Thị trường chứng khoán hôm nay đã phục hồi ấn tượng, nhưng chớ vội mừng

Thị trường chứng khoán hôm nay đã phục hồi ấn tượng, nhưng chớ vội mừng

22:45 10/03/2020

Bất kể bị bán tháo vì nguyên nhân gì, thị trường chứng khoán luôn tăng trở lại trong ngày tiếp theo. Nhưng liệu sự phục hồi đó có giữ được tính bền vững hay không lại là một câu chuyện khác.

Kể từ năm 1987, S&P500 đã trải qua sáu lần giảm nhiều hơn 7% trong một phiên giao dịch, chủ yếu trong hai đợt khủng hoảng năm 1987 và 2008. Và năm lần trong số đó, chỉ số chứng khoán này đã phục hồi trở lại ngay ngày hôm sau, với mức tăng trung bình 3.4%.

Thống kê xác suất phục hồi của S&P500 sau những phiên giảm trên 7%


Nếu chúng ta lùi lịch sử về lâu hơn một chút, mọi thứ vẫn diễn ra tương tự. Kể từ năm 1929, đã có 22 phiên giao dịch chứng kiến S&P giảm hơn 7%, và khoảng 80% trong số các trường hợp đó, nhà đầu tư sẽ chứng kiến thị trường quay đầu tăng lại vào hôm sau, với mức tăng trung bình 2.9%.
Tuy nhiên, nếu tính trong vòng năm ngày kế tiếp [sau ngày giảm mạnh], chỉ 62% trường hợp S&P500 ghi nhận tăng giá.

Nguyên nhân sâu xa của phản ứng này, đó là trong một thị trường có độ biến động lớn, các vị thế bán ròng cũng khó có thể duy trì sau khi tài sản đã bị bán tháo. Và động thái đóng vị thế bán ròng có thể tạo ra sự phục hồi mạnh mẽ, bất kể có tin tức tích cực hay không. Vì vậy, cho dù trong phiên New York hôm nay thị trường nhận được báo cáo rằng chính quyền tổng thống Trump chưa sẵn sàng thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, thì việc các tài sản đang ở mức giá hấp dẫn, cùng với kỳ vọng về những bước đi của chính phủ các nước để hạn chế thiệt hại kinh tế từ dịch bệnh, cũng đủ để giúp thị trường không biến thành chuyến tàu [giảm] một chiều.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?

Giới trader FX toàn cầu đang trong tâm thế "ngồi trên thảm lửa" theo dõi những động thái của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng Yên. Kỳ nghỉ lễ dài sắp tới tại London và Tokyo càng khiến họ không dám sơ suất, bởi đây có thể là thời điểm chính quyền Nhật Bản tận dụng để can thiệp thị trường, vực dậy đồng Yên đang "mong manh" của mình.
"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ