Yên Nhật thăng hoa trước kỳ vọng trái chiều về chính sách tiền tệ của BoJ và Fed

Yên Nhật thăng hoa trước kỳ vọng trái chiều về chính sách tiền tệ của BoJ và Fed

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

10:22 10/03/2025

USD/JPY thu hút lực bán mới vào đầu tuần và tiệm cận đỉnh kể từ tháng 10 vào hôm thứ Sáu. Số liệu công bố trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ Hai cho thấy lương cơ bản tại Nhật Bản đã bứt phá lên mức cao nhất trong 32 năm vào tháng 1, trong khi thu nhập thực tế sụt giảm 1.8% do áp lực lạm phát kéo dài. Thông tin này, cùng với niềm tin rằng làn sóng tăng lương ấn tượng năm ngoái sẽ duy trì trong năm nay, củng cố khả năng BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất, từ đó hỗ trợ đà tăng của JPY.

Dự báo về lập trường hawkish của BoJ tiếp tục đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản lên cao. Xu hướng thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và các nền kinh tế khác trở thành động lực thu hút dòng vốn vào đồng Yên mặc dù có lợi suất thấp. Ngược lại, USD đang trượt dốc gần mức đáy nhiều tháng do thị trường gia tăng đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm nay, được tiếp sức bởi báo cáo việc làm Mỹ ảm đạm vào thứ Sáu. Những yếu tố này tạo áp lực giảm lên cặp tỷ giá USD/JPY và mở đường cho xu hướng giảm giá trong ngắn hạn.

Đồng Yên được thúc đẩy bởi kỳ vọng thắt chặt chính sách tiền tệ từ BoJ

  • Bộ Lao động Nhật Bản công bố hôm thứ Hai rằng lương cơ bản đã tăng 3.1% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm trước - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10 năm 1992. Dữ liệu chi tiết cho thấy tăng trưởng lương danh nghĩa đã chậm lại từ 4.4% trong tháng 12 xuống 2.8% - mức thấp nhất trong ba tháng qua.
  • Liên đoàn lao động UA Zensen của Nhật Bản - tổ chức đại diện cho các công đoàn ngành bán lẻ, nhà hàng và nhiều ngành khác - cho biết các công đoàn thành viên đang yêu cầu mức tăng lương trung bình 6.11% cho nhân viên toàn thời gian trong các cuộc đàm phán lương năm 2025. Đối với người lao động bán thời gian, mức tăng lương đề xuất trung bình là 7.16%.
  • Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã leo lên mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2009, tạo động lực mới cho đồng Yên Nhật trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ Hai. Song song đó, áp lực bán USD hiện tại đã kéo cặp USD/JPY trở lại gần ngưỡng tâm lý 147.00.
  • Đồng USD trì trệ gần đáy nhiều tháng sau phản ứng với báo cáo việc làm Mỹ ảm đạm vào thứ Sáu, cho thấy thị trường lao động tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã hạ nhiệt trong tháng 2. Chỉ số Việc làm phi nông nghiệp cho thấy nền kinh tế chỉ tạo thêm 151,000 việc làm trong tháng 2, thấp hơn dự báo 160,000.
  • Bên cạnh đó, số liệu tháng trước đã được điều chỉnh giảm xuống 125,000 từ mức 143,000 ban đầu. Diễn biến này đi kèm với sự gia tăng bất ngờ của Tỷ lệ thất nghiệp lên 4.1% và chỉ được bù đắp một phần bởi sự tăng trưởng của Thu nhập bình quân theo giờ lên 4% từ 3.9% trong tháng 1 (điều chỉnh từ 4.1%).
  • Tất cả diễn ra trong bối cảnh lo ngại rằng tính bất định về chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể làm chậm đà tăng trưởng kinh tế tại Mỹ, buộc Cục Dự trữ Liên bang khởi động lại chu kỳ cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Hơn nữa, các nhà giao dịch đang định giá khoảng ba đợt cắt giảm lãi suất, mỗi đợt 25 điểm cơ bản trong năm nay.

Nhà đầu tư bán USD/JPY chờ đợi vùng giá break-down mốc 147.00

fxsoriginal

Biểu đồ USD/JPY trong khung ngày

Từ góc độ phân tích kỹ thuật, nếu cặp tỷ giá break-down và ổn định dưới ngưỡng 147.00 sẽ tạo động lực mới cho phe bán USD/JPY và mở đường cho việc kéo dài xu hướng giảm đã diễn ra trong hai tháng qua. Tuy nhiên, Chỉ báo RSI trên biểu đồ ngày đang tiếp cận vùng quá bán. Do đó, nhà đầu tư nên chờ đợi một giai đoạn tích lũy ngắn hạn hoặc nhịp hồi phục nhẹ trước khi thiết lập vị thế cho đà giảm tiếp theo.

Dù vậy, cặp USD/JPY vẫn dễ bị suy yếu thêm xuống dưới vùng hỗ trợ 146.50 và kiểm định ngưỡng 146.00. Lực bán tiếp tục gia tăng có thể mở đường cho đà giảm hướng đến vùng 145.25 - 145.20, tiếp đến là mốc tâm lý 145.00 và vùng hỗ trợ quan trọng kế tiếp quanh khu vực 144.80 - 144.75.

Ngược lại, bất kỳ nỗ lực phục hồi nào cũng có thể đối mặt với lực cản mạnh quanh ngưỡng 148.00. Mọi động thái tăng tiếp theo có thể bị xem là cơ hội bán ra và khó vượt qua vùng kháng cự 148.65 - 148.70. Tuy nhiên, nếu giá vượt qua được vùng này với khối lượng thuyết phục, có thể kích hoạt đợt phục hồi kỹ thuật ngắn hạn, đưa cặp USD/JPY lên trên mốc 149.00, hướng đến vùng 149.80 - 149.85, tiến đến ngưỡng tâm lý 150.00 và vùng 150.35 - 150.40.

FX Street

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đà phục hồi của đồng USD nhanh chóng suy yếu khi tâm điểm chuyển sang chính sách thương mại của Trump
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đà phục hồi của đồng USD nhanh chóng suy yếu khi tâm điểm chuyển sang chính sách thương mại của Trump

Đồng USD đã không duy trì được đà tăng sau các dữ liệu tích cực về việc làm và dịch vụ tại Mỹ, khi quay đầu giảm trong phiên giao dịch sớm thứ Sáu. Đồng bạc xanh không thể giữ được đà tăng trong bối cảnh tâm lý rủi ro tăng cao, ngay cả khi S&P 500 và NASDAQ đều đóng cửa ở đỉnh kỷ lục mới.
Thị trường chứng khóa đạt đỉnh nhưng tiềm ẩn rủi ro nợ nần

Thị trường chứng khóa đạt đỉnh nhưng tiềm ẩn rủi ro nợ nần

Mở rộng tín dụng – hay nói cách khác là tích lũy nợ ngày càng lớn – đang dẫn chúng ta đến hiện tượng "Bùng nổ rồi Sụp đổ" theo quan điểm của von Mises, với hệ quả là lạm phát đình trệ trong kịch bản tốt nhất, và siêu lạm phát trong kịch bản xấu nhất trong tương lai gần. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả - ông Gary Tanashian - cây viết của Investing.com.
Tại sao bạc lại bứt phá trong khi vàng ổn đinh

Tại sao bạc lại bứt phá trong khi vàng ổn đinh

Bạc đang có một mùa hè bứt phá ấn tượng, tăng 9.4% trong tháng Sáu cũng là mức cao thứ hai trong lịch sử hiện đại bất chấp vàng giảm. Sức mạnh vượt trội của bạc đến từ nhu cầu ETF tăng mạnh và dấu hiệu dòng tiền mới từ các nhà đầu tư ngoài truyền thống, báo hiệu tiềm năng cho một chu kỳ tăng giá lớn. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả - ông Adam Hamilton - cây viết của Investing.com
Đồng USD tạm dừng đà giảm trước báo cáo việc làm NFP: Khoảng lặng trước cơn bão?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD tạm dừng đà giảm trước báo cáo việc làm NFP: Khoảng lặng trước cơn bão?

Đồng USD tạm dừng đà giảm trước báo cáo việc làm Mỹ (NFP) hôm nay, khi thị trường lo ngại số liệu yếu có thể thúc đẩy Fed hạ lãi suất sớm. Trong khi đó, GBP lao dốc do bất ổn chính trị, còn đồng CHF và EUR vượt trội. Các dữ liệu từ Nhật và Trung Quốc cho thấy triển vọng phục hồi còn mong manh giữa bối cảnh áp lực chi phí và bất ổn thương mại.
Triển vọng báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 7
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Triển vọng báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 7

Báo cáo Việc làm Phi Nông nghiệp (Non-Farm Payrolls – NFP) sắp được công bố vào ngày mai, với dự báo đồng thuận là tăng 110,000 việc làm mới, thấp hơn so với con số 139,000 trong báo cáo trước đó. Thông thường, dữ liệu này được công bố vào thứ Sáu đầu tiên của mỗi tháng, nhưng tháng này báo cáo sẽ được phát hành vào thứ Năm, ngày 3/7, do ngày 4/7 là ngày Lễ Độc lập của Mỹ nên thị trường đóng cửa.
Đồng USD chịu áp lực với tổ hợp yếu tố bất lợi, từ thương mại, tài khóa đến sức mạnh đang gia tăng của đồng EUR
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD chịu áp lực với tổ hợp yếu tố bất lợi, từ thương mại, tài khóa đến sức mạnh đang gia tăng của đồng EUR

Sự bình lặng trong phiên giao dịch ngoại hối châu Á hôm nay che giấu một bối cảnh đầy biến động đang hình thành bên dưới bề mặt. Đồng USD tiếp tục nằm gần đáy bảng xếp hạng hiệu suất tuần này, bất chấp một đợt phục hồi nhẹ. Các nhà đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng khi chờ đợi ba yếu tố mang tính chất quyết định: báo cáo NFP vào thứ Năm, hạn chót ngày 9/7 cho một thỏa thuận thuế quan tạm thời, và cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Hạ viện đối với dự luật chi tiêu và cắt giảm thuế trị giá 3,3 nghìn tỷ USD của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Biến động dự kiến sẽ gia tăng khi các yếu tố này đồng loạt đến hồi phân giải.
Nikkei 225 phục hồi từ vùng hỗ trợ bất chấp mối đe dọa thuế quan từ Trump
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nikkei 225 phục hồi từ vùng hỗ trợ bất chấp mối đe dọa thuế quan từ Trump

Sự luân chuyển nhóm ngành đã trở thành tiêu điểm trên thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, 1/7, khi nhà đầu tư rút vốn khỏi nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn. Nasdaq 100 giảm mạnh -0.90%, thể hiện sự yếu kém rõ rệt, trong khi chỉ số Dow Jones tăng 0.9% – đánh dấu phiên tăng thứ tư liên tiếp và đóng cửa ở mức 44,495 điểm, chỉ còn cách mức đỉnh trong ngày mọi thời đại là 45.074 điểm (thiết lập vào tháng 12/2024) đúng 1%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ