Cập nhật thị trường phiên Á 15.03: Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau dữ liệu lạm phát Mỹ mạnh hơn dự kiến

Cập nhật thị trường phiên Á 15.03: Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau dữ liệu lạm phát Mỹ mạnh hơn dự kiến

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:46 15/03/2024

Thị trường châu Á mở cửa trong sắc đỏ sau sự sụt giảm trên Phố Wall khi dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến làm suy yếu khả năng hạ lãi suất trong thời gian tới của Fed.

Chứng khoán Úc, Hàn Quốc và Hồng Kông đều sụt giảm hơn 1%. Chứng khoán Trung Quốc biến động tăng giảm mạnh khi PBOC giữ nguyên lãi suất chính sách. Chỉ số Topix của Nhật Bản giữ được sắc xanh trước kết quả tiền lương vào hôm 15/03.

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều mất 0.3% vào phiên ngày 14/03 khi sụt giảm 2 phiên liên tiếp. HĐTL chứng khoán Mỹ ổn định trong phiên Á.

TPCP ổn định sau khi lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng 10bps hôm 14/03. Động thái này được thúc đẩy bởi dữ liệu chỉ số giá sản xuất PPI tháng 2 tăng nóng hơn dự kiến, cho thấy lạm phát vẫn chưa thực sự được Fed kiểm soát hoàn toàn.

Lợi suất TPCP tăng cao hơn giúp chỉ số DXY kéo dài đà tăng. Mặt khác, đồng Yên tăng giá nhẹ vào hôm 14/03 nhờ kỳ vọng rằng BoJ có thể chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tuần tới, tuy nhiên, sau đó lại yếu hơn vào ngày 15/03.

(Lợi suất TPCP sau dữ liệu lạm phát)

Hội đồng Thống đốc BoJ sẽ công bố số liệu tiền lương được xem xét kỹ trong nhiều thập kỷ. Những con số mạnh mẽ có lẽ là đủ để thúc đẩy BOJ tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm.

Tại Trung Quốc, hoạt động mua ETF từ quỹ đầu tư Chính phủ cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt sao đợt mua vào 50 tỷ USD để hỗ trợ thị trường chứng khoán. Trong khi đó, cơ quan quản lý ngân hàng của nước này đã yêu cầu các tổ chức tài chính Hồng Kông trình bày chi tiết việc nắm giữ những phương tiện tài chính do chính quyền địa phương phát hành..

PBOC đã giữ nguyên lãi suất chính sách kỳ hạn 1 năm ở mức 2.5% vào thứ Sáu, đúng với kỳ vọng của nhiều chuyên gia kinh tế tại Bloomberg. Theo khảo sát từ Bloomberg, dữ liệu vào thứ Hai tuần tới được dự báo một sự suy giảm so với tháng 12 trong doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp. Ngành bất động sản vẫn là rào cản lớn, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% đầy tham vọng.

Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất lần thứ năm liên tiếp trong cuộc họp vào ngày 19-20 tháng 3 tới. Sau các báo cáo cảnh báo về lạm phát dai dẳng, trọng tâm bây giờ sẽ là biểu đồ dot plot của Fed. Dự báo trong tháng 12 trước đó cho thấy các quan chức kỳ vọng 3 lần cắt giảm 25bps trong năm 2024.

Josse Torres tại Interactive Brokers cho biết: "Phe mua cổ phiếutrái phiếu đang hướng mắt tới cuộc họp tới và đang hành động thận trọng. Họ đều lo lắng Powell sẽ phải "quay xe", thông điệp bồ câu của ông trong tháng 12 đã thúc đẩy kỳ vọng về sự nới lỏng mạnh mẽ các điều kiện tài chính.

Michael Hartnett, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư của Bank of America cảnh báo: "Về mặt tâm lý, việc lạm phát tăng trong bối cảnh các tài sản rủi ro khác như cổ phiếu hay Bitcoin vẫn mạnh mẽ đang rất giống với dấu hiệu của một quả bong bóng". Vào thứ Sáu giá Bitcoin đã tăng sát mốc 72,000 USD.

Về thị trường hàng hóa, dầu đang ở gần mức đỉnh 4 tháng sau thay đổi dự báo từ IEA từ thặng dư sang thiếu hụt trong năm 2024, với quan điểm OPEC+ sẽ duy trì cắt giảm sản lượng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ