Trump và Tập Cận Bình hạ nhiệt cuộc chiến thương mại vô nghĩa

Trump và Tập Cận Bình hạ nhiệt cuộc chiến thương mại vô nghĩa

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

10:18 13/05/2025

Thuế quan cấm đoán làm mất hàng triệu việc làm ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương. Thỏa thuận đình chiến 90 ngày là một khởi đầu tốt.

Mỹ và Trung Quốc đang tuyên bố đình chiến 90 ngày trong cuộc chiến thương mại của họ, tạm thời hạ mức thuế quan áp đặt lên nhau từ các mức cực kỳ cao.

Việc hạ nhiệt đột ngột này vượt xa kỳ vọng của thị trường, khiến các nhà đầu tư đổ xô quay lại cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông và New York. Thuế của Mỹ đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giảm xuống 30% từ mức 145%, trong khi thuế 125% của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ sẽ giảm xuống 10%. Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết vào thứ Hai sau cuộc đàm phán cuối tuần tại Geneva: “Không bên nào muốn ngừng hợp tác làm ăn”.

Đây là một sự giải tỏa lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và hàng triệu công nhân ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy dù có phòng cách lãnh đạo quyết liệt, Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Tập Cận Bình vẫn không thiếu sự tỉnh táo. Với các mức thuế cấm đoán về cơ bản sẽ dẫn đến lệnh cấm vận hoàn toàn, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bị tổn thương.

Tại Trung Quốc, trong khi người dân ủng hộ lập trường cứng rắn của ông Tập là “chiến đấu đến cùng” về thương mại, nhiều người thực sự lo ngại về sinh kế trong một nền kinh tế vốn đã suy yếu. Chẳng hạn, hàng may mặc là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ ba của Mỹ từ Trung Quốc, sau thiết bị liên lạc và thiết bị điện tử. Ngành này lại là ngành thâm dụng lao động. Khoảng 16 triệu việc làm có thể gặp rủi ro do thuế quan của ông Trump, theo ước tính của Goldman Sachs Group Inc.

Làm thế nào để hỗ trợ những người có thể bị mất việc đang trở thành một vấn đề lớn về tài chính và xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp của chính phủ chi trả cho khoảng 244 triệu người. Trong quý đầu tiên — ngay cả trước khi ông Trump châm ngòi cho cuộc chiến thương mại thứ hai của mình — khoản trợ cấp cho người thất nghiệp đã tăng vọt 22.4% lên 46.5 tỷ nhân dân tệ (6.4 tỷ USD). Dấu hiệu của những rắc rối sắp tới là chỉ số PMI tháng 4 về đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm.

Việc chuyển đổi những công nhân sản xuất tay nghề thấp này sang lĩnh vực dịch vụ sẽ không dễ dàng. Một số công việc phổ biến đã trở nên quá tải. Năm ngoái, số lượng tài xế gọi xe đã tăng 27% lên 38 triệu người, trong khi thu nhập của họ lại giảm. Nói cách khác, toàn bộ tầng lớp lao động cổ xanh gồm 425 triệu người của Trung Quốc sẽ cảm nhận được sức nóng bất kể công việc của họ có trực tiếp chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại hay không.

Tương lai cho nhiều công nhân Mỹ cũng có vẻ ảm đạm. Trái lại với hình ảnh tổng thống tự hào về việc tạo ra hàng triệu việc làm, ông Trump đang dần hủy hoại thị trường lao động bằng cách tối đa hóa thuế quan. Tại Mỹ, các doanh nghiệp nhỏ chiếm gần 80% số lượng việc làm trống. Không giống như các tập đoàn lớn như Apple Inc., họ có ít đòn bẩy hoạt động hơn, thường phụ thuộc vào một vài nhà cung cấp ở nước ngoài. Đối với họ, việc chuyển sản xuất sang các quốc gia khác như Ấn Độ là một thử thách bất khả thi. Do đó, nếu mức thuế 145% của ông Trump kéo dài, họ sẽ phải sa thải công nhân.

Tất nhiên, không có gì đảm bảo rằng giai đoạn đình chiến 90 ngày này sẽ kéo dài. Ông Trump thất thường có thể thay đổi giọng điệu bất cứ lúc nào, để thể hiện hình ảnh cực kỳ cứng rắn với Trung Quốc mà ông đã xây dựng trong chiến dịch tranh cử. Trong khi đó, một ông Tập bướng bỉnh có thể giữ vững lập trường, sau khi đã thề “không bao giờ quỳ gối”.

Nhưng thực tế là đã có một thỏa thuận quy mô như vậy chỉ sau một cuối tuần đàm phán trực tiếp cho thấy cả hai bên đều muốn có lối thoát. Ông Trump dường như chú ý đến các cuộc thăm dò ý kiến tiêu cực của công chúng, mặc dù ông gọi chúng là tin giả. Và ông Tập có lẽ không muốn nhắc nhở người dân về lần cuối cùng ông không chịu nhượng bộ: Hậu quả là những đợt phong tỏa cứng rắng trên các thành phố của Trung Quốc bất chấp sự phản đối của công chúng đối với chính sách Zero-Covid phi khoa học của chính phủ.

Giai đoạn đình chiến 90 ngày này là một khởi đầu tốt.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD giảm do rủi ro thuế quan gia tăng khi Trump nhắm vào Nhật Bản; đồng CHF tăng mạnh
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD giảm do rủi ro thuế quan gia tăng khi Trump nhắm vào Nhật Bản; đồng CHF tăng mạnh

Đồng USD tiếp tục chịu áp lực và giảm xuống mức thấp mới so với đồng Euro và CHF trong phiên qua đêm, khi thị trường ngày càng lo ngại về chính sách thương mại của Mỹ trước thời hạn ngày 9 tháng 7. Dù chứng khoán Mỹ vẫn giữ vững đà tăng với các chỉ số S&P 500 và NASDAQ thiết lập mức cao kỷ lục, thị trường tiền tệ lại phản ánh tâm lý thận trọng, khi dòng vốn trú ẩn đổ vào CHF và JPY.
Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?

Thị trường toàn cầu đang bước vào giai đoạn đếm ngược tới hạn chót ngày 8 và 9/7 do chính quyền Trump đặt ra. Đến thời điểm đó, các quốc gia phải hoàn tất các thỏa thuận thương mại với Mỹ — nếu không, mức thuế quan sẽ tăng vọt. Kết quả có thể mang lại sự nhẹ nhõm cho nhà đầu tư, hoặc thổi bùng lại nỗi lo về một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Tổng kết thị trường phiên Bắc Mỹ: Tháng 6 đầy biến động nhưng lại có cái kết viên mãn
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tổng kết thị trường phiên Bắc Mỹ: Tháng 6 đầy biến động nhưng lại có cái kết viên mãn

Dòng vốn điều chỉnh danh mục vào cuối tháng đã ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến phiên giao dịch hôm nay, dẫn đến việc đồng USD tiếp tục suy yếu. Dù thị trường chứng khoán kết thúc tháng với sắc xanh, sự biến động mạnh đã xuất hiện vào cuối phiên khi các nhà đầu tư lớn tận dụng tính thanh khoản cao xung quanh các mức giá chốt tháng để cân bằng lại danh mục.
USD mất ngôi vương? Greenback ghi nhận nửa đầu năm tệ nhất kể từ năm 1973 khi thị trường định giá lại nước Mỹ

USD mất ngôi vương? Greenback ghi nhận nửa đầu năm tệ nhất kể từ năm 1973 khi thị trường định giá lại nước Mỹ

Tất cả chúng ta đều đã đoán trước được điều này – có thể không phải là tốc độ, nhưng chắc chắn là xu hướng. Đồng Đô la Mỹ vừa khép lại nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ thời điểm cú sốc Nixon, mất hơn 10% giá trị kể từ đầu năm. Điều khởi đầu như một sự điều chỉnh nhẹ dần biến thành một cuộc tái định giá toàn diện về uy tín kinh tế vĩ mô của nước Mỹ, khi đồng bạc xanh rơi khỏi vị thế vốn được xem là không thể lay chuyển nhanh đến chóng cả mặt.
Giải thích về đợt tăng gía: Thu nhập, lãi suất và dòng tiền nhà đầu tư

Giải thích về đợt tăng gía: Thu nhập, lãi suất và dòng tiền nhà đầu tư

Hợp đồng tương lai E-mini Nasdaq 100 đã thiết lập mức đỉnh lịch sử mới tại 22,901.50 vào thứ Sáu và hiện vẫn đang giao dịch gần mức cao này. Trong khi đó, hợp đồng tương lai E-mini S&P 500 đang tiệm cận mức đỉnh lịch sử, còn hợp đồng tương lai Russell 2000 vẫn tụt hậu, ghi nhận mức giảm 3.73% tính từ đầu năm (YTD).
Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ

Thị trường ngoại hối khởi đầu tuần mới với biến động thấp và thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều, song những diễn biến chính trị vẫn đang chi phối một số đồng tiền thuộc nhóm G10. Đồng USD hiện là đồng tiền yếu nhất, trong khi đồng CAD dù phục hồi nhẹ sau mức đáy cuối tuần vẫn chịu áp lực. Đồng JPY dẫn đầu nhờ dòng tiền trú ẩn, trong khi đồng NZD và AUD ghi nhận mức tăng nhẹ.
Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đà tăng mạnh vào thứ Sáu, ngày 27/6, bất chấp những lo ngại tái xuất hiện về nguy cơ đình lạm. Chỉ số lạm phát PCE lõi trong tháng 5 tăng lên 2.7% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức 2.6% của tháng 4 và dự báo thị trường), trong khi chi tiêu cá nhân giảm -0.1% so với tháng trước — mức giảm đầu tiên kể từ tháng 1, phản ánh ảnh hưởng của thuế quan và sự bất định kinh tế tới nhu cầu tiêu dùng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ