Cập nhật thị trường phiên Á 13.03: Chứng khoán châu Á phân hóa trước kết quả cuộc đàm phán lương ở Nhật Bản

Cập nhật thị trường phiên Á 13.03: Chứng khoán châu Á phân hóa trước kết quả cuộc đàm phán lương ở Nhật Bản

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:57 13/03/2024

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, đòng thời tâm lý tích cực sau một phiên kỷ lục trên Phố Wall đã bị kéo xuống bởi các cuộc đàm phán về lương ở Tokyo, với những tín hiệu cho thấy BoJ có thể xoay trục chính sách.

Chứng khoán Hồng Kông bật tăng đầu phiên, với chỉ số Hang Seng China Enterprises Index trên đà tăng 20% ​​từ đáy. Chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức đỉnh kỷ lục mới khi thị trường đặt cược rằng Fed sẽ hạ lãi suất sau dữ liệu lạm phát mạnh hơn dự kiến.

Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm, đồng Yên mạnh lên sau khi báo Mainichi đưa tin Toyota Motor sẽ đáp ứng đầy đủ yêu cầu tăng lương của liên đoàn lao động. Nhà đầu tư đang theo dõi các thỏa thuận trả lương cho công đoàn trong tuần này, xem liệu mức tăng lương có thể khiến BoJ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến vào tuần tới không.

TPCP ổn định sau khi giảm nhẹ do phiên đấu thầu 39 tỷ USD TPCP kỳ hạn 10 năm. Chỉ số DXY gần như đi ngang sau khi tăng phiên đầu tiên trong tháng 3. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Úc tăng đầu phiên Á.

Hebe Chen, chuyên gia phân tích tại IG Markets, nhận định: “Sự kết hợp giữa dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến ​​và chứng khoán Mỹ cao kỷ lục có thể khiến nhà đầu tư châu Á bối rối. Tuy nhiên, thị trường châu Á có nhiều khả năng sẽ tiếp nối sự lạc quan từ Phố Wall. Ngoài ra, báo cáo CPI sẽ khiến Fed phải phát biểu một cách thận trọng hơn tại cuộc họp tuần tới."

Thị trường thường biến động mạnh khi dữ liệu lạm phát cao. Tuy nhiên, S&P 500 đã tăng hơn 1% sau khi công bố CPI, điều này hiếm xảy ra kể từ tháng 3/2022, nhờ đà tăng trưởng bền vững của nền kinh tế và những đột phá về trí tuệ nhân tạo.

Fed dự kiến sẽ giữ lãi suất ổn định trong cuộc họp thứ 5 liên tiếp vào ngày 19-20 tháng 3. Nhà đầu tư sẽ tập trung vào dự báo lãi suất hàng quý của FOMC, đồng thời cũng đánh giá ảnh hưởng của dữ liệu việc làm mới và lạm phát.

Mặt khác, giá dầu tăng đầu phiên hôm 13/03 sau khi một báo cáo trong ngành cho thấy tồn kho ở Mỹ giảm 5.5 triệu thùng trong tuần trước. Vàng ổn định sau đà tăng kỷ lục 9 phiên liên tiếp.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ