Ý tưởng quỹ đầu tư quốc gia của Trump xuất phát từ sự đố kỵ nhiều hơn là lý trí?

Ý tưởng quỹ đầu tư quốc gia của Trump xuất phát từ sự đố kỵ nhiều hơn là lý trí?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

10:44 08/05/2025

Tổng thống Donald Trump, người đã tự đào một hố sâu cho nước Mỹ bằng các loại thuế quan của mình, giờ đây có thể sắp đào nó sâu hơn nữa với việc thành lập một quỹ đầu tư quốc gia. Đây là một đề xuất xuất phát từ sự đố kỵ hơn là lý trí.

Người viết là một nhà đầu tư lâu năm tại Thung lũng Silicon

Tổng thống Mỹ, người không giấu giếm mong muốn bắt chước cuộc duyệt binh Ngày Quốc khánh Pháp hay tân trang một chiếc Qatari 747 để ông có thể có một chiếc Không Lực Một mới được trang trí theo màu sơn riêng của ông, giờ đây muốn thành lập một quỹ xứng tầm với một cường quốc Trung Đông.

Toàn bộ ý tưởng này phớt lờ thực tế. Không giống các vương quốc Trung Đông, nguồn vốn quốc gia của họ được hình thành từ doanh thu dầu mỏ dư thừa, Mỹ là một quốc gia nợ nần. Nước này có tài sản ít hơn 6 nghìn tỷ USD và nợ hơn 45 nghìn tỷ USD. Với những cuộc thảo luận về cắt giảm thuế, sự thất bại của Bộ Hiệu quả Chính phủ trong việc giữ lời hứa và giờ đây là viễn cảnh về một quỹ quốc gia, Mỹ sẽ chỉ ngày càng nghèo đi.

Để tạo ra nguồn vốn ban đầu cho “Quỹ đầu tư quốc gia”, chính quyền dường như quyết tâm áp dụng một thủ thuật tài chính. Họ muốn định giá lại dự trữ vàng của Mỹ và vay tiền dựa trên khoản tiền được định giá quá cao.

Những người đề xuất Quỹ đầu tư quốc gia nói về việc “tiền tệ hóa” hoặc “chứng khoán hóa” tài sản của đất nước. Những từ này, khi được các nhà tài chính Phố Wall sử dụng, là nói tắt cho việc chúng ta đang đặt cược rằng chúng ta có thể kiếm được món tiền khổng lồ từ tiền đi vay. Chiến thuật này gợi nhớ đến cách Trump phóng đại quy mô và giá trị danh mục bất động sản của mình để vay được các khoản vay ngân hàng. Tất cả chúng ta đều biết kết cục ra sao.

Những người ủng hộ Quỹ đầu tư quốc gia nên so sánh kế hoạch của họ với cách thức thận trọng và có tính toán mà các quốc gia khác đã tổ chức các quỹ quốc gia. Tấm gương sáng là Quỹ Hưu trí Chính phủ Toàn cầu của Na Uy, được thành lập vào năm 1990 khi chính phủ Na Uy, nhận ra rằng trữ lượng dầu khí của mình cuối cùng sẽ cạn kiệt, quyết định đầu tư gần 80% lợi nhuận từ kho báu Biển Bắc vào một quỹ — hiện trị giá khoảng 1.7 nghìn tỷ USD — đóng vai trò là chỗ dựa vĩnh viễn cho một phần chi tiêu của nhà nước.

Tương tự là GIC và Temasek, hai công cụ do chính phủ Singapore thành lập, công cụ trước đầu tư vào dự trữ ngoại hối của đất nước, công cụ sau là một thực thể ban đầu được giao nhiệm vụ quản lý các khoản đầu tư vào các công ty trước đây thuộc sở hữu nhà nước. Hoặc hãy xem cách Canada vận hành Hội đồng Đầu tư Kế hoạch Hưu trí Canada hoặc các quỹ hưu bổng của Úc, được tổ chức ở cấp tiểu bang và cũng quản lý khoản đóng góp hưu trí của công dân.

Nếu Trump và các cố vấn của ông quá kiêu ngạo để học theo các quốc gia khác, thì họ nên nhìn gần hơn trong nước, tại Alaska. Năm 1980, các nhà lãnh đạo Alaska đã thành lập Quỹ Thường trực Alaska để đầu tư 25% doanh thu của tiểu bang từ dầu mỏ ở Bắc Slope. Mỗi năm, quỹ này, bắt đầu với chưa đầy 1 triệu USD và hiện có khoảng 80 tỷ USD tài sản, trả cổ tức cho mọi cư dân Alaska.

Quỹ đầu tư quốc gia có vẻ chỉ là một ý tưởng nhất thời, không hơn không kém. Các quỹ khác mà tôi đã đề cập, khi mới thành lập, được bảo vệ khỏi sự can thiệp chính trị và đã thành công phần lớn. Thật khó tưởng tượng Đảng Cộng hòa ngày nay lại khăng khăng đòi các rào cản tương tự khi họ đã nhắm mắt làm ngơ trước memecoin của Trump và lòng tham không đáy của gia đình ông trong việc làm đầy túi tiền của mình.

Nếu Mỹ buộc phải có một quỹ quốc gia, nó nên được gọi là Quỹ Thuế quan. Thay vì vay thêm tiền dựa trên tương lai, Mỹ nên tách riêng bất kỳ khoản tiền nào thu được từ thuế quan và sử dụng chúng với mục đích lớn. Chúng nên được đầu tư vào hai thứ: các công ty xây dựng năng lực phát triển và sản xuất tại Mỹ và vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ quan trọng của tương lai. Tuy nhiên, nếu một quỹ quốc gia được tạo ra chỉ để xoa dịu những ý thích của tổng thống, thì niềm tin vào tài sản lớn nhất của hệ thống tài chính Mỹ – sự tin cậy – sẽ phải hứng chịu thêm một đòn tàn khốc nữa.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vừa giảm xuống 4.1% – một con số tưởng chừng lý tưởng để ăn mừng trong ngày Quốc khánh. Thế nhưng, đằng sau con số đẹp ấy là một thực tế ảm đạm: ngày càng nhiều người lao động, đặc biệt là giới trẻ và người nhập cư, đang rời khỏi lực lượng lao động vì mất niềm tin vào khả năng tìm được việc làm. Liệu thị trường việc làm Mỹ có đang "đẹp bề ngoài, rối bời bên trong"?
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Dự báo chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản sẽ tăng 1.2% vào tháng 5; sự phục hồi có thể gây áp lực lên cặp USD/JPY thông qua các tín hiệu hawkish của BoJ. Triển vọng AUD/USD phụ thuộc vào chi tiêu hộ gia đình của Úc và chính sách của RBA; dữ liệu lạc quan có thể nâng giá đồng AUD. Những người phát ngôn của Fed có thể thay đổi tỷ giá USD/JPY và AUD/USD bằng cách ra tín hiệu về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Các số liệu mới cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại, nhưng liệu điều đó có thực sự đáng mừng như những con số GDP thể hiện? Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chật vật vì tăng trưởng chậm và căng thẳng thương mại, đã đến lúc nhìn nhận lại: GDP không còn phản ánh đầy đủ sức khỏe kinh tế, đặc biệt là với một quốc gia nhiều biến số như Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ