Argentina chính thức đặt tỷ giá hối đoái cho đồng “đô la đậu tương”

Argentina chính thức đặt tỷ giá hối đoái cho đồng “đô la đậu tương”

14:51 06/09/2022

Thị trường hàng hóa trong phiên ngày 05/09 chứng kiến mức tăng ở hầu hết các mặt hàng, khi số liệu thu nhập trung bình theo giờ và tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ kém hơn dự báo, gây áp lực lên đồng USD.

Argentina chính thức đặt tỷ giá hối đoái cho đồng “đô la đậu tương”
Argentina chính thức đặt tỷ giá hối đoái cho đồng “đô la đậu tương”

Diễn biến thị trường hàng hóa ngày 06/09/2022

Thị trường hàng hóa trong phiên ngày 05/09 chứng kiến mức tăng ở hầu hết các mặt hàng, khi số liệu thu nhập trung bình theo giờ và tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ kém hơn dự báo, gây áp lực lên đồng USD. Ngân hàng nhân dân Trung Quốc tiếp tục ban hành các chính sách tiền tệ mới nhằm hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch và giữ lạm phát trong mức kiểm soát, trong bối cảnh các nền kinh tế lớn như EU vẫn đang đối mặt với lạm phát giá sản xuất tăng trong tháng 7, chủ yếu do tăng giá năng lượng. Chính phủ Argentina chính thức đặt tỷ giá hối đoái cho đồng “đô la đậu tương” nhằm tăng dự trữ ngoại hối và giảm tình trạng đầu cơ từ nhà sản xuất. OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu lần đầu tiên trong hơn một năm, tuy nhiên mức cắt giảm chỉ mang tính biểu tượng. Xuất khẩu ngũ cốc vẫn diễn ra thuận lợi và ổn định ở các nước.

Tin tức chung

1. Lạm phát giá sản xuất tại khu vực đồng tiền chung Euro tiếp tục tăng trong tháng Bảy, với chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng lên mức kỷ lục 37.9% so với năm trước. Chi phí năng lượng một lần nữa có động thái tăng mạnh nhất, tăng 97.2% so với năm trước. Nhưng nếu không bao gồm năng lượng, giá sản xuất vẫn tăng 15.1%.

2. Người phát ngôn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết Trung Quốc có khả năng điều chỉnh chính sách tiền tệ khi các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch đã được kiềm chế và lạm phát tiêu dùng vẫn trong tầm kiểm soát. Trung Quốc sẽ tiếp tục cải thiện và triển khai các công cụ chính sách tiền tệ khác nhau để hỗ trợ nền kinh tế và giữ cho thanh khoản dồi dào một cách hợp lý. Trung Quốc sẽ chú ý đến lạm phát trong và ngoài nước, tránh kích thích kinh tế quá nhiều và giữ cho giá tiêu dùng về cơ bản ổn định.

3. Một cuộc họp của Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) hôm thứ Sáu đã thất bại trong việc đưa ra một thông cáo chính thức sau các cuộc đàm phán về chuyển đổi năng lượng, nhưng chủ tịch Indonesia cho biết các thành viên đã ủng hộ một đề xuất không ràng buộc để tăng tốc áp dụng năng lượng sạch hơn.

4. Chính phủ Argentina đã xác nhận đồng 'đô la đậu tương' được đặt tỷ giá hối đoái 200 peso so với đồng đô la, tăng 37% so với biện pháp trước đó và được áp dụng từ ngày 5/9 đến ngày 30/9, khi nước này tìm cách thu về 5 tỷ USD, chấm dứt chuỗi ngày đầu cơ về tỷ giá hối đoái mới của các nhà sản xuất đậu tương, khiến thị trường bế tắc trước thông báo chính thức. Các động thái này diễn ra khi doanh số bán đậu tương của nông dân cho niên vụ 2021/22 vẫn thấp hơn 20% so với năm ngoái, với 22.71 triệu tấn được bán trong vụ tính đến 24/8, giảm mạnh so với mức 28.46 triệu tấn cùng kì năm ngoái.

5. Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc (RRR) xuống 6% từ 8% bắt đầu từ ngày 15/9. PBOC cho biết việc cắt giảm nhằm mục đích cải thiện khả năng sử dụng vốn ngoại hối của các tổ chức tài chính, nhằm làm chậm đà giảm giá gần đây của đồng nhân dân tệ (CNY). Động thái này diễn ra sau khi CNY trượt xuống mức thấp nhất trong hai năm, giảm 8% so với DXY trong năm do sức mạnh DXY trên các thị trường toàn cầu và sự suy thoái kinh tế ngày càng trầm trọng của Trung Quốc.

Lịch sự kiện

Ngô

Chính phủ Nga đã nâng thuế xuất khẩu đối với ngô trong tuần từ ngày 7 - 13/09 thêm 93.80 RUB/tấn lên mức 3,663.70 RUB/tấn – tương đương 60.82 USD/tấn.

Nông dân Pháp đã bắt đầu thu hoạch ngô, với tiến độ đạt 1% tổng diện tích trồng tính đến ngày 29 tháng 8, theo dữ liệu từ văn phòng trang trại FranceAgriMer. Cơ quan này cũng cho biết ngô đã sẵn sàng cho thu hoạch trước khoảng 12 ngày so với mức trung bình 5 năm và 22 ngày so với năm ngoái, do thời tiết khô nóng thúc đẩy tăng trưởng nhanh. FranceAgriMer tiếp tục ghi nhận xếp hạng chất lượng ngô vụ 2022 thấp hơn, với chỉ 45% ở tình trạng tốt đến xuất sắc tính đến 29/8, thấp hơn nhiều so với 91% cùng kì năm trước. Thu hoạch chỉ mới bắt đầu bắt đầu, hoàn thành 1%.

Xuất khẩu ngô của Brazil đã tăng lên 7.6 triệu tấn vào tháng 8, tăng từ mức 4.1 triệu tấn vào tháng 7 và 4.3 triệu tấn vào tháng 8 năm 2021. Agrural cho biết vụ thu hoạch ngô safrinha thứ hai của Brazil hiện đã hoàn thành 98.2% ở miền trung nam tính đến 1/9, tăng bốn điểm phần trăm trong tuần và cao hơn 3.6 điểm khi so với cùng kì năm trước. 9% vụ ngô 2022/23 đầu tiên đã được trồng, thấp hơn 1.1 điểm phần trăm so với năm trước.

Đánh giá: Tích cực

Lúa mì

Việc thiếu mưa ở phía bắc Argentina đang cản trở tiến độ gieo hạt hướng dương và tiếp tục ảnh hưởng đến chất lượng vụ lúa mì, Sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires (BAGE) đã xác nhận trong bản cập nhật hàng tuần. Cụ thể, 24% diện tích trồng lúa mì hiện được đánh giá ở tình trạng kém đến rất kém, tăng 4 điểm phần trăm so với tuần trước.

Thuế xuất khẩu lúa mì của Nga sẽ được cắt giảm một lần nữa trong tuần từ ngày 7-13/09. Cụ thể, Chính phủ Nga đã đẩy thuế lúa mì của mình giảm thêm 684.90 RUB/tấn xuống còn 3,368.90 RUB / tấn, tương đương khoảng 55.93 USD / tấn theo tỷ giá hối đoái chính thức do Ngân hàng Trung ương công bố.

Bộ Nông nghiệp Nga báo cáo rằng nước này chuẩn bị xuất khẩu tới 30 triệu tấn ngũ cốc (phần lớn trong số đó sẽ là lúa mì) trong nửa cuối năm 2022. “Điều này sẽ hỗ trợ các nước cần và giúp ổn định tình hình lương thực toàn cầu”, theo một tuyên bố của Bộ Nông nghiệp nước này.

Đánh giá: Trung lập đến tiêu cực

Đậu tương

Brazil đã xuất khẩu 6.2 triệu tấn đậu tương trong tháng 8, theo dữ liệu chính thức được chính phủ Brazil công bố, giảm so với 7.5 triệu tấn trong tháng 7 và 6.5 triệu tấn năm ngoái.

Theo USDA, sản lượng đậu tương nghiền trong nước tháng 7 đạt 181 triệu giạ, tăng so với tháng 6 (174 triệu giạ) và năm ngoái (166 triệu giạ). Sản lượng đậu tương tinh chế đạt 1.68 tỷ pound, tăng 2% so với tháng 6.

Xuất khẩu đậu tương của Brazil dự kiến đạt 95 triệu tấn năm 2023, tăng 21% so với dự báo (78.5 triệu tấn), theo Datagro. Dự báo sản lượng niên vụ 2022/23 đạt 151.8 triệu tấn, cao hơn so với 2021/22 (126.5 triệu tấn). Xuất khẩu khô đậu tương 2023 sẽ đạt 18.5 triệu tấn, tăng 1.3% so với 2022 (18,2 triệu tấn). Uớc tính xuất khẩu dầu đậu tương đạt 1.50 triệu tấn, giảm 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, Datagro dự báo sẽ xuất khẩu 1.52 triệu tấn dầu đậu.

Đánh giá: Trung lập đến tích cực

Dầu thô

Điện Kremlin cho biết Nga sẽ ngừng bán dầu cho các quốc gia áp đặt giá trần đối với các nguồn năng lượng của Nga - mức giá trần mà Moscow cho rằng sẽ dẫn đến sự bất ổn đáng kể của thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Các bộ trưởng tài chính của Nhóm G7 dự kiến sẽ củng cố kế hoạch để áp đặt trần giá đối với dầu của Nga, nhằm cắt giảm nguồn thu cho cuộc chiến của Moscow ở Ukraine nhưng vẫn giữ cho dầu thô lưu thông để tránh tăng giá, các quan chức G7 cho biết.

OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu lần đầu tiên trong hơn một năm, các đại biểu cho biết sẽ giảm khoảng 100,000 thùng/ngày kể từ tháng 10 trong bối cảnh lo ngại về suy thoái toàn cầu và nhiều dầu thô của Iran sẽ được tung ra thị trường trong trường hợp thỏa thuận hạt nhân hồi sinh. Tin tức được đưa ra chỉ một ngày sau khi Wall Street Journal đưa tin Nga không ủng hộ việc cắt giảm vào thời điểm này.

Đánh giá: Trung lập đến tích cực

Khí tự nhiên

Dữ liệu của nhà điều hành về các yêu cầu cung cấp khí đốt trên đường ống Nord Stream 1 từ Nga đến châu Âu cho thấy dòng chảy sẽ tiếp tục từ sáng thứ Bảy, khi Gazprom (GAZP.MM) cho biết công việc bảo trì sẽ sớm hoàn tất.

Đánh giá: Trung lập đến tiêu cực

Ca cao

Nông dân Bờ Biển Ngà cho biết mưa trên mức trung bình trên hầu hết các vùng trồng ca cao có thể giúp kéo dài thời gian và chất lượng của vụ chính từ tháng 10 đến tháng 3. Vụ thu hoạch dự kiến sẽ bắt đầu vào giữa tháng 9 và những quả cho phần đầu của vụ thu hoạch đã phát triển tốt.

Tổ chức Ca cao Quốc tế (ICCO) dự báo thâm hụt ca cao toàn cầu đạt 230,000 tấn trong niên vụ 2021/22, tăng so với dự báo thâm hụt trước đó (174,000 tấn). ICCO cho biết mặc dù chi phí đầu vào tăng cùng với các vấn đề về chuỗi cung ứng, nhu cầu ca cao vẫn ổn định trong suốt mùa vụ và sự sụt giảm nguồn cung toàn cầu ít gây ảnh hưởng đến thị trường ca cao.

Chính phủ Liên bang Nigeria cam kết sẽ tăng sản lượng cacao lên 500,000 tấn hàng năm vào năm 2024, sau khi chính phủ tuyên bố hợp tác với Hiệp hội Nông dân Ca cao, nhằm thu hút thêm 400 USD cho mỗi tấn ca cao xuất khẩu.

Đánh giá: Trung lập

Cotton

Khảo sát ngày 2/8 bởi Quỹ Hỗ Trợ Văn hóa Bông ở Goiás (Fialgo), cho thấy thu hoạch bông tại Goiás – Brazil đạt 95.58% trên toàn bộ diện tích trồng, ít hơn so với 94.44% được tính toán vào ngày 26/8. Hiện 69.32% vụ thu hoạch bông giai đoạn 2021/22 đã được đưa vào chế biến xơ vải, so với 61.12% ngày 26/8.

Đánh giá: Tiêu cực

-------------------

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ

Hotline: 0286 686 0068

Website: https://saigonfutures.com/

Fanpage: Saigon Futures Inc

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 17/05: Mốc 90 triệu đồng/lượng dường như vẫn là một thách thức rất lớn
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá vàng hôm nay 17/05: Mốc 90 triệu đồng/lượng dường như vẫn là một thách thức rất lớn

Phiên đấu thầu vàng miếng hôm qua đã diễn ra khá suôn sẻ. Tổng kết 4 phiên đấu thầu thành công, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đẩy 27,200 lượng vàng miếng SJC vào lưu thông. Điều này dường như đang tạo chút áp lực lên giá vàng miếng SJC khi đồng loạt giảm vào ngày hôm nay.
Giá vàng hôm nay 15/05: Vàng nội lại giảm, nhưng nếu so với nửa năm trước thì quả thực 89 triệu đồng/lượng đã là một mức rất cao!
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá vàng hôm nay 15/05: Vàng nội lại giảm, nhưng nếu so với nửa năm trước thì quả thực 89 triệu đồng/lượng đã là một mức rất cao!

Trái ngược với diễn biến giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tiếp đà giảm về quanh 89 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá mua và bán vẫn cao, lên tới 3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới là khoảng 16 triệu đồng/lượng tính theo giá vàng giao ngay $2,356.
Giá dầu duy trì đà tăng khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo từ OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giá dầu duy trì đà tăng khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo từ OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ

Giá dầu giữ vững đà tăng trước thềm báo cáo thị trường của OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ. Giới giao dịch đang tìm kiếm những tín hiệu về việc liệu các hạn chế nguồn cung có được kéo dài hay không, cũng như dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ định hình kỳ vọng về chính sách tiền tệ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ