Virus Corona sẽ tạo ra các cú sốc kinh tế nhanh và mạnh, nhưng tác động chỉ ở mức độ tạm thời!

Virus Corona sẽ tạo ra các cú sốc kinh tế nhanh và mạnh, nhưng tác động chỉ ở mức độ tạm thời!

12:44 02/02/2020

Virus Corona, BNP Paribas, SARS

Góc nhìn chuyên sâu: Virus Corona sẽ tạo ra các cú sốc kinh tế nhanh và mạnh, nhưng tác động chỉ ở mức độ tạm thời!

(Tổng hợp báo cáo đánh giá của ngân hàng BNP Paribas - Tung Trinh)

- Đại dịch virus Corona có thể gây ảnh hưởng tới kinh tế nặng nề hơn bất cứ đại dịch nào từng xuất hiện trước đó

- Phản ứng quyết liệt trên diện rộng của chính phủ Trung Quốc có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu của đại dịch.

- Chuỗi giá trị toàn cầu sẽ là môi trường xúc tác làm lây lan nhanh hơn cú shock kinh tế, tại thời điểm kinh tế Trung Quốc và nền sản xuất của thế giới bắt đầu bị tác động đi xuống.

- Tác động kinh tế tiêu cực, tập trung ở giai đoạn đầu đại dịch

Mặc dù ảnh hưởng của virus Corona tới nền kinh tế được đánh giá là tạm thời, mức độ ảnh hưởng của nó sẽ đặc biệt tập trung vào giai đoạn đầu và rất có thể sẽ nghiêm trọng hơn cả đại dịch SARS từng bùng phát giai đoạn 2002-03.

Hiện tại, chúng tôi chưa biết chắc chắn đại dịch sẽ tiếp diễn bao lâu nữa. Rủi ro có vẻ đang lớn dần, với khả năng đột biến của virus vẫn tiềm ẩn do số lượng ca bị nhiễm virus lớn và liên tục tăng cao.

Chúng tôi giả định rằng thời gian kéo dài dịch bệnh này ngắn hơn dịch SARS, do các biện pháp mạnh đã được chính quyền Trung Quốc áp dụng ngay giai đoạn đầu để ngăn ngừa sự lây nhiễm. Dịch SARS xuất hiện lần đầu vào tháng 11/2002 và kéo dài 9 tháng, tuy nhiên con số này chỉ mang tính giả định chủ quan khi áp dụng lên dịch virus Corona hiện nay.

Mặc dù thời gian dịch bệnh kéo dài chưa được dư đoán chính xác, tuy nhiên chúng tôi có thể đưa ra 2 kết luận về ảnh hưởng của virus Corona tới nền kinh tế:

Thứ nhất: Việc Trung Quốc đưa ra các biện pháp ngăn ngừa quyết liệt ngay từ đầu có thể sẽ dẫn tới ảnh hưởng lớn, nhưng mang tính nhất thời, tới nền kinh tế.

Thứ hai: Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đối với thế giới, so với giai đoạn 2003.

Dịch SARS là đại dịch mang tính tương đồng gần nhất và các thông số ảnh hưởng của nó có thể được lấy làm tham chiếu hiệu quả (Hình dưới). Tuy nhiên cần thận trọng khi khai thác các con số này, vì những thay đổi của thế giới kể từ 2003 có thể sẽ khiến tình hình hiện nay trầm trọng hơn, dựa trên những yếu tố dưới đây:

1. Phản ứng của Trung Quốc lần này kịp thời và quyết liệt hơn giai đoạn 2003

Các biện pháp được chính phủ Trung Quốc đưa ra bao gồm hạn chế giao thông ra vào thành phố Vũ Hán, trung tâm của đại dịch; Kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán; Sử dụng big data và đăng ký viễn thông cá nhân để quản lý người đến từ các vùng dịch; Xây thêm bệnh viện và lắp đặt cơ sở vật chất điều trì đặc biệt; Điều động hàng chục nghìn y bác sỹ khắp cả nước tới hỗ trợ các vùng bị dịch.

Người dân cũng đươc truyền thông và cảnh báo về các mối nguy hại từ virus một cách hiệu quả nhờ có mạng xã hội. Việc hạn chế đi lại, đăc biệt trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, được ưu tiên hàng đầu và nhiều người dân tuân thủ.

Các biện phát này có thể sẽ giúp kiểm soát tốt hơn sự lây lan của virus, nhưng cái giá phải trả là tác động tới kinh tế sẽ lớn hơn (chí ít trong giai đoạn đầu).

Sự gián đoạn đối với hoạt động kinh tế Trung Quốc, đăc biệt trong linh vực dịch vụ và sản xuất, sẽ rất nghiêm trọng. Mảng bán lẻ (đa phần là dịch vụ ăn uống), giao thông vận tải và khách sạn chiếm 16% tổng GDP và 29% tổng đầu ra của ngành dịch vụ, có vẻ như đã chịu tác động. Các nhà hàng vắng khách và nhiều doanh nghiệp đang phải tìm cách ngăn chặn virus lây lan tới văn phòng của mình.

Ngành sản xuất cũng chịu thiệt hại do các nhà máy đóng cửa và hệ thống logistic ngưng hoạt động. Mặc dù phải thừa nhận rằng tình trạng này không bao trùm lên toàn ngành, nhưng dù sao điều đó cũng tác động lớn tới GDP Trung Quốc, với thời gian định trệ được ước tính có thể lên tới 1/5 của cả Quý 1.

Tăng trưởng GDP Quý 1 năm 2020 của Trung Quốc có thể tụt xuống dưới 5% cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với con số 6.4% của Quý 1 năm 2019.

2. Kinh tế Trung Quốc và thế giới hiện nay có mối quan hệ khăng khít hơn bao giờ hết

Lượng du khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài đã tăng đáng kể từ năm 2003, chẳng hạn lượng khách tới EU tăng hơn 370%. Điều này có thể tăng khả năng lây lan virus từ trung tâm dịch bệnh và tác động lớn hơn tới kinh tế thế giới. Đơn cử trường hợp Nhật Bản: Lượng khách Trung Quốc tới Nhật từ 2003 đã tăng 21 lần và chiếm 30% tổng số khách du lịch nội địa nưới nay, chúng tôi ước tính việc cấm đi du lịch nước ngoài theo đoàn của Trung Quốc có thể giảm GDP của Nhật xuống 0.1%.

Các quốc gia khác như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, vốn nhận được nhu cầu lớn từ thị trường Trung Quốc, cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do tâm lý lo ngại từ người tiêu dùng, vốn bị ám ảnh bởi những gì xảy ra trong thời kỳ dịch SARS.

3. Chuỗi giá trị toàn cầu là tác nhân khiến gián đoạn nguồn cung nặng nề hơn

Trong tình trạng sản xuất bị gián đoạn và hoạt động giao thông vận tải hạn chế, tác động lên chuỗi giá trị sẽ lớn do nguồn hàng hóa trung gian phục vụ sản xuất bị đình trệ. Chẳng hạn như kế hoạch sản xuất Iphone của tập đoàn Apple sẽ bị trì hoãn do thiếu nguyên vật liệu. Và tác động này sẽ ở quy mô lớn hơn so với thời điểm đại dịch SARS do nguồn hàng hóa giao thương có quy mô hơn rất nhiều. Một ví dụ điển hình là số hàng hóa Châu Âu xuất khẩu để sản xuất ra các sản phẩm hoàn thiện cho thị trường nội địa Trung Quốc đã tăng từ 0.5% GDP khu vực Châu Âu năm 2005 lên 1.6% năm 2015, và hiện nay còn cao hơn nữa.

4. Biến cố xảy ra khi hoạt động sản xuất của cả Trung Quốc và thế giới đang trong tình trạng tiêu cực

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang trong quá trình điều chỉnh mạnh do các yếu tố cấu trúc cũng như căng thẳng trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Trong khi hoạt động của các khu vực khác đang thoát ra khỏi vùng đáy, thì tình hình sản xuất nhìn chung còn yếu. Sự bất ổn thương mại nói chung sẽ gây áp lực lên chi phí tài sản và tình hình sản xuất toàn thế giới

5. Giới hạn trong chính sách ứng phó sự cố bất ngờ tại Trung Quốc và nhiều nơi khác

Như đã đề cập, chính quyền Trung Quốc đã có cách tiếp cận thận trọng hơn khi ứng phó với sự cố thương mại so với thời kỳ 2015-2016. Nhưng những lo ngại về khả năng ổn định tài chính trong trung hạn cũng với sự nghi ngờ gia tăng đối với hiệu quả của một số chính sách đang góp phần làm giảm đi các gói kích thích kinh tế. Những lo ngại này dai dẳng và sẽ phần nào hạn chế các chính sách phản ứng của Trung Quốc. Giới hoạch định chính sách các nước khác thậm chí còn gặp vấn đề lớn hơn, do môi trường lãi suất thấp và các quan lo ngại xung quanh tác động của các chính sách tiền tệ phi truyền thống hiện nay.

Song song với các thiệt hại về kinh tế, vẫn tồn tại những yếu tố giảm trừ: Chẳng hạn giá dầu đã giảm 12% từ đỉnh của năm nay, một phần do nhu cầu về nhiên liệu giảm vì lo ngại dịch bệnh. Giá dầu thấp có thể sẽ kích thích các nền kinh tế tiêu thụ dầu, trong đó có Châu Âu.

Tuy nhiên, nước Mỹ không được hưởng lợi nhiều từ việc này, vì giá dầu thấp tác động tiêu cực lên lĩnh vực sản xuất năng lượng của Mỹ. Và các nước Châu Á mặc dù tiết kiệm được chi phí khi nhập khẩu dầu, lại bị ảnh hưởng từ nhu cầu sụt giảm của thị trường Trung Quốc.

Các biện pháp phản ứng từ chính phủ, bao gồm cả việc gấp rút xây dựng cơ sở vật chất, có thể làm dịu đi sự lây lan của đại dịch, nhưng tác động của nó tới nền kinh tế Trung Quốc thì đã xảy ra.

Mặc dù chúng ta chưa đưa ra ước tính chính về mức độ ảnh hưởng của virus, nhưng các tác động của nó trong ngắn hạn không thể làm ngơ.

Do tính chất ngắn hạn đặc trưng, tại thời điểm này dịch bệnh chưa đủ để thay đổi quan điểm của chúng tôi rằng các hoạt động kinh tế toàn cầu sẽ cải thiện trong năm 2020. Và chắc chắn sau khi sự cố được giải quyết, nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng và không có cú shock nào đối với tăng trưởng dài hạn.

Tuy nhiên tác động sẽ lớn hơn đối với kinh tế trong ngắn hạn: Dịch virus sẽ ảnh hưởng tới sản xuất toàn cầu và có nguy cơ hạ triển vọng tăng trưởng. Dữ liệu kinh tế trong thời gian tới có thể biến động nhiều hơn và nhìn chung sẽ yếu hơn dự kiến.

Ngoài Trung Quốc, quốc gia được nhận định có khoản dự phòng lớn và chi tiêu tài chính gia tăng, các chính sách phản ứng sẽ chỉ được áp dụng triệt để tại các nước khác nếu ảnh hưởng kinh tế của virus Corona mạnh hơn hoặc lâu hơn dự kiến ban đầu.

Như vậy, mặc dù đại dịch này không thay đổi triển vọng về chính sách cơ bản, nhưng nó sẽ là một lý do để các ngân hàng hàng trung ương giữ quan điểm thận trọng. Tác động của Virus Corona theo quan điểm của chúng tôi, sẽ củng cố xu hướng nới lỏng tiền tệ và gây khó khăn cho nỗ lực bình thường hóa chính sách (giảm quy mô bảng cân đối kế toán và tăng lãi suất) của các nhà làm luật trong ngắn hạn.

Cập nhật diễn biến đại dịch Corona đến thời điểm hiện tại:
- Người đàn ông 44 tuổi từ Vũ Hán đã chết ở Phillippine vào thứ Bảy, ghi nhận trường hợp bệnh nhân đầu tiên thiệt mạng ngoài Trung Quốc.
- Philippine và NewZealand là các quốc gia mới nhất hạn chế du lịch 2 chiều tới Trung Quốc.
- Đã có 14.553 trường hợp nhiễm bệnh tại Trung Quốc và 305 người thiệt mạng (theo Bloomberg)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Diễn biến thị trường trong tuần đầu tháng Tư
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Diễn biến thị trường trong tuần đầu tháng Tư

Trong hai ngày đầu tháng Tư, thị trường đã có dấu hiệu tiêu cực nhưng nó không ảnh hưởng quá lớn. Những thay đổi đột ngột của thị trường khiến cho danh mục đầu tư truyền thống trở nên kém hiệu quả. Xu hướng thị trường sau khi đo bằng nhiều chỉ số khác nhau, đã cho thấy sự ổn định của thị trường và tương lai tăng trưởng trong ba năm tới
Cùng Kaiko Research phân tích tâm điểm sự kiện Bitcoin Halving
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cùng Kaiko Research phân tích tâm điểm sự kiện Bitcoin Halving

BTC đã có một khởi đầu không ổn định trong quý mới, đóng cửa tuần trước không thay đổi trước khi tăng lên trên 72 nghìn USD vào đầu ngày thứ Hai. Trong một tin tức khác, giao thức DeFi Ethena đã airdrop token ENA của mình, Ripple đã công bố một stablecoin và Ethereum Foundation đề xuất giảm việc phát hành ETH. Tuần này chúng ta sẽ tìm hiểu: định vị thị trường trước sự kiện Bitcoin halving, Airdrop token ENA của Ethena, sự bùng nổ của thị trường phái sinh và sự vượt trội của Bitcoin nếu xem xét tương quan risk-return.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ