Xuất khẩu và Sản xuất Công nghiệp của Đức sụt giảm do thuế quan; EUR/USD giảm nhẹ

Xuất khẩu và Sản xuất Công nghiệp của Đức sụt giảm do thuế quan; EUR/USD giảm nhẹ

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

15:46 06/06/2025

Thuế quan Mỹ chặn đà xuất khẩu Đức, ECB chịu sức ép mới. Xuất khẩu Đức giảm 1.7% m/m, sản xuất công nghiệp giảm 1.4%. Xuất khẩu sang Mỹ lao dốc 10.5%, khiến thặng dư thương mại co lại từ 21.1 tỉ EUR xuống 14.6 tỉ EUR. EUR/USD trượt giá ngay sau công bố, cho thấy mức độ nhạy cảm của thị trường với tín hiệu chính sách từ ECB.

Tác động từ thuế quan Mỹ và phản ứng của nền kinh tế Đức

Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê liên bang Đức (Destatis), xuất khẩu tháng 4 giảm 1.7% so với tháng trước sau khi ghi nhận mức tăng 1.1% trong tháng 3. Ngược lại, nhập khẩu lại tăng 3.9% (so với mức giảm 1.4% trong tháng 3), dẫn đến việc thặng dư thương mại rút ngắn còn 14.6 tỷ euro.

  • Xuất khẩu sang các quốc gia ngoài EU giảm 4,8%, trong khi nhập khẩu từ các khu vực này tăng 3.4%.
  • Đáng chú ý, xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh 10,5% xuống còn 13 tỷ euro – mức thấp nhất kể từ tháng 10/2024 – trong khi nhập khẩu từ Mỹ lại tăng 3.9%.
  • Xuất khẩu sang các nước EU tăng nhẹ 0,9% và nhập khẩu tăng 4,5%.

Sản xuất công nghiệp cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực, giảm 1.4% trong tháng 4 sau khi tăng mạnh 2.3% vào tháng 3. Cụ thể:

  • Ngành dược phẩm ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng nhất, lên tới 17.7%.
  • Sản xuất thiết bị máy móc giảm 2.4%.
  • Tuy nhiên, lĩnh vực xây dựng và công nghiệp thực phẩm có đóng góp tích cực, giúp bù đắp phần nào đà giảm chung.

Một điểm đáng lưu ý là dù nhu cầu trong nước và nội khối EU vẫn duy trì ổn định, thì các đơn đặt hàng từ nước ngoài đang suy yếu, điều này đe dọa triển vọng sản xuất trong thời gian tới. Trong bối cảnh nền kinh tế Đức phụ thuộc lớn vào thương mại toàn cầu, các rào cản thương mại như thuế quan đang làm thay đổi cán cân cung cầu và làm giảm động lực tăng trưởng.

Xuất khẩu của Đức sụt giảm.

Dữ liệu yếu có thể củng cố kỳ vọng cắt giảm lãi suất của ECB

Ngày 5/6, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản nhưng không đưa ra cam kết nới lỏng hơn nữa. Thái độ thận trọng trong cuộc họp báo của Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde, đã gây áp lực lên chỉ số DAX và tỷ giá EUR/USD, khiến cả hai điều chỉnh giảm từ các mức cao trong ngày.

Tuy nhiên, các số liệu vừa công bố từ Đức cho thấy tác động kéo dài của chính sách thuế quan Mỹ, có thể khiến ECB phải nghiêng về lập trường chính sách tiền tệ nới lỏng hơn. Phản ứng thị trường phần nào phản ánh nhận định này, khi tỷ giá EUR/USD có xu hướng giảm sau các dữ liệu tiêu cực về thương mại và sản xuất.

Ông Frederik Ducrozet, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô tại Pictet Wealth Management, nhận định:

"Trong kịch bản xấu của một cuộc chiến thương mại kéo dài, GDP khu vực đồng euro có thể giảm hơn 1%, và lạm phát có thể lùi về 1.8% vào năm 2027 – một tình huống có thể thúc đẩy ECB thực hiện nhiều đợt cắt giảm lãi suất. Ngược lại, nếu xung đột thương mại được kiềm chế, tăng trưởng và lạm phát có thể ổn định, và ECB có thể giữ nguyên chính sách."

Diễn biến tỷ giá EUR/USD trước và sau dữ liệu

Trước khi dữ liệu được công bố, tỷ giá EUR/USD đã tăng lên mức cao trong phiên là 1.14570 USD, sau đó giảm xuống 1.14302 USD. Sau khi các báo cáo được phát hành, cặp tiền này bật lên 1.14382 USD nhưng nhanh chóng điều chỉnh về 1.14328 USD – cho thấy phản ứng dè dặt của thị trường trước dữ liệu kém khả quan.

Tính đến thời điểm viết bài, EUR/USD đang giao dịch ở mức 1.14334 USD, giảm 0.10% so với phiên trước.

EUR/USD giảm do dữ liệu yếu của Đức.

Biểu đồ EURUSD – 5 phút – 060625

Triển vọng phía trước: Đàm phán Mỹ-EU và định hướng chính sách ECB

Tâm điểm tiếp theo sẽ là các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu – vốn vừa được khởi động lại. Bất kỳ tiến triển tích cực nào hướng tới một thỏa thuận cũng có thể xoa dịu nỗi lo về nhu cầu hàng hóa khu vực đồng euro và tạo lực đẩy cho EUR/USD.

Song song đó, các phát biểu và định hướng sắp tới từ ECB sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt trong việc định hình kỳ vọng lãi suất và diễn biến ngắn hạn của đồng euro.

fxempire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Chỉ số USD chao đảo: Fed có thể giảm lãi suất ngay tháng 7 sau dữ liệu việc làm và lạm phát yếu kém
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chỉ số USD chao đảo: Fed có thể giảm lãi suất ngay tháng 7 sau dữ liệu việc làm và lạm phát yếu kém

Dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy thị trường lao động Mỹ đang yếu đi rõ rệt, với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp duy trì ở mức cao và tuyển dụng chững lại. Đồng thời, lạm phát sản xuất hạ nhiệt làm dấy lên kỳ vọng Fed có thể chuyển sang lập trường chính sách mềm mỏng hơn, dù khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 7 vẫn còn thấp. Đồng USD phản ứng tiêu cực, chạm đáy thiết lập từ tháng 3/2022.
OpenAI bắt tay với Google: Nước cờ chiến lược phá vỡ thế độc quyền của Microsoft
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

OpenAI bắt tay với Google: Nước cờ chiến lược phá vỡ thế độc quyền của Microsoft

Thỏa thuận điện toán đám mây đột phá giữa OpenAI và Google Cloud Platform (NASDAQ: GOOG) được xem là bước ngoặt chiến lược quan trọng trong cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo. Thỏa thuận này đánh dấu bước đi quyết định nhất của OpenAI trong việc đa dạng hóa hạ tầng điện toán bên cạnh nền tảng Azure của Microsoft (NASDAQ: MSFT). Sự hợp tác giữa hai đối thủ hàng đầu này làm nổi bật vị thế then chốt của năng lực điện toán trong thị trường AI bùng nổ, đồng thời báo hiệu một sự chuyển biến trong cách các công ty AI lớn quản lý sự phụ thuộc vào hạ tầng của mình.
Vàng và dự đoán CPI: Các kịch bản chính cần theo dõi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Vàng và dự đoán CPI: Các kịch bản chính cần theo dõi

Vàng đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng. Dữ liệu CPI tối nay không chỉ là thước đo lạm phát mà còn là chất xúc tác tiềm năng có thể định hình xu hướng giá vàng trong trung hạn. Các nhà đầu tư cần theo dõi sát sao phản ứng của thị trường sau thời điểm công bố để đưa ra quyết định hợp lý.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ