Báo cáo kinh tế vĩ mô UOB sau cuộc họp chính sách của BoJ: chính sách sẽ thay đổi do biến đổi khí hậu.

Báo cáo kinh tế vĩ mô UOB sau cuộc họp chính sách của BoJ: chính sách sẽ thay đổi do biến đổi khí hậu.

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

17:09 20/06/2021

NHTW Nhật Bản (BoJ) mới đây đã có quyết định chính sách tiền tệ trong cuộc họp vào ngày 18/06 vừa qua. Điều mà thị trường đã lường trước: giữ nguyên các công cụ điều hành chính sách hiện tại. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc báo cáo sau đây để không bỏ lỡ một cách chủ quan những điểm đáng chú ý từ BoJ.

Báo cáo kinh tế vĩ mô UOB sau cuộc họp chính sách của BoJ: chính sách sẽ thay đổi do biến đổi khí hậu.
Báo cáo kinh tế vĩ mô UOB sau cuộc họp chính sách của BoJ: chính sách sẽ thay đổi do biến đổi khí hậu.
  • Đầu tiên, toàn bộ các thành viên trong hội đồng chính sách tiền tệ gồm 8 người đồng ý duy trì quyết định mở rộng chương trình hỗ trợ tài chính đặc biệt nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 trong vòng 6 tháng cho tới tháng 3/2022.
  • Thứ hai, NHTW Nhật Bản lần đầu tiên đề cập tới vấn đề biến đổi khí hậu có thể tác động cực đoan tới các hoạt động phát triển kinh tế và các điều kiện tài chính từ trung tới dài hạn. Họ sẽ giới thiệu tới các tổ chức tài chính một công cụ mới dưới dạng quỹ với mục đích đầu tư hoặc cho vay nhằm giải quyết các vấn đề thay đổi khí hậu. Công cụ mới này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tốt cho chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hiện tại của Nhật Bản (kết thúc trong tháng 6/2022) và BoJ sẽ cung cấp thêm chi tiết trong cuộc họp vào ngày 15-16 tháng 7 sắp tới.

Triển vọng kinh tế và lạm phát: Biên bản của BoJ ghi rằng ‘nền kinh tế Nhật Bản đã tạo một xu thế tăng mới mặc dù ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 vẫn còn trong và ngoài nước.’ Tuy nhiên, họ vẫn giữ một quan điểm thận trọng về triển vọng hồi phục kinh tế. Tốc độ hồi phục còn phụ thuộc vào mức tăng trưởng của nhu cầu bên ngoài, tình hình tài chính ổn định và các biên pháp hỗ trợ của chính phủ đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn còn dai dẳng. Do đó, khi những hậu quả do đại dịch giảm bớt, nền kinh tế được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển với động lực từ thu nhập cho tới chi tiêu tăng lên. Mặc dù vậy, BoJ tiếp tục dự đoán các hoạt động kinh tế trong nước sẽ có sự thay đổi, đặc biệt là ngành dịch vụ liên quan tới việc tiếp xúc người với người sẽ có thể giảm xuống mức thấp hơn trước thời điểm xảy ra đại dịch. Rủi ro tới triển vọng kinh tế vẫn liên quan tới mức độ lo ngại về đại dịch COVID-19 và tác động tới Nhật Bản nói riêng và toàn bộ thế giới nói chung. Trong khi đó, triển vọng lạm phát giá cả vẫn sẽ được duy trì kể từ cuộc họp chính sách trong tháng Tư với kỳ vọng lạm phát không thay đổi.

Triển vọng của BoJ – Duy trì lượng lớn kích thích tiền tệ cho tới năm 2023: Quyết định của BoJ trong sáng nay đã nằm trong phần lớn dự đoán của giới chuyên gia. Điều này dường như để củng cố thêm niềm tin chính sách do BoJ điều hành sẽ không thắt chặt sớm và sẽ duy trì các biện pháp kích thích trong vài năm nữa, ít nhất cho tới 2023. Về phía UOB, họ vẫn giữ nguyên kỳ vọng BoJ sẽ sử dụng nhiều hơn nữa các chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng thị trường đang kỳ vọng BoJ sắp chạm ngưỡng giới hạn khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ nới lỏng và sẽ duy trì tình hình hiện tại cho tới tháng 4/2023 – thời điểm thống đốc Kuroda kết thúc nhiệm kỳ tại NHTW này.

UOB

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ