Vì sao Mỹ khó có thể cắt đứt quan hệ với Trung Quốc?

Vì sao Mỹ khó có thể cắt đứt quan hệ với Trung Quốc?

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

00:32 03/03/2024

Thật khó để vượt qua các cám dỗ về kinh tế

Donald Trump và Joe Biden có thể khắc khẩu nhau trong một số vấn đề, nhưng họ đều nhất trí với nhau khi nói tới quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Họ tin rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang quá phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai. Do đó, các quan chức Mỹ đang đi khắp thế giới ca ngợi lợi ích của “tình bằng hữu", qua việc chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang các thị trường ít rủi ro hơn. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những tiếng nói tích cực và bày tỏ quan ngại trước tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu kém của Trung Quốc, chưa kể đến tình hình chính trị bất ổn tại quốc gia này. Số lượng bình luận trong các buổi báo cáo kết quả kinh doanh đề cập tới việc reshoring - đưa dây chuyền sản xuất về lại chính quốc - đã bùng nổ.

Tuy nhiên, có bao nhiêu bình luận trong số này thực sự nghiêm túc về việc dời nhà máy hay xưởng sản xuất ra khỏi Trung Quốc? Năm ngoái, The Economist đã lập luận rằng rất nhiều giả định về sự tách biệt giữa Mỹ và Trung Quốc trên thực tế chỉ là ảo tưởng. Sâu xa, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn được duy trì ổn định, mặc cho các thủ đoạn mà đôi bên sử dụng để đối phó lẫn nhau. Kể từ bài viết đó, ngày càng có nhiều bằng chứng củng cố cho lập luận ban đầu của The Economist. Nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc sẽ khó có thể tách rời. Thậm chí, một số thay đổi trong chuỗi cung ứng có thể khiến hai quốc gia xích lại gần nhau hơn nữa.

Câu chuyện giữa TikTok và các tấm pin mặt trời

Bức tranh toàn cảnh về thương mại Mỹ-Trung sẽ bao gồm cả thương mại dịch vụ, khi Mỹ sử dụng các ứng dụng Trung Quốc và tận dụng niềm đam mê của khán giả Trung với điện ảnh Mỹ. Nhưng các hoạt động thương mại dịch vụ như thế sẽ rất khó theo dõi, khi các nhà kinh tế đã luôn tập trung vào thương mại hàng hoá - thứ mà các quan chức hải quan có thể đo lường chính xác. Về phần này, các con số biết nói đang nghiêng về cổ vũ cho Biden và Trump. Năm ngoái, Mexico đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nguồn nhập khẩu lớn nhất của Mỹ. Theo số liệu của Mỹ, kể từ năm 2017, tỷ trọng hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm ⅓ xuống còn khoảng 14%. Tỷ trọng sụt giảm một phần do mức thuế cao mà Trump đã áp dụng vào năm 2018, một phần khác phản ánh mối lo ngại leo thang về tham vọng bành trướng của Trung Quốc: Nếu Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan, nhiều chuỗi cung ứng ở châu Á sẽ đình trệ.

Ảnh: The Economist

Tuy nhiên, những con số biết nói không thể kể toàn bộ câu chuyện. Để hiểu hơn về chúng, ta hãy bắt đầu xem lại các mức thuế từ thời của Trump cho tới thời của Biden vẫn được giữ nguyên. Trước khi chúng được áp đặt vào năm 2018, số liệu thống kê của Mỹ cho thấy Mỹ đã nhận được nhiều hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc hơn số liệu thống kê của Trung Quốc. Và hiện tại, tỷ lệ này đã đảo lộn. Trung Quốc báo cáo rằng xuất khẩu của họ sang Mỹ đã tăng 30 tỷ USD trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2023, trong khi Mỹ cho biết nhập khẩu từ Trung Quốc của họ giảm 100 tỷ USD. Nếu dữ liệu của Trung Quốc là chính xác, thì tỷ trọng nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc của Mỹ vẫn giảm, nhưng giảm ít hơn nhiều.

Điều gì tạo ra khoảng cách giữa các con số này? Adam Wolfe từ Absolute Strategy Research - một công ty tư vấn, gợi ý rằng việc chuyển đổi này phản ánh thực tế rằng các nhà nhập khẩu Mỹ có động cơ để báo cáo số lượng nhập khẩu từ Trung Quốc thấp hơn thực tế trong danh mục bị áp thuế. Ông Wolfe ước tính, do đó, Mỹ hiện đã giảm giá nhập khẩu từ Trung Quốc xuống 20-25%. Đồng thời, trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm thuế đối với các bên xuất khẩu, không khuyến khích các doanh nghiệp nội địa tính thiếu hàng hoá xuất khẩu.

Các dữ liệu cho ta hiểu thêm về việc vì sao việc tách rời mối quan hệ giữa hai quốc gia là khó tin trong thời điểm hiện tại. Các bảng input-output do Asian Development Bank công bố cho thấy tỷ lệ hoạt động kinh tế của một quốc gia có thể được truy nguyên từ các quốc gia khác. Khi xem xét 35 ngành công nghiệp, chúng ta thấy rằng năm 2017 khu vực tư nhân Trung Quốc đóng góp trung bình 0.41% input cho các doanh nghiệp Mỹ. Con số này nghe có vẻ ít, nhưng nó vượt qua tỷ lệ 0.38% của Đức và 0.24% của Nhật Bản. Đến năm 2022, thị phần của Trung Quốc đã tăng gấp đôi, lên 1.06%, mức tăng lớn hơn nhiều so với Đức hay Nhật. Thật khó để biết chính xác điều gì phản ánh đằng sau những con số này. Những nỗ lực của Mỹ nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng sạch có thể là một yếu tố khiến việc nhập khẩu thiết bị điện của Trung Quốc trở nên quan trọng hơn hết. Các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ của Mỹ dường như cũng ngày càng phụ thuộc vào tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của Trung Quốc. Dù lý do đằng sau là gì, thì các số liệu này khó có thể thuyết phục chúng ta về khả năng tách rời mối quan hệ Mỹ-Trung được cho là sẽ xảy ra.

Những diễn biến từ phía Trung Quốc cũng cho ta thấy khả năng về việc tách rời. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có ý định từ bỏ vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ngay cả khi đối tác thương mại lớn nhất của họ đang cố gắng cắt đứt vai trò này một cách nửa vời. Vào tháng 12, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương, hội đồng kinh tế xây dựng chương trình nghị sự của Trung Quốc, đã ưu tiên mở rộng thương mại các sản phẩm trung gian (những sản phẩm được sử dụng để sản xuất hàng hoá thành phẩm). Các ngân hàng nhà nước đang chuyển hướng tín dụng từ tài sản sang sản xuất, làm tăng nguy cơ dư thừa hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Và nhiều gã khổng lồ mới của ngành công nghiệp Trung Quốc như Contemporary Amperex Technology, một hãng sản xuất pin; Tập đoàn công nghệ boe, nhà sản xuất màn hình đi-ốt phát sáng hữu cơ; và longi Green Energy Technology, công ty sản xuất linh kiện cho tấm pin mặt trời, có vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ chiến lược này.

Sự dòm ngó từ các quốc gia khác

Quả thực, sự phát triển của các loại doanh nghiệp này đã có tác động. Ước tính kể từ năm 2019, xuất khẩu hàng hoá trung gian toàn cầu của Trung Quốc đã tăng 32%, so với mức tăng của các loại hàng xuất khẩu khác, chẳng hạn như hàng thành phẩm, chỉ là 2%. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia như Ấn Độ và Việt Nam, hai trong số các đối tác thương mại yêu thích của Mỹ. Ngược lại, thương mại của Mỹ với các quốc gia này đang phát triển - từ 4.1% lượng hàng hoá nhập khẩu vào năm 2017 lên 6.4% hiện nay. Kết hợp lại, những xu hướng này ngụ ý rằng hai quốc gia thường hoạt động như một trung tâm đóng gói hàng hoá được sản xuất bằng nguyên liệu đầu vào của Trung Quốc để đến lãnh thổ Mỹ.

Trên khắp thế giới, các thoả thuận tương tự đang xuất hiện. Ví dụ như trường hợp của Ấn Độ, nơi chính phủ đang cố gắng xây dựng cơ sở sản xuất của riêng mình. Sau khi áp dụng trợ cấp, xuất khẩu điện thoại di động đã tăng vọt, cho thấy Ấn Độ đang dần “chiếm chỗ" Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một bài báo gần đây, Rahul Chauhan, Rohit Lamba và Raghuram Rajan, ba nhà kinh tế, chỉ ra rằng việc nhập khẩu các bộ phận điện thoại di động, như pin, màn hình và chất bán dẫn, cũng đã tăng vọt. Ấn Độ dường như là một quốc gia trung gian về điện thoại di dộng hơn là một cường quốc về smartphone.

Ảnh: The Economist

Thương mại của Việt Nam với Mỹ cũng đang bùng nổ. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của nước này vẫn gắn bó sâu sắc với chuỗi cung ứng của Trung Quốc, có nghĩa là phần lớn sự gia tăng có thể đến từ sản phẩm có ít thành phần được sản xuất tại Việt Nam. Trong những trường hợp cực đoan nhất, hàng xuất khẩu của Việt Nam về cơ bản được chuyển hướng từ Trung Quốc, như Bộ Thương mại Mỹ thỉnh thoảng phàn nàn. Mối tương quan giữa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc hiện cao hơn đáng kể so với trước khi thuế quan của Trump được áp dụng. Điều này cho thấy rằng ngành sản xuất phát triển mạnh ở Đông Nam Á ngày càng đóng vai trò là cầu nối, kết nối sản xuất của Trung Quốc với Mỹ.

Ở Mexico, tình hình phức tạp hơn một chút. Các tiêu chuẩn được thiết lập bởi Thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico-Canada yêu cầu “hàm lượng giá trị khu vực” cao hơn, nghĩa là xuất khẩu được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo hoạt động sản xuất được tiến hành ở Bắc Mỹ. Trong một số ngành mà xuất khẩu của Mexico sang Mỹ đang bùng nổ, chẳng hạn như sản xuất ô tô, sự tăng trưởng khó có thể được cho là do sự tách rời, vì Trung Quốc chưa bao giờ xuất khẩu số lượng lớn ô tô và phụ tùng sang Mỹ: năm 2018, nguồn này chỉ là 6% nhập khẩu hàng hóa đó của Mỹ. Tương tự như vậy, nhập khẩu vật tư công nghiệp từ Trung Quốc của Mexico đã tăng mạnh, tăng khoảng 40% kể từ năm 2019. Ngay cả ở sân sau của Mỹ, việc tách rời cũng không nằm trong kế hoạch.

Do đó, bức tranh tổng thể rất rõ ràng: Chuỗi cung ứng của Trung Quốc có thể không rõ nét, nhưng vẫn cực kỳ quan trọng với nền kinh tế Mỹ. Liệu họ có giữ được vai trò then chốt của mình? Ông Trump đã đe dọa mức thuế khổng lồ đối với tất cả các sản phẩm của Trung Quốc nếu ông đắc cử vào tháng 11. Những khoản thuế như vậy có thể khuyến khích một số công ty rời khỏi Trung Quốc vĩnh viễn. Sự hung hăng từ Tập Cận Bình – dù ở Đài Loan hay nơi nào khác – đều có thể có tác động tương tự. Trong nhiều thập kỷ, một số quốc gia hiện đóng vai trò là bước cuối cùng trong dây chuyền sản xuất có thể phát triển năng lực công nghiệp ấn tượng hơn và thách thức vị thế của Trung Quốc.

Trong trường hợp không có những thay đổi đáng kể trong chính sách của Mỹ hoặc Trung Quốc, đừng mong đợi nhiều thay đổi trong thời gian tới. Nhiều quốc gia rất vui mừng được đóng vai trung gian – nhận đầu tư và hàng hóa trung gian của Trung Quốc cũng như xuất khẩu thành phẩm sang Mỹ. Hiệu quả kinh tế, được mang lại bởi quy mô khổng lồ và chuyên môn sản xuất của Trung Quốc, là một động lực mạnh mẽ có lợi cho hiện trạng. Việc tách rời có thể là lời hùng biện mạnh mẽ, nhưng chưa chắc đã mang hàm ý như vậy.

The Economist

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ