Trước thềm cuộc họp OPEC+, ai là kẻ ở, ai là người đi?

Trước thềm cuộc họp OPEC+, ai là kẻ ở, ai là người đi?

22:25 07/04/2020

Thị trường dầu mỏ tuần này sẽ đón chờ sự kiện mang tính sống còn khi Ả Rập Saudi, Nga và ông lớn khác trong ngành sản xuất dầu mỏ toàn cầu nhóm họp trong nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của giá dầu. Cuối tuần vừa rồi các quốc gia xuất khẩu dầu đổ lỗi cho nhau dẫn đến cuộc họp trực tuyến phải lùi lại ngày 9/4.

Kể từ đầu tháng 3, khi liên minh OPEC + lâm vào tình trạng lục đục nội bộ, hợp đồng tương lai của dầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 18 năm qua do nguồn cung dư thừa, ngay tại thời điểm nhu cầu toàn thế giới giảm 1/3 do đại dịch COVID-19. Mặc dù hiện nay giá dầu đã hồi phục phần nào, các nhà sản xuất vẫn đang chật vật với việc thiếu cơ sở vật chất và kho bãi dự trữ, cũng như nguy cơ phải đóng cửa các giếng khoan.

Liệu Mỹ có tham gia vào cuộc họp lần này, và liệu cuộc họp có đem lại thỏa thuận như kỳ vọng hay không? Dưới đây là những thông tin cập nhật nhất về tình hình của các bên liên quan trước thêm cuộc họp

Ả Rập Saudi

Sản lượng: 12 triệu thùng/ngày (Tháng 4)

Ả Rập Saudi đang trì hoãn việc công bố bảng giá dầu định kỳ hàng tháng đến cuối tuần này, có vẻ như quốc gia này muốn chờ xem điều gì sẽ xảy ra trong cuộc họp sắp tới trước khi đưa ra quyết định. Aramco, công ty dầu quốc doanh lớn nhất Ả Rập, cho biết họ sẽ tiếp tục cung cấp dầu tràn ngập thị trường ít nhất cho đến tháng 5 vì họ đang cạnh tranh để giành thị phần sau khi liên minh OPEC+ xảy ra bất đồng. Ả Rập đã tăng sản lượng lên hơn 12 triệu thùng mỗi ngày vào ngày đầu tiên của tháng Tư, và sản lượng xuất khẩu cũng tăng theo. Quốc gia này cũng thẳng thắn tuyên bố sẽ không cắt giảm nguồn cung đáng kể sau cuộc họp.

Nga

Sản lượng: 11.29 triệu thùng/ngày (Tháng 3)

Nga sẽ đặt mục tiêu cắt giảm 1 triệu thùng mỗi ngày trong bất kỳ thỏa thuận mới nào với các nhà sản xuất dầu, với điều kiện Mỹ cùng tham gia cắt giảm. Tổng thống Vladimir Putin cho biết việc cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu khoảng 10 triệu thùng mỗi ngày là có thể, và Nga đã sẵn sàng tham gia hợp tác trực tiếp lần này. Nhưng Nga sẽ không đồng ý với mức cắt giảm nhiều hơn 1/10 tổng sản lượng cắt giảm toàn cầu.

Mỹ

Sản lượng: 13 triệu thùng/ngày (cuối tháng 3)

Tổng thống Donald Trump đã gửi thông điệp mạnh mẽ tới thị trường dầu vào tuần trước sau khi đăng lên Twitter rằng ông đã dàn xếp được một thỏa thuận với Ả Rập Saudi và Nga để cắt giảm sản lượng từ 10 triệu đến 15 triệu thùng, khiến giá dầu ngày lập tức tăng vọt. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng cho thấy Mỹ sẵn sàng tham gia vào thỏa thuận cắt giảm lần này. Thay vào đó, tổng thống Trump đe dọa sẽ đánh thuế nhập khẩu cao nếu giá dầu vẫn ở gần mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ. Tuy nhiên, ông cũng nói rõ rằng ông hy vọng các đồng minh cũ sẽ đạt được thỏa thuận giảm sản lượng.

Brazil

Sản lượng: 3.06 triệu thùng/ngày (Tháng 2)

Petroleo Brasileiro SA đang dẫn đầu trong số các công ty dầu mỏ nỗ lực cắt giảm chi phí và thực sự hạn chế sản xuất để đối phó với sự sụp đổ giá dầu. Công ty có trụ sở tại Rio de Janeiro sẽ cắt giảm sản lượng dầu 100,000 thùng mỗi ngày và sẽ giảm thiểu chi phí khai thác ở vùng nước nông tại các dự án mà họ đang triển khai, theo một tuyên bố hồi tháng trước. Ngoài ra, các ông lớn khác bao gồm Chevron Corp và Royal Dutch Shell Plc cũng đã thực hiện cắt giảm chi phí để củng cố tình hình tài chính, tất cả những gì họ đang làm là nỗ lực hạn chế việc đóng cửa các nhà máy.

Na Uy

Sản lượng: 2,07 triệu thùng một ngày (Tháng 2)

Na Uy, quốc gia sản xuất dầu lớn nhất khu vực Tây Âu, cho biết họ sẽ xem xét cắt giảm sản lượng nếu có một thỏa thuận mang tính quốc tế về hạn chế nguồn cung. Quốc gia Bắc Âu, nơi sản xuất dầu dự kiến ​​sẽ tăng trong vài năm tới, đã không còn là một thành viên thường trực trong những cuộc họp cắt giảm sản lượng toàn dầu cầu từ năm 2002. Na Uy sản xuất ít hơn 2% nguồn cung toàn cầu.

Canada

Sản lượng: 5.78 triệu thùng mỗi ngày (Tháng 2)

Bộ trưởng Năng lượng Canada,  bà Sonya Savage sẽ tham gia cuộc họp của OPEC + nhằm giải quyết cuộc chiến giá dầu toàn cầu, và sẽ tiếp nhận góp ý từ các tỉnh và bang “trên quan điểm cởi mở”, Jason Kenney, tỉnh trưởng của Alberta, một trong những vùng sản xuất dầu trọng điểm của Canada cho biết vào hôm thứ Sáu. “Chúng tôi không có khả năng tác động nhiều đến giá dầu, do đặc thù là khu vực sản xuất dầu sâu trong đất liền”, ông nói. “Tuy nhiên, chúng tôi sẵn sàng đóng góp nếu các quốc gia thực sự đang cần giải pháp để ngăn chặn tình trạng điên rồ này”

Iraq

Sản lượng: 4.62 triệu thùng/ngày (Tháng 3)

Iraq, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai OPEC, lạc quan cho rằng cuộc họp lần này sẽ đạt được thỏa thuận mới về sản lượng. Tất cả các nhà sản xuất đều đang trên cùng một chiếc thuyền và phải hợp tác để đạt được các mục tiêu chung của họ, Bộ trưởng bộ dầu mỏ của Iraq, ông Thamir Ghadhban cho biết.

U.A.E

Sản lượng: 3 triệu thùng/ngày (Tháng 2)

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC cũng tăng sản lượng dầu sau động thái của Ả Rập Xê Út. Công ty Dầu Quốc gia Abu Dhabi đang bơm vào thị trường hơn 4 triệu thùng mỗi ngày vào Tư, tăng từ 3.56 triệu thùng mỗi ngày trong tháng trước đó, một nguồn tin thân cận cho hay. Quốc gia này cũng cho rằng cuộc họp lần này là cần thiết nhằm ổn định thị trường dầu.

Kuwait

Sản lượng: 2.67 triệu thùng/ngày (Tháng 3)

Giống như Aramco, Tập đoàn Dầu khí Kuwait (KPC) sẽ trì hoãn việc công bố giá bán chính thức cho dầu thô tháng 5 đến sau ngày 19/4, với lý do chờ chứng kiến tác động của cuộc họp OPEC + trên thị trường dầu mỏ. Sản lượng dầu của nước này đã tăng lên 3.15 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 4, truyền thông quốc gia Kuwait dẫn lời ông Hashem al Hashem, phó chủ tịch tập đoàn KCP.

Nigeria

Sản lượng:1.93 triệu thùng/ngày (tháng 3)

Sau hơn một thập kỷ lao vào cuộc chiến tranh giành thị phần, đưa ra các mức giá hấp dẫn và thấp hơn cả giá dầu tiêu chuẩn của thế giới, nhà sản xuất dầu thô lớn nhất châu Phi cho biết họ đã sẵn sàng đóng góp vào việc giúp ổn định thị trường dầu mỏ toàn cầu. Nigeria đang chuẩn bị tham gia với phần còn lại của thế giới trong việc cắt giảm sản lượng cần thiết để ổn định thị trường dầu thô và ngăn chặn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ông Tim Timipre Sylva, bộ trưởng bộ tài nguyên dầu mỏ, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ