Vị thế bán khống trên thị trường chứng khoán Mỹ vượt 1 nghìn tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 4/2022

Vị thế bán khống trên thị trường chứng khoán Mỹ vượt 1 nghìn tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 4/2022

13:53 22/06/2023

Những nhà đầu cơ giá xuống đang gia tăng vị thế bán khống cổ phiếu Mỹ, bất chấp việc các vị thế này đang lỗ tới 100 tỷ đô.

Tổng vị thế bán khống trên thị trường chứng khoán Mỹ đã vượt 1 nghìn tỷ đô vào tháng này, khi chỉ số S&P 500 mở rộng đà tăng, theo dữ liệu từ S3 Partners LLC. Con số này đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2022 trước khi giảm nhẹ sau nhịp điều chỉnh 3 ngày gần đây của các chỉ số chứng khoán Mỹ.

Những vị thế đầu cơ ngược chiều này cho thấy có nhiều nhà giao dịch nhận định rằng đà tăng gần đây của S&P 500 đang hết động lượng, và họ đang chịu tổn thất nặng nề khi chờ đợi thị trường quay về hướng có lợi cho họ. Theo S3, Các vị thế Short này đang lỗ khoảng 101 tỷ đô.

"Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa đà tăng của thị trường và tâm lý bi quan lớn dần lên theo đà tăng đó" ông Arthur Hogan, chiến lược gia thị trường trưởng tại B. Riley Wealth, cho biết.

Sự gia tăng tâm lý tiêu cực có thể là một nguồn hỗ trợ cho thị trường, ông Hogan nói. Nếu như bên bán khống tiếp tục mắc sai lầm, tới một lúc nào đó họ sẽ phải mua cổ phiếu để có thể đóng vị thế Short, điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy giá cổ phiếu, ông nói.

S&P 500 Broke Multiple Resistances to the Upside in June | Index is overbought but this time momentum looks stronger

Chứng khoán Mỹ đã phục hồi trong năm 2023 nhờ lợi nhuận tốt hơn dự kiến và đà tăng mạnh mẽ của ngành công nghệ, đặc biệt là cơn sốt trí tuệ nhân tạo. Chỉ số S&P 500 đã quay trở lại thị trường giá lên trong tháng này, thách thức những lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế sau chiến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang.

Tuy nhiên, cổ phiếu Mỹ đã giảm giá vào thứ Tư khi Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, cảnh báo rằng sẽ cần tăng lãi suất cao hơn để đối phó với lạm phát.

Phố Wall đang chia rẽ về viễn cảnh cổ phiếu sẽ đi về đâu tiếp theo. Trong khi phe bò có thể vẫn nắm giữ lợi thế sau khởi đầu mạnh mẽ của S&P 500 trong năm nay, phe gấu lại khẳng định rằng cổ phiếu sẽ giảm giá, điển hình là chiến lược gia Scott Chronert của Citigroup.

Các cổ phiếu có vị thế bán khống cao nhất phản ánh quan điểm rằng đà tăng từ cơn sốt trí tuệ nhân tạo sẽ sớm kết thúc. Cổ phiếu của các công ty Tesla, Apple, Microsoft và Nvidia đứng đầu danh sách bị bán khống, các nhà đầu cơ giá xuống liên tục gia tăng vị thế Short ngay cả khi đang lỗ.

Phe Short Tesla đã nâng tổng vị thế lên 26 tỷ đô la trong năm nay và đang chịu lỗ tới hơn 14 tỷ đô la do cổ phiếu công ty này tăng gấp đôi. Nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ từ bỏ vị thế.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ