Cập nhật thị trường phiên Á 08.03: Chứng khoán Châu Á bật tăng trước dữ liệu việc làm của Mỹ

Cập nhật thị trường phiên Á 08.03: Chứng khoán Châu Á bật tăng trước dữ liệu việc làm của Mỹ

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:20 08/03/2024

Chứng khoán châu Á tăng điểm, theo sau đà tăng của Phố Wall nhờ tín hiệu ôn hòa từ các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên mọi sự chú ý đều đổ dồn vào dữ liệu việc làm của Mỹ vào cuối ngày 08/03. Đồng Yên tăng giá do kỳ vọng BoJ sẽ sớm thắt chặt chính sách.

Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc và chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đều tăng, HĐTL chứng khoán Hồng Kông cũng mở cửa với sắc xanh, theo sau đà tăng của chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100. HĐTL chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong đầu phiên Á.

Tỷ giá USD/JPY giao dịch quanh mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2, khi giảm 0.9% ngày 07/03 do kỳ vọng BoJ sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007. Theo một nguồn đáng tin, dự đoán về cuộc họp ngày 18-19/3, một số quan chức BoJ và quan chức nhà nước sẽ ủng hộ động thái sớm tăng lãi suất.

Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu trong phiên điều trần ngày 07/03 rằng kịch bản nới lỏng chính sách không còn xa, có thể sẽ bắt đầu trong năm nay. Ông nói thêm rằng các nhà hoạch định chính sách nhận thức được rõ rủi ro từ việc cắt giảm quá muộn. Chủ tịch Fed Cleveland, Loretta Mester, cũng nhấn mạnh lại quan điểm của ông Powell khi cho biết Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt.

Động thái này phù hợp với những bình luận từ Chủ tịch ECB Christine Lagarde, khi bà chỉ ra rằng các quan chức có thể nới lỏng chính sách vào tháng 6.

TPCP ổn định sau khi lợi suất giảm vào ngày 07/03. Lợi suất TPCP kỳ hạn 30 năm giảm đáng kể. Chỉ số DXY tụt dốc mạnh hơn vào ngày 08/03, khi đồng USD suy yếu so với hầu hết các đồng trong nhóm G10.

Những tín hiệu tích cực đến từ hai ngân hàng trung ương trước báo cáo việc làm của Mỹ hôm 08/03. Số lượng việc làm mới tại Mỹ được kỳ vọng đạt 200,000. Tuy nhiên, RBC Capital Markets LLC lại dự báo con số ​​sẽ là 260,000, còn Citigroup dự đoán là 145,000.

Andrew Brenner, giám đốc bộ phận trái phiếu quốc tế của Natalliance Securities LLC, cho biết: “Dữ liệu việc làm hôm 08/03 có thể gây ra biến động mạnh cho thị trường trái phiếu TPCP Mỹ. Nếu dữ liệu việc làm tốt hơn dự kiến, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm có thể giảm về mức 3%. Nhưng nếu là điều ngược lại, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm có thể tăng lên mức 4.3%."

Gina Bolvin, Chủ tịch Tập đoàn Bolvin, cho rằng yếu tố quan trọng nhất trong báo cáo việc làm tháng 3 sẽ là mức tăng lương. Bà lo ngại rằng nếu mức tăng lương quá cao, các công ty sẽ tăng giá sản phẩm và dịch vụ để bù đắp chi phí, dẫn đến lạm phát.

Tại Trung Quốc, các cơ quan quản lý đang xem xét kỹ lưỡng hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng khu vực trong bối cảnh lo ngại rằng họ đang đầu cơ chứng khoán thay vì cho vay để thúc đẩy nền kinh tế, theo nguồn đáng tin cậy.

Trong khi đó, giá dầu nhích lên cao hơn trong phiên ngày 08/03 sau khi giảm trong phiên trước đó do nhà đầu tư cân nhắc triển vọng lãi suất và tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông. Vàng kéo dài đà tăng, thiết lập mức đỉnh kỷ lục mới tại 2,164.78 USD/ounce vào ngày 07/03.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giới chuyên gia Phố Wall: Thị trường chứng khoán có thể tiếp tục tăng trưởng ngay cả khi kịch bản hạ lãi suất của Fed không trở thành hiện thực
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giới chuyên gia Phố Wall: Thị trường chứng khoán có thể tiếp tục tăng trưởng ngay cả khi kịch bản hạ lãi suất của Fed không trở thành hiện thực

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu có thể hỗ trợ đủ cho thị trường chứng khoán để tiếp tục đà tăng phá vỡ kỷ lục, ngay cả khi các dự đoán về kịch bản Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay hoàn toàn bị loại bỏ.
Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và người theo dõi toàn cầu đã từng nghĩ rằng năm 2024 là thời điểm tuyệt vời để cắt giảm lãi suất. Nhưng với tình trạng lạm phát ngày càng nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán của hầu hết mọi người, những kỳ vọng đó đang dần biến mất.
Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ