Bầu cử tổng thống Mỹ đã qua, các Trader cần quan tâm điều gì tiếp theo?

Bầu cử tổng thống Mỹ đã qua, các Trader cần quan tâm điều gì tiếp theo?

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

13:38 09/11/2020

Sau khi J.Biden chiến thắng cuộc đua vào nhà Trắng, thị trường sẽ chuyển sự chú ý sang các dữ liệu kinh tế vào tuần sau cũng như tình hình Covid-19 và động thái của các Ngân hàng trung ương.

Đồng USD đã giảm mạnh vào tuần trước. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng USD/JPY đã phá xuống dưới mức 104 lần đầu tiên sau 8 tháng. Bất chấp những nỗ lực rõ ràng của Bắc Kinh nhằm giảm bớt áp lực tăng giá của đồng nhân dân tệ thông qua nhiều điều chỉnh về chính sách, CNH đã đạt mức đỉnh mới trong hai năm. Đồng Peso của Mexico, đồng tiền thuộc thị trường mới nổi được giao dịch tích cực thứ hai sau nhân dân tệ, đã quay trở lại mức chưa từng thấy kể từ cuộc hỗn loạn hồi tháng Ba. Chỉ số DXY đã giảm từ dải trên của biên độ (trên 94.00) xuống mức đáy của biên độ (xấp xỉ 92.00). Chỉ số tiền tệ thế giới Bannockburn mới ra mắt đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 3 và đã đạt đỉnh kể từ đầu năm 2019.

Sự biến động khi các cuộc bỏ phiếu ở Mỹ đóng cửa vào ngày 3 tháng 11 đã nhường chỗ cho một số động thái ổn định. Việc đồng USD giảm và lợi suất cũng như cổ phiếu cao hơn có thể đánh dấu sự phục hồi của các xu hướng cơ bản. Ngân hàng trung ương AnhNgân hàng dự trữ Australia đã đưa ra các biện pháp nới lỏng mới, tuy nhiên điều này không ngăn cản GBP và AUD tăng giá so với đồng bạc xanh. ECB đã cam kết sẽ tung ra biện pháp nới lỏng mới trong tháng tới. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Cục Dự trữ Liên bang lại tỏ ra không mấy vội vàng trong việc áp dụng chính sách nới lỏng hơn nữa.

Gần như tất cả các ngân hàng trung ương lớn đều mong muốn có nhiều hỗ trợ tài khóa hơn. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Cục Dự trữ Liên bang nhận thấy rằng những nỗ lực hiện tại của họ có thể được mở rộng, nếu cần, nhưng dường như vẫn hoài nghi về giá trị của việc đẩy lãi suất xuống thấp thêm một chút nữa. Tại Mỹ, lãi suất cố định của nợ thế chấp trong 30 năm đã giảm xuống mức thấp kỷ lục mới sau cuộc bầu cử tuần trước (2.78%). Vấn đề mà nhiều người đang thắc mắc hiện nay là nếu Fed thành công trong việc đẩy lãi suất này xuống 2.5%, liệu nó có tác động đáng kể hay không. BOJ đã chứng kiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới suy giảm trong ba quý liên tiếp với phản ứng khiêm tốn so với các ngân hàng trung ương lớn khác và đã không đưa ra các sáng kiến ​​mới trong gần tám tháng.

Vào trước cuộc bầu cử, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết họ đã chuẩn bị một gói kích thích tài khóa trị giá 1 nghìn tỷ đô la vào năm tới. Một ngày sau cuộc bầu cử, Lãnh đạo Đa số Thượng viện McConnell đã tuyên bố một biện pháp kích thích bao gồm viện trợ của nhà nước và địa phương sẽ được hoàn thành trước thời điểm cuối năm nay. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người hoài nghi về gói kích thích. Bộ tài chính cũng đã công bố kế hoạch huy động vốn kỷ lục quý thứ 3 liên tiếp. Họ sẽ huy động 122 tỷ USD trong tuần lễ hội (holiday-shortened week): (54 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 3 năm, 41 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 27 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 30 năm). Điều này sẽ thúc đẩy các cuộc đấu giá trái phiếu sắp tới và năm tới, họ có kế hoạch tăng cường bán các trái phiếu chống lạm phát (TIPS) và các trái phiếu lãi suất thả nổi.

Thị trường không chỉ đơn giản là một sòng bạc phức tạp như một số người vẫn nghĩ, nó còn là cỗ máy khổng lồ tổng hợp và loại trừ tin tức một cách nhanh chóng. Các cuộc thăm dò cho thấy một chiến thắng áp đảo của đảng Dân chủ là có thể xảy ra, nhưng ngay khi xuất hiện bằng chứng rằng điều này khó có thể thành sự thật (thời điểm Trump thắng ở Florida), các thị trường đã điều chỉnh nhanh chóng, thậm chí là dữ dội. Như nhà triết học vĩ đại người Đan Mạch Kierkegaard đã nói, và quan sát của ông cũng có thể áp dụng cho thị trường tài chính: “Cuộc sống chỉ có thể được hiểu bằng cách nhìn ngược lại, nhưng phải luôn tiến về phía trước”.

Có vẻ như một khi cuộc bầu cử qua đi, ngay cả với kết quả không được chắc chắn, nhu cầu bị dồn nén cuối cùng đã quay trở lại. Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương đã tăng hơn 6% vào tuần trước để thiết lập mức đỉnh mới trong năm. Stoxx 600 đã có tuần tốt nhất trong năm, tăng khoảng 7.0% vào tuần trước. Mức tăng 7.3% của S&P 500 là mức tốt nhất 1 tuần kể từ khi phục hồi vào tháng 3 và tháng 4.

Điều cần cân nhắc thứ hai là cuộc bầu cử. Kết luận, có lẽ được rút ra một cách vội vàng, là kết quả chính trị sẽ làm giảm quy mô gói kích thích tiếp theo cũng như đảo ngược chính sách cắt giảm thuế của Trump, có vẻ sẽ không xảy ra. Quyền kiểm soát của Thượng viện có thể được quyết định bởi các cuộc tranh cử diễn ra vào đầu tháng 1. Số ghế của đảng Dân chủ tại Thượng viện hiện đã ngang bằng với đảng Cộng hòa. Có nghĩa là môi trường chung sẽ có lợi hơn so với dự đoán khi “Làn sóng xanh” dường như là một kịch bản hợp lý.

Bỏ qua các luận điệu về đảng phái, một lượng kỷ lục phụ nữ Đảng Cộng hòa sẽ có mặt trong Quốc hội mới và Tổng thống Trump đã thu hút được nhiều phiếu bầu không phải người da trắng nhất trong số ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa trong khoảng thời gian rất dài. Sự ủng hộ cho ông đã tăng đối với hầu hết mọi chủng tộc, trừ các nhóm da trắng. 

Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ có xu hướng tăng cao hơn vào tháng trước. Tuy nhiên, đà tăng dường như phản ánh nguồn cung thực tế và đã được dự đoán trước, với chính sách mục tiêu lạm phát trung bình được công bố, một số có thể bị cám dỗ bởi định hướng chính sách tiền tệ (forward guidance) của Cục Dự trữ Liên bang. Lợi suất đã tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng gần tại 0.95%, ngay trước khi các cuộc bầu cử bắt đầu đóng ở một số bang ven biển phía đông. Ngay sau khi kết quả được công bố, lợi suất bắt đầu giảm xuống gần 0.70% trước khi ổn định vào cuối cuộc họp FOMC ngày 5 tháng 11.

Những vấn đề lớn này sẽ làm lu mờ chỉ số lạm phát tháng 10 của Mỹ. Cả CPI toàn phần và CPI cơ bản dự kiến ​​sẽ tăng 0.2% trong tháng trước. Nếu con số báo cáo đúng như dự kiến, CPI toàn phần có thể giảm xuống 1.3% trong khi CPI cơ bản tăng lên 1.8% từ 1.7%. Điều tương tự có thể xảy ra với PPI, nơi tỷ lệ toàn phần hàng năm đã bị giảm do giá năng lượng suy yếu trong năm nay. PPI toàn phần và cốt lõi có thể sẽ ổn định ở mức tương ứng là 0.4% và 1.2%.

Trung Quốc cũng sẽ báo cáo lạm phát tháng 10. Chỉ số giá tiêu dùng bị tác động lớn bởi đà giảm của giá thực phẩm. Sự suy yếu của CPI cốt lõi có thể đang hiện thực hóa rủi ro giảm phát và nó có thể khiến PBOC đưa ra các chính sách để đối phó. Giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng với tốc độ 4.5% vào cuối năm ngoái và tăng hơn 5% trong tháng 1 và tháng 2. Nó đã giảm xuống dưới 2% vào tháng 9 và dự kiến ​​sẽ giảm xuống dưới 1% vào tháng 10 lần đầu tiên sau ba năm. Giảm phát trong khu vực sản xuất tiếp tục ở mức khoảng -2% nhưng có khả năng sẽ giảm dần trong những tháng tới.

Sau đây là một vài dữ liệu khác cũng sẽ thu hút sự chú ý vào tuần tới.

Nhật Bản báo cáo các đơn đặt hàng máy móc trong tháng 10, chỉ số thể hiện mức chi tiêu vốn vào đầu quý 4. Trong báo cáo cán cân thanh toán, Nhật Bản phân loại trái phiếu theo quốc gia cụ thể, điều này rất thú vị. Các nhà đầu tư tổ chức Nhật Bản đã mua một lượng trái phiếu Ý kỷ lục trong mùa hè. Hiếm khi mức chênh lệch TPCP kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ so với Nhật Bản lại nhỏ như vậy (chỉ 70 điểm cơ bản), và chi phí hedging tiền tệ lại đắt.

Vương quốc Anh có một lịch trình kinh tế khá bận rộn, với dữ liệu việc làm, sản lượng công nghiệp, thương mại, và đỉnh điểm là mức thay đổi GDP 3 tháng . Hãy nhớ lại nền kinh tế đã giảm gần 1/5 (19.8%) trong Quý 2. Tuy nhiên giống như hầu hết các nền kinh tế khác, nó đã phục hồi mạnh mẽ sau đó. Mức tăng trưởng trung bình theo dự báo trong cuộc khảo sát của Bloomberg là 15.8%. Các tin tức về Brexit có thể gây ra một số rủi ro, nhưng với các biện pháp phong tỏa mới được áp dụng, nó không phải là vấn đề quan trọng hiện nay. Thật vậy, BOE cảnh báo rằng sản lượng sẽ giảm 2% trong Q4 (trước đây là tăng 3.5%) và sự thiếu chuẩn bị của các doanh nghiệp nhỏ cho Brexit có thể làm giảm một điểm phần trăm GDP của quý 1/2021. Các cuộc đàm phán thương mại giữa Anh và EU sẽ tiếp tục khi thời hạn tiếp theo là vào giữa tháng.

Dữ liệu của khu vực đồng Euro, bao gồm sản lượng công nghiệp và số liệu thương mại của tháng 9 và công bố lại GDP quý 3, nói thẳng ra là không hề quan trọng. Thứ nhất, ước tính đầu tiên về GDP quý 3 (12.7%) là đủ tốt. Một sửa đổi nhỏ sẽ không có tác động gì. Thứ hai, dữ liệu GDP truy cập dữ liệu tần số cao từ tháng Chín, và dữ liệu sẽ bị lấn át bởi các sự kiện khác. Số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng dẫn đến các đợt đóng cửa, hạn chế xã hội, lệnh giới nghiêm và các khuyến nghị (tại Thụy Điển) sẽ gây ra thiệt hại kinh tế, mặc dù ít nghiêm trọng hơn so với trước đó.

ECB đã cam kết thực hiện các biện pháp nới lỏng vào tháng 12 cùng với các dự báo mới về nền kinh tế. Nếu chỉ đơn thuần tăng và mở rộng Chương trình mua tài sản khẩn cấp lên khoảng 500 tỷ euro và kéo dài đến giữa năm 2021, có thể gây thất vọng cho thị trường. Các tín hiệu từ của ECB cho thấy nới lỏng trên nhiều kênh. Việc thêm các kênh khác vào làm cho Hoạt động tái cấp vốn dài hạn trở nên hấp dẫn hơn. Mức lãi suất âm 25 điểm cơ bản gần đây đã chứng kiến ​​sự tiếp nhận hời hợt vì các ngân hàng có thể vay với mức âm 100 điểm cơ bản (Hoạt động tái cấp vốn dài hạn có mục tiêu). Có những đồn đoán rằng ECB có thể cắt giảm lãi suất. Các báo cáo cho rằng lãi suất đảo chiều, khi mức lãi suất tiền gửi âm thực sự trở nên phản tác dụng, được cho là gần mức -1%.

Trong khi đó, Quỹ Phục hồi EU đã có tiến triển. Có vẻ như đã có các thỏa hiệp sẽ đảm bảo sự chấp thuận của Nghị viện Châu Âu. Tuy nhiên, rào cản tiếp theo có thể khó khăn hơn. Đại đa số muốn liên kết viện trợ với việc thực hiện các cam kết về các mục tiêu khác của EU, cụ thể là pháp quyền. Đó rõ ràng là một hình thức trừng phạt Hungary và Ba Lan.

Tâm lý ưa thích rủi ro sẽ ít bị tác động bởi các dữ liệu kinh tế tần suất cao trong những ngày tới. Sau những động thái lớn của tuần trước và dự đoán về các gói kích thích tài khóa và tiền tệ  lớn hơn trong những tháng tới, vị thế thị trường có thể định hình môi trường đầu tư trong vài tuần tiếp theo. ECB được cho là sẽ nới lỏng chính sách trước Fed và thị trường có thể thận trọng trong việc đưa đồng Euro lên trên 1.19 USD ngay lập tức. Thủ tướng Nhật Bản Suga và Thống đốc ngân hàng trung ương Kuroda đã lên tiếng về tầm quan trọng của sự ổn định tỷ giá sau khi USD/JPY giảm xuống dưới mức 104. 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Ngày 28/3, tình hình khu vực Biển Đỏ căng thẳng nhưng hoạt động thương mại toàn cầu tăng tốc và giá dầu phục hồi nhẹ. Hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa được cải thiện, nhưng tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ tăng hơn dự kiến ​​và tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Trung Quốc chậm lại. Giá dầu thô Brent tìm thấy ngưỡng kháng cự gần 87 USD.
Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ