“Sản lượng khổng lồ” – hay nên gọi là “siêu cường điệu”? Có vẻ như các nguồn tin giấu tên từ OPEC+ ngày càng sử dụng những cụm từ giật gân để thu hút sự chú ý của thị trường, nhất là khi nhiều thông tin kiểu này từng được tung ra rồi nhanh chóng bị bác bỏ.
Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết không hợp lý để chính phủ tăng cường bán chứng khoán dài hạn với mức lợi suất hiện tại, tuy nhiên ông hy vọng lợi suất ở các kỳ hạn sẽ giảm khi lạm phát chậm lại.
Cổ phiếu châu Á tăng nhẹ trong khi cổ phiếu Nhật Bản giảm do lo ngại về việc đàm phán thuế quan với Tổng thống Donald Trump, với chỉ hơn một tuần nữa là đến hạn chót áp dụng mức thuế cao hơn.
Đài Loan cho biết họ đã đạt được 'tiến triển mang tính xây dựng' trong vòng đàm phán thương mại thứ hai với Mỹ, nhằm tránh các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp đặt.
Các công ty vận tải biển và logistics cảnh báo rằng chính sách thuế thất thường của Donald Trump kết hợp với mực nước sông xuống thấp đang gây ra tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng tồi tệ nhất châu Âu kể từ đại dịch Covid-19.
Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.