5 tin tức quan trọng các trader cần nắm được trong tuần 27.03 - 31.03

5 tin tức quan trọng các trader cần nắm được trong tuần 27.03 - 31.03

23:33 26/03/2023

Cuộc khủng hoảng ngân hàng, dữ liệu kinh tế Mỹ, báo cáo CPI Khu vực Eurozone, chỉ số PMI Trung Quốc và CPI của Tokyo sẽ là tâm điểm chú ý trong tuần này

Thị trường tuần này được kỳ vọng sẽ ổn định trở lại sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụp đổ của một số ngân hàng. Giới đầu tư đang cân nhắc hậu quả của việc UBS mua lại Credit Suisse. Dữ liệu kinh tế Mỹ sắp tới có thể cho thấy sự hỗn loạn của thị trường đang thúc đẩy suy thoái kinh tế. Báo cáo lạm phát khu vực Eurozone và dữ liệu PMI Trung Quốc cũng sẽ được đặc biệt quan tâm.

1. Cuộc khủng hoảng ngân hàng

Giới đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho những bất ổn gia tăng sau khi hai ngân hàng lớn của Mỹ sụp đổ vào đầu tháng này, UBS buộc phải tiếp quản Credit Suisse vào cuối tuần trước và trái phiếu AT1 của ngân hàng này bị xóa sổ.

Nhiều người lo lắng rằng sẽ có những khó khăn khác khi hàng loạt đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed trong năm qua đã ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Wei Li, chiến lược gia đầu tư toàn cầu tại BlackRock nói: “Thị trường đang rất lo lắng vào thời điểm này và giới đầu tư đang hành động trước và đánh giá tình hình sau. Động thái này có thể hiểu được bởi vì họ không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra."

Trong những ngày gần đây, giới đầu tư tập trung vào gã khổng lồ Đức Deutsche Bank. Cổ phiếu của công ty này đã mất hơn 25% giá trị trong tháng này, bao gồm cả mức giảm 8.5% vào thứ Sáu và chi phí bảo hiểm vỡ nợ trái phiếu tăng vọt, mặc dù ít công ty xếp hạng ngân hàng này ngang với Credit Suisse.

2. Quý I đầy khó khăn

Với quý I đầy biến động, nhiều nhà đầu tư đang mong đợi vào những gì có thể xảy ra trong quý II.

Giới đầu tư đã đổ xô mua cổ phiếu vào tháng 1. Nguy cơ lạm phát ít nghiêm trọng hơn và nền kinh tế khá vững mạnh.

Nhưng đến cuối quý I, một loạt các công ty tiền điện tử phá sản, cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ giảm mạnh sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và Credit Suisse – khiến thị trường biến động như năm 2008.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết căng thẳng trong hệ thống ngân hàng có thể gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng với những tác động "đáng kể" đến nền kinh tế Mỹ.

Trong khi các quan chức Fed cân nhắc việc tiếp tục thắt chặt, thị trường tài chính hiện đang ủng hộ khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 5.

3. Dữ liệu kinh tế Mỹ

Đây sẽ là một tuần khá yên tĩnh trong lịch kinh tế - tâm điểm sẽ là dữ liệu PCE lõi được công bố ngày thứ Sáu - thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Chỉ số này đã tăng vào tháng 1, làm gia tăng mối lo ngại về khả năng Fed sẽ hawkish hơn.

Dữ liệu niềm tin người tiêu dùng tháng 3 sẽ được công bố vào thứ Ba và có khả năng cho thấy tác động của những căng thẳng trong hệ thống tài chính.

Các báo cáo khác bao gồm doanh số bán nhà đang chờ xử lý, dữ liệu GDP sửa đổi và đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.

Một số quan chức Fed cũng sẽ phát biểu trong tuần này, bao gồm Thống đốc Fed Philip Jefferson, Chủ tịch Fed tại Boston Susan Collins, Chủ tịch Fed tại Richmond Tom Barkin, và các thống đốc Christopher Waller và Lisa Cook.

4. Lạm phát Khu vực Eurozone

Khu vực Eurozone sẽ công bố báo cáo CPI vào thứ Sáu với chỉ số toàn phần được kỳ vọng sẽ chậm lại, CPI lõi dự kiến sẽ tăng cao.

ECB đã tăng lãi suất 50 điểm cơ bản lên 3% vào đầu tháng này nhưng một số nhà hoạch định chính sách hiện đang ủng hộ các động thái thận trọng hơn khi những quyết định thắt chặt trước đây đang bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng ngân hàng đã làm dấy lên lo ngại rằng hoạt động cho vay sẽ chậm lại, trở thành khó khăn đối với nền kinh tế.

Giám đốc Bundesbank Joachim Nagel sẽ có bài phát biểu vào thứ Hai và Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ có bài phát biểu tại Frankfurt vào thứ Ba - giới đầu tư sẽ đặc biệt chú ý đến quan điểm các nhà hoạch định chính sách về rủi ro lạm phát trong bối cảnh những bất ổn đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng.

5. Dữ liệu PMI Trung Quốc và CPI Tokyo

Thị trường sẽ chú ý đến dữ liệu PMI của Trung Quốc được công bố vào thứ Sáu nhằm đánh giá sự phục hồi trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi dỡ bỏ các hạn chế do đại dịch.

Tại Nhật Bản, dữ liệu lạm phát của Tokyo sẽ được công bố vào thứ Sáu - dự kiến cho thấy CPI vượt mục tiêu 2% của BoJ tháng thứ mười liên tiếp.

Thị trường kỳ vọng rất cao rằng Thống đốc sắp tới của BoJ Kazuo Ueda sẽ dỡ bỏ các chính sách kiểm soát đường cong lợi suất và lãi suất âm trong nhiệm kỳ của ông.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hoạt động kinh doanh khu vực Eurozone bứt phá nhờ dịch vụ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Hoạt động kinh doanh khu vực Eurozone bứt phá nhờ dịch vụ

Hoạt động kinh doanh nói chung ở khu vực Eurozone đã mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong gần một năm vào tháng này do sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dịch vụ - lĩnh vực thống trị của khu vực, bù đắp cho sự suy thoái sâu hơn trong lĩnh vực sản xuất.
Chuyên gia JPMorgan cảnh báo: Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn chưa hết rủi ro
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Chuyên gia JPMorgan cảnh báo: Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn chưa hết rủi ro

''Cú hớ'' của thị trường chứng khoán Mỹ trong ba tuần qua chỉ là khởi đầu của một đợt bán tháo có khả năng sẽ trầm trọng hơn cùng với các rủi ro vĩ mô gia tăng, bao gồm lợi suất trái phiếu chính phủ tăng, đồng USD mạnh và giá dầu cao, theo trưởng nhóm chuyên gia chiến lược thị trường Marko Kolanovic của JPMorgan Chase.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ