Trước thềm phiên họp chính sách RBNZ - Liệu có quá vội vàng khi nâng lãi suất trở lại?

Trước thềm phiên họp chính sách RBNZ - Liệu có quá vội vàng khi nâng lãi suất trở lại?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

18:24 17/08/2021

Liệu có là quá sớm để RBNZ nâng lãi suất điều hành khi rủi ro từ biến chủng delta vẫn đang rình rập?

Liệu rằng RBNZ sẽ tăng lãi suất trong phiên họp sắp tới?
Liệu rằng RBNZ sẽ tăng lãi suất trong phiên họp sắp tới?

Trước thềm phiên họp chính sách của RBNZ, thị trường đang kỳ vọng cơ quan này có thể sẽ điều chỉnh tăng lãi suất qua đêm (Overnight cash rate). Dẫu vậy chúng tôi kỳ vọng chính sách điều hành sẽ được giữ nguyên bởi thắt chặt ngay lúc này có thể sẽ là một sai lầm.

Bên cạnh việc giữ nguyên lãi suất điều hành, RBNZ có thể sẽ điều chỉnh dự báo về các đợt nâng lãi suất trong tương lai, sớm nhất có thể vào tháng 11 sắp tới. Hiện cơ quan này đang dự kiến cho 1 lần tăng lãi suất vào nửa sau năm 2022.

Bên cạnh số liệu tăng trưởng GDP tích cực hơn kỳ vọng, xu hướng tăng vọt của lạm phát và sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường việc làm là những yếu tố chính khiến RBNZ dịch chuyển quan điểm theo hướng thắt chặt trong biên bản cuộc họp sắp tới.

Tuy nhiên, sự thay đổi giọng điệu trên có thể sẽ được kiềm chế bớt bởi lệnh phong tỏa toàn quốc mới được ban bố tại nước này với những tác động khó lường đối với nền kinh tế.

Trong khi thị trường đang đánh giá lại về khả năng tăng lãi suất sắp tới, chúng tôi lại đang nhớ lại những gì đã xảy ra hồi năm 2014 khi một loạt động thái tăng lãi suất bắt đầu được triển khai chỉ một năm sau đó. Thay vì tăng lãi suất qua đêm, một khi tình hình dịch bệnh trở nên rõ ràng hơn chúng tôi cho rằng RBNZ nên xem xét các công cụ chính sách khác nhằm thắt chặt dần môi trường tài chính.

RBNZ dự kiến có thể sẽ nâng lãi suất sớm 

Rủi ro đến từ biến chủng delta

Sự xuất hiện của biến chủng delta có thể sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với RBNZ. Kỳ vọng về khả năng tăng lãi suất của RBNZ dựa trên tình hình phục hồi tích cực của nền kinh tế vừa qua sau khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. Tăng trưởng đạt mức cao hơn kỳ vọng, thị trường lao động phục hồi nhanh chóng và áp lực lạm phát quay trở lại.

Tuy nhiên, sự lây lan của biến chủng delta trên toàn cầu có thể sẽ tác động xấu tới bối cảnh quốc tế trong thời gian tới. Cụ thể, sự bùng phát dịch bệnh tại Úc nhiều khả năng sẽ ngăn cản việc mở lại các hoạt động di chuyển giữa 2 quốc gia cho tới khi quá trình tiêm chủng tại New Zealand đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng.

Sự xuất hiện của một ca nhiễm mới tại Auckland đã khiến tình trạng phong tỏa toàn quốc được kích hoạt trở lại. New Zealand hiện đang đứng trước nguy cơ buộc phải kéo dài tình trạng trên nếu như không nhanh chóng kiểm soát được tình hình.

Chúng tôi cho răng việc thắt chặt chính sách tiền tệ ngay lúc này vẫn là quá sớm. Thậm chí nếu tình hình dịch bệnh hiện tại được kiểm soát, rủi ro về việc các biện pháp kiểm soát tiếp tục được duy trì trong thời gian dài vẫn là rất lớn. Bên cạnh đó, việc dần mở cửa biên giới có thể sẽ khiến nguồn cung lao động gia tăng với tốc độ lớn hơn so với nhu cầu và khiến sự phục hồi của thị trường lao động chậm lại.

Lãi suất đã bắt đầu nhích dần lên

RBNZ đã tạm dừng chương trình mua trái phiếu sau phiên họp chính sách hồi tháng 7. Điều này đã khiến cho lãi suất cho vay sỉ (Wholesale interest rate) tăng dần từ đó tới nay. Xu hướng này cũng lan dần sang lãi suất cho vay thế chấp nhà đất cá nhân với mức tăng khoảng 20-30 điểm trong tháng 7.

Việc RBNZ chấm dứt chương trình mua trái phiếu đã đẩy mặt bằng lãi suất tăng lên

Sức nóng trên thị trường nhà đất tại New Zealand hiện đang là một mối lo ngại bất chấp các biện pháp siết chặt đã bắt đầu được triển khai. Xu hướng tăng lên của lãi suất thế chấp có thể sẽ ủng hộ cho nỗ lực này.

Theo quan điểm của chúng tôi, xu hướng tăng lên của lãi suất cho vay có thể cho phép RBNZ rảnh tay đôi chút để đánh giá lại những rủi ro từ biến thể Delta đối với sự phục hồi của nền kinh tế.

Thay vì nâng lãi suất điều hành, RBNZ vẫn còn các công cụ chính sách khác có thể triển khai nhằm siết chặt dần chính sách tiền tệ ví dụ như thu hẹp chương trình mua tài sản với quy mô lớn (LSAP) hiện tại. Nếu RBNZ muốn tiếp tục nâng lãi suất cho vay lên cao hơn nữa, cơ quan này có thể sẽ cần thực hiện bán trái phiếu ra thị trường. Tuy vậy, lợi suất tăng lên có thể sẽ gây áp lực tăng cho đồng nội tệ và sẽ có tác động tiêu cực tới nền kinh tế. 

Bài học từ quá khứ

Trong quá khứ, RBNZ cũng đã từng phải nâng lãi suất điều hành dưới áp lực gia tăng của lạm phát. Sau phiên họp chính sách vào tháng 12/2013, RBNZ đã dự kiến sẽ tăng lãi suất kể từ năm 2014 trở đi. Sau đó, cơ quan này đã thực hiện 4 lần nâng lãi suất ở mức 0.25% kể từ tháng 3 tới tháng 7/2014.

Bối cảnh hiện tại có một số nét tương đồng với giai đoạn trên với sự bùng nổ của ngành xây dựng và giá cả nhà đất tăng chóng mặt. Tuy vậy, tình hình xuất nhập cư hiện đang có đôi chút khác biệt so với giai đoạn 2014. Ở thời điểm trước, tình trạng nhập cư ròng ở mức cao đã giúp nhu cầu tăng nhanh hơn nguồn cung lao động. Còn ở hiện tại, việc đóng cửa đường biên giới quốc tế đã ngăn cản các dòng người di cư.

Sau khi nâng lãi suất 4 lần trong năm 2014, RBNZ đã phải cắt giảm lãi suất trở lại chỉ khoảng 1 năm sau đó khi dòng người nhập cư khiến cho nguồn cung lao động tăng mạnh hơn dự kiến và làm giảm bớt áp lực từ lạm phát.

Chúng tôi cho rằng điều này có thể sẽ lặp lại một khi các đường biên giới quốc tế của New Zealand được mở trở lại. RBNZ một lần nữa phải đối mặt với rủi ro tăng lãi suất quá sớm bất chấp các dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể không phải là vấn đề quá lớn.

Diễn biến lãi suất điều hành của RBNZ trong quá khứ

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử

Tuần trước, Bitcoin đóng cửa tuần trong sắc đỏ khi những lo ngại về lạm phát đình trệ gia tăng ở Mỹ. Trong một diễn biến khác, Consensys đã kiện SEC, Venezuela đã chọn USDT để thanh toán dầu nhằm tránh các biện pháp trừng phạt và chính quyền Hoa Kỳ đã bắt giữ những người đồng sáng lập một dịch vụ trộn tiền điện tử. Tuần này chúng ta tìm hiểu xung quanh việc thị phần đang giảm của Tether, dòng tiền chảy ra khỏi ETH gia tăng, mô hình giao dịch phái sinh tại APAC và các stablecoin đang được thế chấp với EUR.
Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".

Chip và chất bán dẫn đang được chú ý hơn bao giờ hết trong bối cảnh kỉnh tế hiện này. Hoa Kỳ đã chi hơn một nửa khoản tiền hỗ trợ mở rộng sản xuất chip theo chương trình Chip Act để trở nên linh hoạt hơn với các cú sốc nguồn cung. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ