Triển vọng EUR/USD: Có tiềm năng lên mức 1.1495 khi RSI trong ngưỡng quá mua.

Triển vọng EUR/USD: Có tiềm năng lên mức 1.1495 khi RSI trong ngưỡng quá mua.

16:40 10/06/2020

EUR/USD đã tăng 1.0% so với mức giá đầu năm sau khi có một chuỗi tăng dài nhất trong năm 2020, và tỷ giá này có thể chạm tới mức cao trong tháng Ba (1.1495) khi chỉ số RSI vẫn đang ở trong ngưỡng quá mua.

Sự điều chỉnh gần đây (pullback) của EUR/USD khá ngắn ngủi, với việc tỷ giá tiếp tục được giao dịch tại mức cao theo tháng 1.1384 khi ngân hàng Trung ương châu Âu ECB giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6.

Dường như ECB sẽ dựa vào bảng cân đối kế toán để hỗ trợ liên minh châu Âu khi ngân hàng trung ương đã mở rộng chương trình mua tài sản khẩn cấp (PEPP) thêm 600 tỷ EUR lên mức 1,350 tỷ EUR, với thời hạn của gói hỗ trợ này ít nhất là kéo dài tới cuối tháng 6 năm 2021 khi “hội đồng quản trị của ECB cam kết thực hiện mọi thứ cần thiết trong nhiệm vụ của mình để hỗ trợ tất cả công dân châu Âu trong thời gian khó khăn này.”

Vẫn còn phải xem xét liệu ECB có sẽ duy trì cách tiếp cận chủ động trong việc chống lại cú shock với Covid–19 hay không khi ngân hàng trung ương cảnh báo rằng "những dấu hiệu hồi phục gần đây vẫn còn quá nhẹ nhàng so với tốc độ giảm mạnh của các chỉ số kinh tế 2 tháng trước đó”, và hội đồng quản trị ECB có thể tạo áp lực đối với các cơ quan tài khóa, buộc họ hành động như những gì chủ tịch Lagarde nói: “Ngân sách EU có thể đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực cần thiết và sử dụng chúng một cách hiệu quả.”

Đổi lại, ECB có thể thay đổi sang cách tiếp cận “chờ đợi và quan sát” sau khi mở rộng phạm vi của gói PEPP, chủ tịch Lagarde và hội đồng có thông qua định hướng chính sách ít “dovish” hơn vào cuộc họp tiếp theo vào 16/07, nhất là khi ECB nhấn mạnh “các biện pháp liên quan hỗ trợ giai đoạn khủng hoảng chỉ là tạm thời, theo mục tiêu cụ thể và phân bổ hợp lý.”

Như đã nói ở trên, việc ECB không sẵn sàng hạ lãi suất sẽ giữ tỷ giá EUR/USD tiếp tục biến động tăng và tỷ giá có thể kiểm tra mức đỉnh thiết lập vào tháng Ba (1.1495) khi chỉ báo RSI tăng lên ngưỡng quá mua.

  • Vùng giá mở cửa trong đồ thị tháng từng là một yếu tố quan trọng cho cặp EUR/USD trong quý IV 2019 khi tỷ giá này chạm mức thấp vào 01/10, và mức cao được hình thành vào tuần đầu tiên của tháng 11, trong khi đó mức thấp tháng 12 được hình thành từ ngày đầu tiên của tháng.
  • Vùng giá mở cửa năm 2020 cũng cho thấy một kịch bản tương tự khi EUR/USD đánh dấu mức cao vào ngày 02/01, và 01/02
  • Tuy nhiên vùng mở cửa trong tháng Ba ít có sự liên quan hơn trong bối cảnh biến động tỷ giá quá mạnh, với sự thoái lui (pullback) từ mức cao nhất năm 1.1495 phá vỡ mức thấp nhất tháng 2 (1.0778) để tiến tới mức thấp nhất năm 2020 (1.0636)
  • Tuy nhiên EUR/USD có thể kiểm tra mức cao nhất tháng Ba (1.1495) sau khi vượt ra khỏi vùng giá tháng Tư, khi chỉ số RSI nằm trong vùng quá mua

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ