Các trader Tokyo nóng lòng chờ đợi dữ liệu lạm phát tháng 6

Các trader Tokyo nóng lòng chờ đợi dữ liệu lạm phát tháng 6

09:22 19/07/2023

Phe bán trái phiếu của Nhật Bản tập trung chờ đợi dữ liệu CPI hôm thứ Sáu 21/7, chất xúc tác tiềm năng tiếp theo cho suy đoán về những điều chỉnh chính sách tiền tệ sắp tới.

Các động thái trên thị trường Tokyo cho thấy sự thận trọng về khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản điều chỉnh chính sách kiểm soát đường cong lợi suất vào tuần tới, một phần do áp lực lạm phát. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức trần 0.5% của BOJ, trong khi đà suy yếu của JPY so với USD đã được thu hẹp.

Số liệu lạm phát của Nhật Bản tháng 6 dự kiến ghi nhận lạm phát giá tiêu dùng chính không bao gồm thực phẩm tươi sống tăng từ 3.2% lên 3.3%, phần lớn là do tác động của giá điện cao hơn. Bỏ qua chi phí năng lượng, CPI vẫn được dự báo tăng 4.2%, gần mức cao nhất trong 4 thập kỷ, ngay cả sau khi hạ nhiệt lần đầu tiên kể từ tháng 1/2022.

Mặc dù cả hai chỉ số đều đã vượt xa mục tiêu lạm phát 2% của ngân hàng trung ương, BOJ cho biết lạm phát sẽ giảm xuống dưới mục tiêu vào tháng Ba năm tới.

Thị trường vẫn không bị thuyết phục.

Masato Koike, nhà kinh tế tại Sompo Institute Plus, cho biết: “Trọng tâm của dữ liệu CPI này là liệu lạm phát chậm lại theo cách mà BOJ mong đợi hay không. Nếu vượt quá dự đoán của thị trường, điều đó sẽ thúc đẩy kỳ vọng về điều chỉnh YCC vào tháng 7.”

Các nhà kinh tế tại UBS và BNP Paribas nằm trong số những người cho rằng BOJ sẽ xoay trục chính sách trong cuộc họp tháng 7, dự kiến nâng dự báo lạm phát cho năm tài chính này từ mức dự báo 1.8%.

Dữ liệu kinh tế tiếp tục phản ánh một chu kỳ mới với lạm phát cao. Một thước đo thị trường về kỳ vọng lạm phát dài hạn đạt mức cao nhất kể từ năm 2014 trong tháng này và tăng trưởng lương cơ bản đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ những năm 1990.

Thống đốc BOJ Kazuo Ueda đã kêu gọi thận trọng. Ông lập luận rằng sau nhiều thập kỷ giá cả suy yếu ở Nhật Bản, việc vội vàng cắt bỏ “những mầm xanh” của tăng trưởng giá bây giờ sẽ gây thiệt hại hơn nhiều so với việc chậm trễ trong khâu kiềm chế lạm phát.

Ueda cho biết vào tối thứ Hai rằng ngân hàng trung ương đang tiếp tục nới lỏng với tiền đề rằng Nhật Bản vẫn còn một khoảng cách để đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Ông nói rằng một sự thay đổi trong tiền đề đó là điều cần thiết để thay đổi chính sách.

Phát biểu của ông sau cuộc họp G20 tại Ấn Độ đã làm JPY suy yếu và đẩy hợp đồng tương lai trái phiếu của Nhật Bản lên cao hơn khi giới đầu tư cho rằng chưa có chỉ báo cho thấy khả năng thay đổi chính sách vào lúc này.

Thị trường gần đây đang cho rằng BOJ sẽ trì hoãn bất kỳ thay đổi chính sách lớn nào, như loại bỏ lãi suất âm, cho đến năm sau hoặc muộn hơn. Nhưng kịch bản này cũng để ngỏ khả năng có một biện pháp tạo “điểm dừng” ngắn hạn để hạn chế sự bóp méo thị trường do kiểm soát đường cong lợi suất gây ra.

Hợp đồng hoán đổi JPY 10 năm, thường được khối ngoại sử dụng để đặt cược vào giới hạn lãi suất của BOJ, đã đạt mức cao nhất trong 4 tháng là 0.72% vào thứ Sáu và JPY đạt mức cao nhất trong 2 tháng so với USD. Nhưng ngay cả khi các nhà đầu tư thực hiện các biện pháp phòng hộ rủi ro”, suy đoán về sự thay đổi chính sách vẫn chưa cao như đầu năm nay.

Nếu BOJ có đưa ra điều chỉnh vào tháng 7, họ có thể lập luận rằng sự thay đổi đó hoàn toàn là vấn đề làm cho các biện pháp kích thích của họ bền vững hơn và ít liên quan đến các biến động của thị trường vì JPY mạnh hơn và không cần phải mua thêm trái phiếu để giữ lãi suất dưới mức 0.5%.

Một số nhà phân tích cho rằng đã có quá nhiều suy đoán về động thái của BOJ.

Jonathan Liang, chuyên gia trái phiếu châu Á tại JPMorgan Asset Management, cho biết: “BOJ có truyền thống không thích bị truyền thông hay thị trường ảnh hưởng đến quyết định của họ".

Tuy nhiên, áp lực ngày càng gia tăng cho thấy chính sách hiện tại là không phù hợp, cho thấy rằng thay đổi có thể xảy ra trong năm tới.

“Họ sẽ phải làm gì đó. Đó là khi không ai nói về nó — và đây là lúc họ thực hiện thay đổi chính sách”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ