉ số chứng khoản của Taiwan) vẫn giảm hơn 3% vào năm 2020.

FLCE Bursa Malaysia KLCI của Malaysia là chỉ số hoạt động tốt nhất ở thị trường Đông Nam Á - nhưng thậm chí còn giảm hơn 5% trong năm nay. Tại Việt Nam, một quốc gia khác thường được ca ngợi vì thành công trong việc chữa trị Covid-19, chỉ số VN-Index vẫn đang giảm 14% từ đầu năm cho đến nay.

Dưới đây là kết quả hoạt động của các thị trường chứng khoán lớn khác tại Châu Á Thái Bình Dương từ đầu năm tới nay, dựa trên dữ liệu từ Refinitiv Eikon và CNBC:

Australia: S&P/ASX 200: -11.76%

China: Shanghai composite: -2.15%

Hong Kong: Hang Seng index: -13.35%

India: Nifty 50: -15.34%

Japan: Nikkei 225: -5.78%

Singapore: Straits Times index: -19.64%

South Korea: Kospi: -4.07%

Thailand: SET Composite index: -15.24%

Tàu lượn siêu tốc 2020

Đầu năm nay, thị trường đã có một điểm nhấn hết sức đáng chú ý khi Hoa Kỳ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một.  Điều này đã đem lại bước ngoặt cho căng thẳng kéo dài giữa hai cường quốc kinh tế bấy lâu nay.

Nhưng sự lây lan nhanh chóng của coronavirus ngay sau đó đã khiến nền kinh tế toàn cầu bị đóng băng nghiêm trọng, khi các nhà chức trách liên tục ngăn chặn sự ảnh hưởng của virus bằng cách thông qua các biện pháp tài khóa mạnh tay.

Sự sụt giảm trong hoạt động kinh tế đã tạo ra hoảng loạn cho tất cả các thị trường trên thế giới, điều dẫn đến cho cuộc bán tháo mạnh mẽ của thị trường vào tháng 3. Và sau đó đã bật tăng mạnh trở lại sau khi Chính Phủ và các Ngân hàng Trung ương trên thế giới thực hiện các hành động chưa từng có tiền lệ để hỗ trợ cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, những lo ngại về Covid-19 vẫn còn đang rất cao, và dịch bệnh hoàn toàn có thể bùng phát lại mạnh mẽ hơn nữa trong nửa cuối năm nay. Một sự tăng vọt trong số ca nhiễm mới đã đặt ra câu hỏi về khả năng cho các nền kinh tế sẽ lại phải đóng cửa một lần nữa. Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo hôm thứ Hai rằng "điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến".

"Mặc dù nhiều quốc gia đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc ngăn chặn Covid-19, nhưng tình hình dịch bệnh trên toàn cầu vẫn đang gia tăng theo chiều hướng xấu", ông nói trong một cuộc họp báo từ trụ sở của cơ quan Geneva. "Tất cả chúng ta đều muốn điều này kết thúc. Tất cả chúng ta đều muốn tiếp tục cuộc sống của mình, nhưng thực tế khó khăn mà chúng ta phải đối mặt là dịch bệnh này vẫn chưa kết thúc."

Cho tới thời điểm hiện tại, trên toàn cầu đã ghi nhận hơn 10 triệu ca nhiễm Covid-19, trong khi có ít nhất nửa triệu người đã tử vong vì dịch bệnh. Theo dữ liệu được biên soạn bởi Đại học Johns Hopkins.

Trong một lưu ý vào thứ sáu, Shane Oliver, người đứng đầu chiến lược đầu tư và kinh tế trưởng của AMP Capital, đã nhấn mạnh "ba rủi ro lớn" ở phía trước cho thị trường:

  1. Làn sóng lây nhiễm thứ 2 của Covid-19 có thể sẽ khiến nền kinh tế phải đóng cửa một lần nữa và điều này sẽ làm thị trường cổ phiếu tiếp tục giảm sâu hơn.
  2. “thiệt hai về tài sản thế chấp” từ việc đóng cửa nền kinh tế sẽ dẫn đến sự đình trệ trong quá trình phục hồi sau cú bật trở lại vừa rồi của thị trường.
  3. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra vào tháng 11. Từ giờ tới lúc đó, tổng thống đương nhiệm Donald Trump dự kiến sẽ tăng cường căng thẳng với Trung Quốc và có thể, thậm chí là cả châu Âu.

Sau đợt tăng mạnh từ khi tạo đáy vào hồi tháng 3, thị trường cổ phiếu vẫn sẽ rất dễ bị tấn công bởi những điều không chắc chắn về dịch bệnh Covid-19, sự phục hồi kinh tế và căng thẳng Mỹ - Trung Quốc. Nhưng trong khoảng thời gian 6 đến 12 tháng tới, thị trường cổ phiếu có thể vẫn ​​sẽ hoạt động tốt vì được hỗ trợ bởi sự gia tăng trong hoạt động kinh tế và các chính sách kích thích mạnh tay, ông Oliver Oliver nói.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cập nhật thị trường phiên Á 15.05: Chứng khoán Châu Á khởi sắc sau đà leo dốc trên Phố Wall trước dữ liệu CPI
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 15.05: Chứng khoán Châu Á khởi sắc sau đà leo dốc trên Phố Wall trước dữ liệu CPI

Chứng khoán ở châu Á khởi sắc sau đợt phục hồi mạnh mẽ trên phố Wall do công nghệ dẫn đầu, trong bối cảnh nhà đầu tư xem xét dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ vào cuối ngày thứ Tư nhằm đánh giá đường hướng chính sách của Fed.
Liệu Fed có đang mất quyền kiểm soát?
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Liệu Fed có đang mất quyền kiểm soát?

Theo các báo cáo mới từ các ủy viên, quỹ An sinh xã hội và quỹ Medicare chi trả tiền viện phí đều sẽ bắt đầu đối mặt với tình trạng ''sụp đổ'' vào năm 2035 và 2036. Điều này thật đáng thất vọng, nhưng cũng không quá bất ngờ, khi Quốc hội chỉ chú tâm đến việc chi thêm hàng tỷ USD cho viện trợ quân sự cho các quốc gia khác và cấm nền tảng TikTok, chẳng chú ý đến sự phá sản đang cận kề của hai chương trình phúc lợi lớn nhất liên bang.
Liệu nền kinh tế Trung Quốc có đang mạnh mẽ như những gì được công bố?
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Liệu nền kinh tế Trung Quốc có đang mạnh mẽ như những gì được công bố?

Từ lâu, người ta đã hiểu rằng hầu hết dữ liệu tài chính do chính phủ Trung Quốc cung cấp là nhằm mục đích tuyên truyền và chưa hẳn chỉ ra hoàn cảnh kinh tế thực sự của đất nước. Số liệu thống kê thường cung cấp một nửa sự thật và phần còn lại phải được làm sáng tỏ thông qua điều tra sâu hơn
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ