Thoả thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ không đủ để đẩy lùi cú shock về nhu cầu tiêu thụ dầu!

Thoả thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ không đủ để đẩy lùi cú shock về nhu cầu tiêu thụ dầu!

12:11 13/04/2020

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu lớn nhất trong lịch sử không làm thay đổi mối nguy cơ hiện hữu trong ngắn hạn đối với nhiều khu vực trên thị trường.

Sau bốn ngày đàm phán đầy kịch tính, OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày bắt đầu từ 1/5, và các thành viên nhóm G20 có thể cũng đồng ý giảm thêm 5 triệu thùng/ngày sau đó. Thỏa thuận này là lớn chưa từng có về quy mô, nhưng có vẻ vẫn mờ nhạt so với sự tàn phá về nhu cầu tiêu thụ do virus Corona gây nên - ước tính theo Bloomberg có thể lên tới 35 triệu thùng/ngày - do các chính sách cô lập, phong toả của chính phủ các nước nhằm làm chậm sự lây lan của Covid-19.

Ở góc độ tích cực, thỏa thuận này làm giảm tình trạng dư cung, kéo giãn dung lượng lưu trữ có sẵn cho đến khi có đủ nhu cầu trở lại để cân bằng thị trường. Nhưng điều đó giả định rằng sự phục hồi kinh tế là tương đối nhanh chóng, và kịch bản này chưa chắc đã diễn ra.

Bên cạnh đó, thoả thuận OPEC+ chỉ nhấn mạnh vào việc cân đối cung-cầu ở quy mô toàn cầu nói chung - tuy nhiên ở nhiều nơi trên thế giới, các không gian và kho lưu trữ dầu đã được lấp đầy, đòi hỏi các giếng khoan phải đóng cửa và thậm chí đẩy mức giá nội địa về rất thấp. Việc cắt giảm sản lượng bắt đầu sau ba tuần nữa sẽ không giúp ích cho các tình huống này!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ