5 sự kiện đáng chú ý trong tuần 10/7 - 15/7

5 sự kiện đáng chú ý trong tuần 10/7 - 15/7

20:56 09/07/2023

Dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ cho tháng 6 sẽ được Cục Dự trữ Liên bang chú ý nhưng chắc chắn họ sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào cuối tháng này.

Mùa báo cáo tài chính quý II bắt đầu với các báo cáo từ nhiều ngân hàng lớn, trong khi dữ liệu từ Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục phản ánh nền kinh tế yếu kém. Ngân hàng trung ương Canada dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất một lần nữa và giá dầu dự kiến tăng vọt.

1. Báo cáo CPI Hoa Kỳ tháng 6

Dữ liệu lạm phát tháng 6 sẽ được công bố vào vào thứ Tư 12/7, dự kiến tăng 3.1% so với cùng kỳ, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Lạm phát CPI cơ bản được kỳ vọng giảm từ 5.3% xuống 5% YoY, vẫn cao hơn gấp đôi mục tiêu 2% của Fed.

Theo báo cáo NFP được công bố vào thứ Sáu 7/7, số lượng việc làm mới ở Hoa Kỳ đã chạm đáy trong 2 năm rưỡi, nhưng tăng trưởng tiền lương vẫn còn mạnh mẽ, cho thấy điều kiện thị trường lao động vẫn thắt chặt.

Một số quan chức Fed trong tuần tới sẽ phát biểu, bao gồm Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari, Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly và thành viên hội đồng thống đốc Fed Christopher Waller.

Beige Book của Fed cũng sẽ được xuất bản vào thứ Tư.

2. Mùa báo cáo thu nhập quý II

Các ngân hàng lớn sẽ bắt đầu công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II vào thứ Sáu sau khi trải qua các cuộc kiểm tra áp lực của Fed vào cuối tháng trước, mở đường cho đợt mua lại cổ phiếu và chia cổ tức.

Bài kiểm tra sức khỏe tài chính hàng năm của Fed chỉ ra rằng những nhà băng lớn có đủ thanh khoản để vượt qua suy thoái kinh tế nghiêm trọng, nhưng bây giờ thứ cần chú ý là doanh thu.

JPMorgan, Citigroup và Wells Fargo đều sẽ báo cáo thu nhập quý II vào thứ Sáu. Sau cuộc khủng hoảng ngân hàng vào đầu năm nay, các nhà phân tích sẽ tập trung vào triển vọng cho vay và số tiền mà ngân hàng dành ra cho quỹ phòng hộ rủi ro để bù đắp tổn thất do các khoản cho vay quá hạn.

3. Trung Quốc

Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu lạm phát và thương mại trong tuần tới, có khả năng cho thấy sự phục hồi sau Covid của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chững lại trong bối cảnh áp lực giảm phát gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp thành niên cao và nhu cầu nước ngoài suy yếu.

Dữ liệu lạm phát của tháng 6 vào thứ Hai dự kiến sẽ cho thấy lạm phát hàng năm giữ ổn định ở mức 0.2% trong khi số liệu thương mại của tháng 6 vào thứ Năm khả năng sẽ báo hiệu xuất khẩu giảm trở lại.

Bắc Kinh bị lôi kéo vào cuộc chiến thương mại công nghệ cao với Washington trong khi đang vật lộn với nền kinh tế đang trì trệ.

Sau nhiều tháng bị hạn chế từ Hoa Kỳ và các đồng minh chủ chốt đối với hàng nhập khẩu liên quan đến chip, Bắc Kinh đã đáp trả bằng việc hạn chế xuất khẩu kim loại làm chip. Washington đã cân nhắc việc hạn chế khả năng tiếp cận của các công ty Trung Quốc vào các dịch vụ điện toán đám mây.

4. Quyết định của các ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương Canada sẽ tổ chức cuộc họp chính sách vào thứ Tư 12/7. Thị trường kỳ vọng họ sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, sau báo cáo việc làm tốt hơn nhiều so với dự kiến cho thấy nền kinh tế vẫn có khả năng phục hồi.

BoC đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm là 4.75% vào tháng trước trong bối cảnh lo ngại về lạm phát dai dẳng sau khi giữ nguyên lãi suất kể từ lần tăng cuối cùng vào tháng 1 năm nay.

BoC cũng sẽ công bố các dự báo kinh tế mới trong cùng ngày.

Nền kinh tế Canada vẫn mạnh mẽ mặc dù có 9 lần tăng lãi suất, tổng cộng 450 điểm cơ bản kể từ tháng 3 năm ngoái.

Với Ngân hàng Dự trữ New Zealand, họ được cho rằng sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp vào thứ Tư.

5. Giá dầu

Giá dầu đóng cửa ở mức cao nhất trong 9 tuần vào thứ Sáu, cả dầu Brent và dầu thô WTI đều tăng khoảng 5% trong tuần.

Giá dầu tăng do lo ngại về nguồn cung và lực mua bù đắp cho những lo ngại rằng lãi suất tăng cao hơn nữa có thể làm suy giảm kinh tế và ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu đối với dầu.

Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group nói với Reuters: "Chúng ta đang chuẩn bị cho một pha tăng giá. Các vị thế short đang được đóng dần bởi trước đó đã có rất nhiều người đặt cược giá dầu sẽ lao dốc".

Hai ông trùm xuất khẩu dầu mỏ Ả-rập Saudi và Nga đã công bố cắt giảm sản lượng vào tuần trước, nâng tổng mức cắt giảm của OPEC+ lên khoảng 5 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5% nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.

Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi USD yếu hơn, chạm mức thấp nhất trong 2 tuần dù báo cáo việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ củng cố kỳ vọng về các đợt tăng lãi suất tiếp theo của Fed.

USD yếu hơn khiến dầu thô rẻ hơn đối với những người mua sử dụng các loại đồng tiền khác, thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ.

Investing.com

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo CPI mới nhất làm dấy lên tranh luận: Liệu Fed có hạ lãi suất sớm hơn dự kiến?
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Báo cáo CPI mới nhất làm dấy lên tranh luận: Liệu Fed có hạ lãi suất sớm hơn dự kiến?

Dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy CPI cao hơn kỳ vọng ở 3 trong số 4 lần công bố, CPI toàn phần đạt 0.3%, thấp hơn một chút so với con số dự kiến 0.4% và doanh số bán lẻ thấp hơn nhiều so với dự kiến. Báo cáo CPI mới nhất này đã gây ra nhiều tranh luận về việc liệu dữ liệu này có đủ để khiến Fed hạ lãi suất sớm hơn dự kiến hay không.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ